summerain203

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN VỆ TINH
1.1. Sự ra đời của các hệ thống thông tin vệ tinh 5
1.2. Quá trình phát triển 5
1.3. Đặc điểm của thông tin vệ tinh 6
1.4. Các dạng quỹ đạo của vệ tinh 6
1.4.1. Quỹ đạo elip 8
1.4.2. Quỹ đạo tròn 8
1. Quỹ đạo cực 8
2. Quỹ đạo nghiêng 8
3. Quỹ đạo xích đạo 8
1.5. Cấu trúc một hệ thống thông tin vệ tinh 8
1.6. Các phương pháp đa truy nhập đến vệ tinh 12
1.6.1. Phương pháp đa truy nhập phân chia theo tần số FDMA 12
1.6.2. Phương pháp đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA 13
1.6.3. Phương pháp đa truy nhập phân chia theo mã CDMA 14
1.7. Kết luận chương 16


CHƯƠNG II: SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN
2.1 . Tần số và các đặc tính của sóng vô tuyến điện trong thông tin vệ tinh 17
2.1.1. Sóng vô tuyến và tần số 17
2.1.2. Các tần số sử dụng cho thông tin vệ tinh 17
2.2 . Phân cực sóng 17
2.2.1. Định nghĩa 17
2.2.2. Sóng phân cực elip 18
2.2.3. Sóng phân cực tròn 18
2.2.4. Sóng phân cực thẳng 18
2.3. Sự truyền lan sóng vô tuyến điện 18 3
2.3.1. Khái niệm về sự truyền lan sóng vô tuyến trong thông tin vệ tinh 18
2.3.2. Tổn hao trong không gian tự do 19
2.3.3. Cửa sổ vô tuyến 19
2.3.4. Tạp âm trong truyền lan sóng vô tuyến 20
2.3.5. Sự giảm khả năng tách biệt phân cực chéo do mưa 20
2.3.6. EIRP: Đặc trưng khả năng phát 20
2.3.7. G/T: Đặc trưng độ nhạy máy thu 21
2.3.8. Sự nhiễu loạn do các sóng can nhiễu 21


CHƯƠNG III: KỸ THUẬT TRẠM MẶT ĐẤT
3.1 . Công nghệ và đặc tính của anten 23
3.1.1. Yêu cầu chất lượng đối với anten thông tin vệ tinh 23
3.1.2. Phân loại anten 23
3.1.3. Hệ thống anten bám vệ tinh 24
3.1.4. Các đặc tính về điện 24
3.2 . Công nghệ máy phát 27
3.2.1. Máy phát công suất cao 27
3.2.2. Phân loại các bộ khuyếch công suất cao 27
3.2.3. Cấu hình 28
3.2.4. Méo do xuyên điều chế 29
3.3. Công nghệ máy thu 30
3.3.1. Cấu trúc trạm thu 30
3.3.2. Khuyếch đại tạp âm thấp 30


CHƯƠNG IV: TRẠM VỆ TINH
4.1. Cấu hình trạm vệ tinh với một bộ phát đáp đơn giản 32
4.2. Phân bố dải tần của bộ phát đáp 32
4.3. Các mạng vệ tinh nhiều chùm 33
4.3.1.Ưu điểm củavệ tinh nhiều chùm 34
4.3.2. Liên kết giữa các vùng bao phủ 34
1. Liên kết nhờ bước nhảy của bộ phát đáp 34
2. Liên kết nhờ chuyển mạch trên vệ tinh (SS/TDMA) 35
3. Liên kết nhờ quét chùm 36 4
4.3.3. Các tuyến nối liên vệ tinh 36
1. Các tuyến nối giữa các vệ tinh địa tĩnh với vệ tinh quỹ đạo thấp 36
2. Các tuyến nối giữa các vệ tinh địa tĩnh 37
3. Các tuyến nối giữa các vệ tinh quỹ đạo thấp 37
4.4. Các mạng vệ tinh tái tạo 38
4.4.1. Bộ phát đáp tái tạo 38
4.4.2. Đặc điểm bộ phát đáp tái tạo 38


