Andrew

New Member
Download miễn phí Khóa luận Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử




Mục lục
Lời mở đầu 1
Mục lục
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
I.Khái niệm thương mại điện tử 4
1. Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử 4
2.Khái niệm thương mại điện tử 5
3. Các loại hình giao dịch trong thương mại điện tử 10
3.1 B2B 10
3.2 B2C 11
3.3 B2A 11
3.4 C2A 13
II.Lợi ích của thương mại điện tử 13
1.Đối với doanh nghiệp 13
1.1Giảm chi phí 14
1.2Hoạt động hiệu quả hơn 18
1.3Nâng cao tính cạnh tranh 20
2.Đối với người tiêu dùng 21
2.1Luôn được thông tin đầy đủ về sản phẩm 21
2.2Gía cả thấp hơn và chất lượng cao hơn 22
2.3Thuận tiện hơn trong giao dịch 23
3.Đối với toàn bộ nền kinh tế 23
3.1Góp phần vào sự thay đổi thị trường 24
3.2Thương mại điện tử góp đóng vai trò là chất xúc tác 25
3.3Tác động đến các hoạt động tương tác 25
3.4 Thương mại điện tử góp phần tạo ra tính mở 26
3.5 Tạo điều kiện sớm tiếp cận với nền kinh tế tri thức 27
III. Xu hướng phát triển của thương mại điện tử 27
1. Nền kinh tế Dot Com 31
2. Vấn đề trung gian kinh doanh 31
3.Mua bán đấu giá trực tuyến 34
4.Cổng thông tin doanh nghiệp 35
5. Nguyên lí mới của marketing trên mạng Internet 36

CHƯƠNG II: RỦI RO TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
I.Khái niệm chung về rủi ro 38
1. Rủi ro là gì? 38
2. Đặc điểm 38
2.1Luôn có khả năng xảy ra 38
2.2Tồn tại khách quan 38
2.3Xảy ra trong tương lai 38
3. Phân loại 39
3.1Theo nguồn gốc 39
3.2Theo bảo hiểm 39
II. Các loại rủi ro trong thương mại điện tử 40
1.Khái niệm 41
2.Phân loại 41
2.1 Rủi ro có tính khách quan 41
2.2 Rủi ro có tính chủ quan 46
III.Ảnh hưởng của rủi ro trong thương mại điện tử 54
1.Tác hại của thương mại điện tử 54
1.1Rủi ro có thể gây ra thiệt hại về vật chất 54
1.2 Rủi ro có thể làm hạn chế hiệu quả trong kinh doanh. 54
1.3 Rủi ro có thể làm mất đi thời cơ trong kinh doanh của của DN. 55
1.4Rủi ro gây ảnh hưởng tới uy tín kinh doanh của DN. 55
2.Tính tất yếu của Bảo hiểm các rủi ro trong thương mại điện tử 57
2.1An toàn trong kinh doanh là trên hết 58
2.2Thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ 65
2.3Các rủi ro trong thương mại điện tử rất đa dạng và luôn thay đổi 70

