penhox_codon

New Member
Download Đề tài Sự cần thiết thực hiện đa dạng hoá nguồn đầu tư phát triển Giáo dục- Đào tạo trong điều kiện hiện nay

Download miễn phí Đề tài Sự cần thiết thực hiện đa dạng hoá nguồn đầu tư phát triển Giáo dục- Đào tạo trong điều kiện hiện nay





Nhằm tăng cường cơ sở tài chính của giáo dục và đào tạo, Chính phủ đã cho phép thực hiện việc thu học phí (trừ giáo dục tiểu học). Cùng với việc thu học phí, các trường đại học và chuyên nghiệp còn được phép thu thêm một số khoản thu khác như: lệ phí thi (thi vào trường, thi chyển giai đoạn), lệ phí về nhà ở và các dịch vụ khác. Việc tiến hành thu và tăng học phí đối với giáo dục- đào tạo những năm qua là bước tiến đáng kể không chỉ về tăng nguồn tài chính cho giáo dục và đào tạo mà còn khắc phục tâm lý ỷ lại hoàn toàn vào Nhà nước.
Nhìn chung, quy định về mức thu học phí của các tỉnh và thành phố đều thực hiện theo quy định tại Quyết định số 70/1998/ QĐ- TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Cụ thể, mức đóng học phí 1 tháng ở các trường qua khảo sát về tình hình thu học phí do Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành ở một số tỉnh, thành phố và một số cơ sở đào tạo trong nước vào tháng 3/2000 được phản ánh qua các biểu 3 & 4 (phụ lục).
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ên, Việt Nam vẫn còn là một nước nông nghiệp, nguồn thu ngân sách nhà nước nhỏ, vốn đầu tư của xã hội cho giáo dục trong những năm qua còn thấp, chưa tương xứng với nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế. Công tác Giáo dục- Đào tạo còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể:
Tỷ lệ nhập học ở các vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bằng sông Mê Kông, vùng có điều kiện kinh tê- xã hội khó khăn còn thấp so với các vùng khác trong toàn quốc. Theo điều tra dân số, năm 1999 trong tổng số 16,5 triệu trẻ em ở độ tuổi 6- 14 tuổi thì có đến 1,1 triệu trẻ em chưa bao giờ đến trường. Trong số trẻ em không đến trường có 87% sống ở vùng nông thôn và 50% trong số đó là vùng dân tộc ít người, khu vực cùng kiệt nhất trong xã hội.
Tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên, trang thiết bị cùng kiệt nàn, ở một số vùng trẻ em phải đi học xa đã hạn chế nhiệt tình đi học của trẻ, đó là chưa kể việc cho trẻ em đi học thì một số gia đình cùng kiệt mất đi nguồn lao động trong việc chăm sóc gia đình và tạo ra thu nhập.
Trong cơ cấu chi ngân sách cho hệ thống giáo dục hiện nay có điều mâu thuẫn là mặc dù tiền lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho giáo viên đã chiếm tới 70%, cá biệt có trường hợp chiếm tới 90%, phần còn lại để mua sắm trang thiết bị dạy học và xây dựng trường, lớp nhưng lương giáo viên vẫn không đủ cho chi phí sinh hoạt nên đã dẫn đến tình trạng ở một số nơi giáo viên phải làm thêm nghề phụ để đủ sống, thậm chí một số giáo viên đã phải chuyển nghề sang lĩnh vực khác có thu nhập cao hơn. Những điều này đã gây ra những tác động tiêu cực đối với chất lượng giảng dạy và gây lãng phí nguồn chất xám trong khi tình trạng thiếu giáo viên nghiêm trọng lại đang diễn ra ở nhiều nơi.
Cơ sở vật chất các trường hiện nay nhìn chung còn thiếu, nhiều nơi đặc biệt là những vùng khó khăn, tình trạng trường không ra trường, lớp không ra lớp còn phổ biến, tình trạng thiếu lớp phải học ba ca, cá biệt có những nơi phải học đến bốn ca vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Thiết bị giảng dạy còn quá cùng kiệt nàn, lạc hậu.
Trong khi đó, đất nước đang trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới, cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt đã và đang đặt ra những thử thách mới rất quan trọng đối với hệ thống giáo dục và đào tạo nước ta. Nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo hiện nay là đáp ứng được những nhu cầu mới nảy sinh của kinh tế thị trường, mở rộng và hiện đại hoá hệ thống Giáo dục và Đào tạo nhằm thực hiện những mục tiêu: đạt được phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010, tăng số sinh viên đại học lên 65% từ năm 1994 tới năm 2004...
Tuy nhiên, để phát triển hệ thống Giáo dục và Đào tạo thì cũng đồng nghĩa với việc phải tăng ngân sách Nhà nước dành cho ngành này. Một câu hỏi đặt ra là: Liệu ngân sách Nhà nước có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của Giáo dục- Đào tạo không?