CHƯƠNG V: THIẾT KẾ ĐƯỜNG TRUYỀN
5.1. Giới thiệu 42
5.2. Các chỉ tiêu chất lượng 42
5.3. Các chỉ tiêu sẵn sàng 43
5.4. Quan hệ giữa chất lượng và C/N 43
5.5. C/N tổng 46
5.6. Công suất sóng mang 46
5.7. Công suất tạp âm nhiệt 48
5.7.1. Tạp âm bên ngoài 49
5.7.2. Tạp âm bên trong 49
5.7.3. Tạp âm hệ thống 51
5.8. Công suất tạp âm nhiễu 51
5.8.1. Can nhiễu tạp âm khác 51
5.8.2. Nhiễu cùng tuyến 52
5.9. Phân phối tạp âm 53
5.10. Tính toán độ sẵn sàng 53
5.11. Tính toán kết nối đa truy nhập 54


CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN TUYẾN THÔNG TIN
6.1. Giới thiệu chương 55
6.2. Tính toán tuyến thông tin 55
6.2.1. Các thông số cần cho tính toán 55
6.3. Tính toán 56
6.3.1. Cự ly thông tin, góc ngẩng và góc phương vị của anten trạm mặt đất 56
6.3.2. Tính các thông số cơ bản 57
6.4. Tính dự trữ tuyến trạm thu truyền hình qua vệ tinh (TVRO) 64
Kết luận đề tài 68
Tài liệu tham khảo