CHƯƠNG III: BẢO HIỂM RỦI RO TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
I. Khái quát về tầm quan trọng của Bảo hiểm trong công tác quản trị rủi ro Thương mại điện tử của doanh nghiệp. 76
1. Thế nào là công tác quản trị rủi ro trong Thương mại điện tử ? 77
2. Các bộ phận cấu thành nên công tác quản trị rủi ro Thương mại điện tử 77
2.1 Đánh giá mức độ rủi ro 78
2.2 Giảm thiểu rủi ro 78
2.3 Mua bảo hiểm 78
2.4 Giám sát việc quản lí hệ thống 78
2.5 Khắc phục những hậu quả do các loại rủi ro gây ra 79
3.Tầm quan trọng của Bảo hiểm trong công tác quản trị rủi ro trong Thươn g mại điện tử 79
II.Tác dụng của Bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử 80
1. Đề phòng và hạn chế tối thiểu rủi ro xảy ra 81
2.Hạn chế và khắc phục những tổn thất xảy ra nhằm đảm bảo an toàn trong Thương mại điện tử 82
2.1Tổn thất về tài sản 83
2.2Tổn thất qua việc bồi thường bên thứ ba, các chi phí từ những vụ kiện pháp lí 84
2.3 An toàn về những tài sản vô hình mà chủ yếu tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp 89
3.Hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm 90
3.1 Hỗ trợ về mặt kĩ thuật 90
3.2 Hỗ trợ về đào tạo nhân lực 91
4.Tạo tâm lí ổn định cho người tham gia bảo hiểm trong kinh doanh 92
III. Nội dung của bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử 92
1.Đối tượng bảo hiểm 93
2.Các rủi ro được bảo hiểm 93
3.Thủ tục mua bảo hiểm 97
4.Cách tính giá trị, phí, số tiền bảo hiểm 98
5.Khiếu nại, giám định tổn thất và bồi thường 99
6. Những vấn đề cần lưu ý khi tham gia bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử 101
6.1Tránh bảo hiểm cho những rủi ro không cần thiết 101
6.2.Lựa chọn công ti bảo hiểm và mẫu hợp đồng bảo hiểm 102
6.3.Yêu cầu sự hỗ trợ của công ti bảo hiểm 103
6.4.Lựa chọn luật điều chỉnh 103
6.5.Lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia bảo hiểm các rủi ro trong thương mại điện tử 104
Kết luận 105
Tài liệu tham khảo 106
Phụ lục 107


LỜI MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Công nghệ thông tin hiện đang là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Đồng thời tác động của công nghệ thông tin tới đời sống xã hội nói chung và thương mại nói chung. Chính vì vậy mà Thương mại điện tử đã ra đời và phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin.
Thương mại điện tử đã làm thổi một luồng gió hoàn toàn mới vào cách thức tiến hành kinh doanh truyền thống. Thương mại điện tử đã đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế hơn nhiều người vẫn thường nghĩ. Do vậy, việc chuyển dần sang Thương mại điện tử ở các mức độ khác nhau đang là một hiện tượng phổ biến của các doanh nghiệp trên toàn cầu và là một xu thế tất yếu của thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp đã không nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn trong môi trường kinh doanh Thương mại điện tử. Những rủi ro này có thể coi là đặc thù cho việc kinh doanh trên mạng. Do vậy, công việc quản trị rủi ro của một doanh nghiệp tham gia vào Thương mại điện tử là luôn là một công tác quan trọng hàng đầu.
Trong đó, việc mua Bảo hiểm cho những rủi ro trong Thương mại điện tử là một yếu tố cơ bản có tầm quan trọng quyết định chất lượng của công tác quản trị rủi ro. Hiện nay, các công ty bán bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử đã xuất hiện khá nhiều. Các tên tuổi lớn trong bảo hiểm truyền thống như AIG vẫn là những nhà Bảo hiểm có uy tín nhất. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng ý thức được sự cần thiết của việc mua loại hình Bảo hiểm đặc thù này. Hơn nữa, việc lựa chọn một nhà Bảo hiểm phù hợp cùng với hợp đồng Bảo hiểm có lợi cho doanh nghiệp cũng là một bài toán khó hiện nay.
Vì lẽ đó, tác giả của bài khoá luận đã lựa chọn đề tài “Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử” nhằm góp phần nhấn mạnh sự cần thiết của việc mua loại hình Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử đối với công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp Thương mại điện tử , đồng thời cũng là bước đầu nghiên cứu về loại hình Bảo hiểm này.
II. Mục đích của khoá luận
*Đề cập tới những vấn đề cơ bản của Thương mại điện tử.
*Nghiên cứu những loại rủi ro trong Thương mại điện tử và mức độ nguy hiểm cũng như những tổn thất mà chúng có thể gây ra cho doanh nghiệp.
*Đề cập tới công tác quản trị rủi ro trong Thương mại điện tử, cũng như các bộ phận cấu thành nên công tác quản trị rủi ro Thương mại điện tử.
*Nhấn mạnh sự cần thiết và vai trò của việc mua Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử đối với công tác quản trị rủi ro trong Thương mại điện tử.
*Đề cập tới một số yếu tố cơ bản của loại hình Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử và những lưu ý đối với doanh nghiệp Thương mại điện tử khi tham gia loại hình Bảo hiểm này.
III. Kết cấu khoá luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, cũng như phụ lục, khoá luận được chia làm ba phần chính:
Chương I: Khái quát về Thương mại điện tử
Chương II: Rủi ro trong Thương mại điện tử
Chương III: Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử
Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử là một loại hình Bảo hiểm còn rất mới và đang được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp đối với từng loại khách hàng trên toàn cầu. Do thời gian hạn hẹp, kiến thức chưa sâu và thiếu về chuyên môn thực tế, tác giả chỉ mong khoá luận là một bước đầu nghiên cứu về Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử cũng như cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quát về loại hình Bảo hiểm đặc thù này. Do vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung từ quý độc giả để có thể có những nghiên cứu sâu hơn về đề tài này.

