nyo103

New Member
Download Đề án Tình hình đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam: Thực trạng và một số giải pháp

Download miễn phí Đề án Tình hình đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam: Thực trạng và một số giải pháp





MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Phần I. Lí luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
I. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
2. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
II. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
1. Các lý thuyết kinh tế vĩ mô về FDI 5
1.1. Mô hình Heckcher-Ohlin-Samuelson (HOS) 5
1.2. Mô hình Mac Dougall-Kemp 5
1.3Lý thuyết phân tán rủi ro - Salvatore 6
1.4.Lý thuyết của Krugman 7
1.5. Lý thuyết của Kojima 7
2. Các lý thuyết kinh tế vi mô về FDI 7
2.1. Lý thuyết chiết trung 7
2.2. Lý thuyết nội vi hoá 7
2.3. Lý thuyết tổ chức công nghiệp 7
2.4. Lý thuyết địa điểm công nghiệp 8
2.5. Lý thuyết xuất khẩu tư bản 8
2.6. Lý thuyết chênh lệch chi phí sản xuất 8
2.7. Lý thuyết chu kỳ sản phẩm - Vernon 9
2.8. Lý thuyết chu kỳ sản phẩm bắt kịp - Akamatsu 9
III. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 10
1. FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các nước chủ nhà để phát triển kinh tế. 10
2. FDI với việc chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực công nghệ 11
3. FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12
4. FDI góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm mới 12
5. Những tác động khác 13
IV. Một số hạn chế của FDI 13
V. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 14
1. Xu hướng vận động của vốn FDI trên thế giới hiện nay 14
2. Chiến lược đầu tư phát triển của các TNCs 14
3. Môi trường đầu tư và khả năng cạnh tranh thu hút vốn FDI của các nước tiếp nhận đầu tư. 15
Phần II. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Việt nam giai đoạn từ 1994 đến nay 16
I. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam giai đoạn từ 1994 đến nay 16
1. Đánh giá chung 16
2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam phân theo ngành kinh tế 20
3. Cơ cấu đầu tư đầu tư trực tiếp của Mỹ theo địa phương 23
4. Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam phân theo hình thức đầu tư 25
II. Đánh giá kết quả và hiệu quả đạt được trong quá trình đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam thời gian qua 27
1. Những thành tựu đạt được 27
2. Một số hạn chế 30
3. Nguyên nhân của những hạn chế 31
Phần III. Phương hướng và một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam 33
I. Phương hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ nay đến năm 2010 33
1. Mục tiêu : 33
2. Định hướng : 33
II. Một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam 34
1. Tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài 34
2. Tăng cường kết cấu hạ tầng, hoàn thiện các chính sách khuyến khích 34
3. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư 35
4. Về bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài và đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư 36
5. Vấn đề bảo vệ môi trường 37
Kết luận 38
Tài liệu tham khảo 39
Mục lục 40
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiện nay, nhu cầu vốn đầu tư phát triển của các quốc gia rất lớn và ngày một tăng, nhưng khả năng cung cấp vốn đầu tư rất hạn chế, do đó quan hệ cung cầu về vốn trên thế giới rất căng thẳng. Khả năng thu hút vốn đầu tư của các quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, các nhân tố cơ bản là xu hướng vận động có tính quy luật của các dòng vốn FDI trên thế giới, chiến lược đầu tư và phát triển của các tập đoàn đa quốc gia, môi trường đầu tư và khả năng cạnh tranh thu hút vốn FDI của các nước tiếp nhận đầu tư.
1. Xu hướng vận động của vốn FDI trên thế giới hiện nay
Dòng vốn FDI trên thế giới ngày một gia tăng và chịu sự chi phối chủ yếu của các nước công nghiệp phát triển.
Đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức hợp nhất hay mua lại các chi nhánh công ty ở nước ngoài (M&A) đã bùng nổ trong những năm gần đây, trở thành chiến lược hợp tác phát triển chính của các công ty xuyên quốc gia (TNCs).
Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới
Các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật chi phối dòng vận động chính của vốn FDI (vào, ra) trên thế giới.
Các tập đoàn xuyên quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đang đẩy mạnh quá trình đầu tư ra nước ngoài.
Dòng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu á
Các xu hướng trên có ảnh hưởng to lớn tới việc thu hút FDI của tất cả các quốc gia trên thế giới.
2. Chiến lược đầu tư phát triển của các TNCs
Từ đầu thập kỷ 80 đến nay các TNCs đã dần trở thành lực lượng chủ yếu, nòng cốt thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới thông qua tác động to lớn của các TNCs trong việc phân bố nguồn lực của nền kinh tế thế giới, thúc đẩy quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế ở các quốc gia, chi phối lưu chuyển hàng hoá của thương mại quốc tế. Các TNCs cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải kỹ thuật, công nghệ thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở những nước đang phát triển. Do đó, chiến lược đầu tư phát triển của các TNCs có tác động rất lớn đến dòng và xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3. Môi trường đầu tư và khả năng cạnh tranh thu hút vốn FDI của các nước tiếp nhận đầu tư.
Dòng FDI chỉ thực sự mở rộng và ưa tìm đến những nơi có môi trường đầu tư đảm bảo cho dòng vốn sinh sôi nảy nở. Môi trường đầu tư hấp dẫn, có sức cạnh tranh để thu hút FDI trước hết bao gồm các nhân tố:
Sự ổn định về kinh tế và chính trị - xã hội và luật pháp đầu tư