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN VỆ TINH
1.1. SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN VỆ TINH
Thông tin vô tuyến qua vêï tinh là thành tựu nghiên cứu trong lĩnh vực truyền
thông và mục tiêu của nó là gia tăng về mặt cự ly và dung lượng với chi phí thấp .
Kết hợp sử dụng hai kỹ thuật - tên lửa và viba đã mở ra kỷ nguyên thông tin
vệ tinh. Dịch vụ được cung cấp theo cách này bổ sung một cách hữu ích cho các dịch
vụ mà trước đó độc nhất chỉ do các mạng ở dưới đất cung cấp, sử dụng vô tuyến và cáp
.
Kỷ nguyên vũ trụ được bắt đầu vào năm 1957 với việc phóng vệ tinh nhân
tạo đầu tiên (vệ tinh Sputnik của Liên xô cũ ). Những năm tiếp theo các vệ tinh
khác cũng lần lượt được phóng như SCORE phát quảng bá (năm 1958 ), vệ tinh
phản xạ ECHO (1960), các vệ tinh chuyển tiếp băng rộng TELSTAR và RELAY
(1962) và vệ tinh địa tĩnh đầu tiên là SYNCOM (1963).
Trong năm 1965, vệ tinh địa tĩnh thương mại đầu tiên INTELSAT-1 đánh
dấu sự mở đầu cho hàng loạt các vệ tinh INTELSAT. Cùng năm đó, Liên xô cũ
cũng phóng vệ tinh truyền thông đầu tiên trong loạt vệ tinh truyền thông
MOLNYA.
1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Các hệ thống vệ tinh đầu tiên cung cấp dung lượng thấp với giá tương đối cao
như vệ tinh INTELSAT-1 nặng 68kg khi phóng, có dung lượng 480 kênh thoại với giá
32.500USD một kênh trong một năm. Giá thành này cao là do chi phí phóng, kết hợp
với giá vệ tinh có tính đến tuổi thọ vệ tinh ngắn (1 năm rưỡi ) và dung lượng thấp.
Việc giảm giá là kết quả của nhiều nỗ lực, những nỗ lực đó đã dẫn đến việc
tạo ra các tên lửa phóng có khả năng đưa các vệ tinh ngày càng nặng hơn lên quỹ
đạo (3750kg khi phóng vệ tinh INTELSAT-VI). Ngoài ra kỹ thuật viba ngày càng
phát triển đã tạo điều kiện thực hiện các anten nhiều búp sóng có khả năng tạo biên
hình mà búp sóng của chúng hoàn toàn thích ứng với hình dạng lục địa, cho phép tái
sử dụng cùng một băng tần giữa các búp sóng và kết hợp sử dụng các bộ khuyếch đại
truyền dẫn công suất cao hơn. Dung lượng vệ tinh tăng lên dẫn đến giảm giá thành
mỗi kênh thoại (80.000 kênh trên INTELSAT-VI có giá thuê mỗi kênh là 380USD).
Ngoài việc giảm chi phí truyền thông, đặc điểm nổi bậc nhất là tính đa
dạng của các dịch vụ mà các hệ thống thông tin vệ tinh cung cấp và diện bao phủ
rộng của vệ tinh đã được dùng để thiết lập các tuyến thông tin vô tuyến cự ly xa,
như vệ tinh INTELSAT-1 cho phép thiết lập các trạm ở hai bên bờ Đại Tây Dương
kết nối được với nhau. Khi kích thước và công suất của các vệ tinh càng tăng lên
thì càng cho phép giảm kích thước của các trạm mặt đất và do vậy giảm giá thành
của chúng, dẫn đến tăng số lượng các trạm mặt đất. Do đó có thể khai thác một
chức năng khác của vệ tinh, đó là khả năng thu thập hay phát quảng bá các tín
hiệu từ hay tới một số địa điểm.Thay vì phát các tín hiệu từ điểm này tới điểm
khác, bây giờ có thể phát từ một máy duy nhất tới rất nhiều máy thu phân bố trong
một vùng rộng lớn, hay ngược lại, có thể phát từ nhiều trạm tới một trạm trung
tâm duy nhất. Vì vậy, các mạng truyền số liệu đa điểm, các mạng quảng bá qua vệ
tinh và các mạng thu thập dữ liệu. Có thể phát quảng bá tới các máy phát chuyển
tiếp hay trực tiếp tới khách hàng cá nhân. Các mạng này hoạt động với các trạm
mặt đất nhỏ có anten đường kính từ 0,6 đến 3,5m.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA THÔNG TIN VỆ TINH
Thông tin vệ tinh tuy ra đời muộn nhưng được phát triển nhanh chóng bởi vì
nó có nhiều lợi thế so với các hệ thống truyền thông khác, đó là:
• Vùng phủ sóng rộng, chỉ cần ba vệ tinh là có thể phủ sóng toàn cầu.
• Thiết bị phát sóng của hệ thống thông tin vệ tinh chỉ cần công suất nhỏ.
• Việc lắp đặt hay di chuyển một hệ thông thông tin vệ tinh trên mặt đất
tương đối nhanh chóng và không phụ thuộc vào cấu hình mạng cũng như hệ thống
truyền dẫn .
• Hệ thống thông tin vệ tinh có thể phục vụ nhiều dịch vụ khác nhau như
viễn thông thoại và phi thoại, thăm dò địa chất, truyền hình ảnh, quan sát mục tiêu,
nghiên cứu khí tượng, phục vụ quốc phòng an ninh, v.v…
• Thông tin vệ tinh rất ổn định. Đã có nhiều trường hợp bão to, động đất
mạnh làm cho các phương tiện truyền thông khác mất tác dụng chỉ còn duy nhất
thông tin vệ tinh hoạt động.
• Các thiết bị đặt trên vệ tinh có thể tận dụng năng lượng mặt trời để cung
cấp điện hầu như cả ngày lẫn đêm.
Tuy vậy thông tin vệ tinh cũng có một số nhược điểm, đó là :
• Kinh phí ban đầu để phóng một vệ tinh vào quỹ đạo khá lớn
• Bức xạ của sóng vô tuyến trong thông tin vệ tinh bị tổn hao lớn trong môi
trường truyền sóng.
1.4. CÁC DẠNG QŨY ĐẠO CỦA VỆ TINH
Qũy đạo của vệ tinh là hành trình của vệ tinh trong không gian mà trong
đó vệ tinh được cân bằng bởi hai lực đối nhau. Hai lực đó là lực hấp dẫn của trái
đất và lực ly tâm được hình thành do độ cong của hành trình vệ tinh. Qũy đạo của
vệ tinh có ba thông số quan trọng : Khoảng cách từ qũy đạo vệ tinh đến mặt đất,
hình dạng và góc nghiêng so với mặt bình độ. Một thông số chung của nó là mặt
phẳng chuyển động của vệ tinh phải đi qua tâm trái đất. Quỹ đạo của vệ tinh nằm
trên một mặt phẳng có thể là hình tròn hay hình elíp. Nếu quỹ đạo là tròn thì tâm
của quỹ đạo tròn trùng với tâm của trái đất (hình 1-1).
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tienbin1992

New Member
Re: [Free] Đồ án Thiết kế tuyến thông tin vệ tinh

mình xin link download tài liệu của bạn về máy dc ko?
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top