Theo dự kiến, nhu cầu kinh phí cho cả 2 mục tiêu tăng quy mô và nâng cao chất lượng Giáo dục- Đào tạo (tính theo giá cố định năm 1996) là 40.010 tỷ đồng vào năm 2005, 75.770 tỷ đồng vào năm 2010 và 218.520 tỷ đồng vào năm 2020 trong khi dự tính khả năng NSNN cho Giáo dục- Đào taọ (theo giá cố định năm 1996) năm 2005 chỉ đạt 27.450 tỷ đồng, năm 2010 đạt 46.440 tỷ đồng và năm 2020 đạt 122.260 tỷ đồng (Những vấn đề chiến lược phát triển Giáo dục- Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Trang 61). Điều này cũng có nghĩa là muốn phát triển Giáo dục- Đào tạo thì không thể chỉ dựa vào nỗ lực của riêng Nhà nước mà còn đòi hỏi sự đóng góp chung của toàn dân, từ đó đã đặt ra một yêu cầu cấp bách hiện nay là phải thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo.
3. Những chính sách của Nhà nước đối với đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo – Xã hội hoá giáo dục:
Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng ta đã được thể hiện trong văn kiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng (khoá VII), Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng khoá IX.
Quán triệt chủ trương của Đảng nhằm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, ngày 21/8/1997 Chính Phủ đã có Nghị quyết số 90/CP về “Phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động xã hội hoá giáo dục, y tế, văn hoá”.
Để cụ thể hoá các nội dung của Nghị quyết 90/CP, ngày 19/8/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ- CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. Nghị định 73 đã quy định cụ thể chính sách khuyến khích các cơ sở ngoài công lập trên các mặt: cơ sở vật chất, đất đai, thuế, phí, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm xã hội, khen thưởng, phong tặng danh hiệu. Nghị định còn quy định cụ thể về quản lý tài chính và quản lý nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập.
Nhằm triển khai các Nghị quyết , Nghị định, Quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện xã hội hoá giáo dục như:
Thông tư của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 73 về chế độ tài chính khuyến khích đối với các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao”.
Thông tư Liên tịch của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về “Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo”.
- ….
Các tỉnh và thành phố trực thuộc TW đều đã có văn bản hướng dẫn nhằm triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ và các Quyết định, Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành về xã hội hoá giáo dục.
Tình hình thực hiện
xã hội hoá giáo dục trong thời gian qua
Những mặt làm được:
Sau một số năm thực hiện xã hội hoá, chúng ta đã thu được một số kết quả nhất định.
1.1. Thu hút đa dạng các nguồn vốn đầu tư phát triển Giáo dục- Đào tạo:
Hiện nay chưa thể tính chính xác được tất cả cả nguồn thu hay các khoản kinh đóng góp của gia đình và học sinh cho việc học tập, song có thể ước tính các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước chiếm khoảng 25- 30% nguồn tài chính của Giáo dục- Đào tạo (trong đó học phí và đóng góp xây dựng trường khoảng 22- 27%). Trong những năm qua, kinh phí ngoài ngân sách nhà nước không ngừng tăng lên từ các nguồn sau:
Từ các tổ chức, cơ quan, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước.
Từ hợp tác với các cơ quan, các tổ chức quốc tế, các cá nhân nước ngoài và Việt Kiều.
Từ nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và các dịch vụ , tư vấn.
Từ thu học phí, đóng góp xây dựng nhà trường.
a) Từ các tổ chức, cơ quan, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước:
Nhiều nơi trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khắn song chính quyền và nhân dân địa phương đã có nhiều quan tâm đầu tư cho giáo dục như: tỉnh Phú Thọ, năm họ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Sự cần thiết để phát triển du lịch văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa Công nghệ thông tin 0
R Vốn đầu tư một yếu tố cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng ở xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩ Luận văn Kinh tế 0
N Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm y tế Luận văn Kinh tế 0
T Vốn cố định và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp trong đi Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích sự cần thiết của việc ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Sự cần thiết của marketing địa phương trong việc thu hút đầu tư tại các địa phương ở Việt Nam hiện n Luận văn Kinh tế 0
B Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí SX và giá thành sản phẩm nói chung và ở chi nh Luận văn Kinh tế 0
P Sự cần thiết ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Giải quyết việc làm, sự cần thiết của chương trình cho vay tài trợ giải quyết việc làm (cvttgqvl) Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top