Sự mềm dẻo và hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng
Sự phát triển của đội ngũ lao động, của trình độ khoa học - công nghệ và hệ thống doanh nghiệp trong nước và trên địa bàn.
Sự phát triển của nền hành chính quốc gia và hiệu quả của các dự án FDI đã triển khai
Tóm lại, FDI đã, đang và sẽ tìm đến quốc gia và địa phương nào có nền kinh tế - chính trị - xã hội ổn định, hệ thống pháp luật đầu tư đầy đủ, cởi mở, tin cậy và mang tính chuẩn mực quốc tế cao; chính sách ưu đãi đầu tư linh hoạt và hấp dẫn,…. Đặc biệt việc các quốc gia đó tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, cũng như tuân thủ nghiêm túc các công ước, quy định về luật pháp đầu tư và thông lệ đối xử quốc tế… sẽ là những yếu tố đảm bảo lòng tin và hấp dẫn các dòng FDI thậm chí còn mạnh hơn việc đưa ra các ưu đãi tài chính cao… nghĩa là dòng FDI chỉ ưa tìm đến những nơi đầu tư an toàn, đồng vốn được sử dụng có hiệu quả, quay vòng nhanh và ít rủi ro.
Phần II
Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Việt nam giai đoạn từ 1994 đến nay
Mỹ là nước có tiềm lực kinh tế mạnh, với hàng trăm công ty đa quốc gia quy mô lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, Mỹ là chủ đầu tư của nhiều nước. Mỹ đầu tư nhiều nhất vào những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ lao động có chuyên môn cao, luật pháp ổn định rõ ràng, mức độ rủi ro thấp. Như vậy, những nước có nền kinh tế càng phát triển càng thu nhận nhiều FDI. Và các nước ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương (bao gồm cả ASEAN) là địa chỉ hấp dẫn để thu hút FDI.
Năm 1998, dòng FDI của thế giới là 643.879 triệu USD. Trong đó, riêng FDI ra nước ngoài của Mỹ là 121.644 triệu USD, chiếm 19% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của toàn thế giới.
Trong bối cảnh chung đó, để biết được Mỹ đầu tư vào Việt nam như thế nào, ta đi vào xem xét thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam.
I. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam giai đoạn từ 1994 đến nay
1. Đánh giá chung
Từ sau khi Mỹ chính thức xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt nam vào ngày 3/2/1994, hoạt động đầu tư trực tiếp của các công ty Mỹ vào Việt nam đã có bước nhảy vọt. Nhiều công ty và tập đoàn kinh tế Mỹ vào Việt nam với mục đích là thăm dò hoạt động đầu tư của thị trường này. Chỉ riêng năm 1994 - năm đầu tiên khi lệnh cấm vận được bải bỏ - số vốn đầu tư của Mỹ vào Việt nam đã tăng vọt lên 120,310 triệu USD với 12 dự án, đưa nước này lên vị trí thứ 14 trong danh sách các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt nam. So với cả giai đoạn 1988-1993, khi lệnh cấm vận còn hiệu lực, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam với tổng số vốn đăng ký là 3,34 triệu USD. Điều này cho thấy: trước khi Mỹ xoá bỏ cấm vận, các công ty của Mỹ đã rất sốt ruột muốn được vào đầu tư kinh doanh tại Việt nam, để có cơ hội cạnh tranh với các công ty của Nhật Bản, Châu Âu và các nước khác. Do đó khi huỷ bỏ lệnh cấm vận, các công ty Mỹ đã "nhảy" vào đầu tư ở Việt nam. Cụ thể, sau khi huỷ bỏ lệnh cấm vận 1 ngày, đã có 30 công ty mở văn phòng thay mặt tại Việt nam, "mở đầu cuộc đấu tranh để giành trái tim và ví tiền của người Việt nam". Chỉ vài năm sau đó, nhất là khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao, đầu tư của Mỹ tại Việt nam đã tăng lên nhanh chóng. Cụ thể:
Bảng 1: Đầu tư của Mỹ tại Việt nam
(Tính đến tháng 10/2002 - các dự án còn hiệu lực)
Năm
Số dự án
Tổng số vốn đầu tư
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
Quy mô dự án
(triệu USD)
1994
12
120,310
8,57
10,03
1995
19
397,871
28,34
20,94
1996
16
159,722
11,38
9,98
1997
12
98,544
7,02
8,21
1998
15
306,955
21,87
20,46
1999
14
66,352
4,73
4,74
2000
12
95,275
6,79
7,94
2001
23
110,8
7,89
4,82
10/2002
19
-
-
-
Tổng cộng
144
1.403,680
100,00
9,75
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Với quy mô và tốc độ đầu tư tăng khá lớn vào Việt nam, chỉ 2 năm sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ, Mỹ đã vượt lên thứ 6 trong danh sách 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt nam và chỉ sau Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Xingapo và Thuỵ Điển. Năm 1995, đã tạo ra một bước đột biến mới với 19 dự án đầu tư của Mỹ với tổng số vốn đầu tư là 397,871 triệu USD. Đây là năm đạt mức đầu tư cao kỷ lục cả về số lượng dự án lẫn số vốn đầu tư và quy mô dự án, chiế...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Đề án Tình hình tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý tại các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Đề án Tình độc lập của kiểm toán viên Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Chế độ tài chính và phân tích tình hình báo cáo tài chính tại Công ty cơ khí Z-179 Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam từ 2 Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Ảnh hưởng của tình trạng dollar hoá đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay nguyên nhân và giải Luận văn Kinh tế 0
T Đề án Tình hình sử dụng và thu hút vốn đầu tư ở Hà Tĩnh Tài liệu chưa phân loại 0
Y Đề án Tình hình thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua, dự báo và phân tích kết quả Tài liệu chưa phân loại 0
O Đề án Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư và tình hình kích cầu đầu tư ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
T Đề án Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước, Thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
A Đánh giá tình trạng cung cấp điện, đề xuất phương án cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng điện xã Th Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top