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2003
Đinh Hải










CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
I.Thương mại điện tử là gì?
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Thương mại điện tử
Sự hình thành và phát triển của Thương mại điện tử gắn liền với sự ra đời và phát triển của Internet. Mạng máy tính đầu tiên được ra đời tại nước Mĩ vào năm 1969 với chức năng là mạng trao đổi thông tin dự khuyết của Bộ quốc phòng (Ministry of Defence). Mạng thông tin này có tên là ARPANET (Advanced Research Projects Agency Network). Cho tới năm 1972 đã có tới khoảng 40 Websites kết nối vào ARPANET và vào năm 1980 một mạng máy tính có tên CSNET (Computer Science Research Network) cũng kết nối vào ARPANET, đó chính là sự ra đời của mạng Internet toàn cầu ngày nay.
Tuy nhiên, vào những năm 1960 việc trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange) và thư điện tử (E-mail) đã được các doanh nghiệp trên thế giới thực hiện trên các mạng nội bộ (Intranet) của mình. Cũng bắt đầu từ thời kì này, các dịch vụ tài chính đã dần được tự động hoá, chẳng hạn như quá trình xử lí séc ra đời vào những năm 1960 và sau đó là sự ra đời của cách thanh toán bằng thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử. Tiếp theo đó là sự ra đời của các trạm giao dịch tự động vào những năm 1980 mà tiêu biểu là Máy rút tiền tự động-ATMs (Automated Teller Machines) và Máy bán hàng tự động (Point-of-Sale Machines). Hiện nay các khái niệm về tiền điện tử, giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, chứng từ điện tử …đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Bước sang thập kỉ 90 của thế kỉ trước, sự phát triển bùng nổ của ngành Công nghệ thông tin nhất là việc máy tính cá nhân được sử dụng một cách phổ biến rộng rãi cả ở nơi làm việc và ở gia đình, nhiều tổ chức tài chính đã khai thác những tiến bộ của ngành công nghệ thông tin để tạo ra các dịch vụ mới dựa trên việc sử dụng máy tính cá nhân. Các tổ chức tài chính luôn nghiên cứu cải tiến sao cho các giao dịch được thực hiện thuận tiện và với một chi phí thấp và rút ngắn thời gian giao dịch. Nhờ có sự cạnh tranh trong việc phát triển công nghệ Thương mại điện tử và các công nghệ cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ đã thúc đẩy sự phát triển của Thương mại điện tử. Sự phát triển của mạng Internet, cụ thể là số lượng tăng vọt của số lượng máy chủ, đã góp phần làm động lực cho sự tăng trưởng của Thương mại điện tử. (Biểu đồ 1)
2.Khái niệm Thương mại điện tử
Từ khi các ứng dụng của Internet được khai thác phục vụ cho mục đích thương mại, nhiều thuật ngữ khác nhau đã xuất hiện để chỉ các hoạt động kinh doanh trên mạng Internet như: Thương mại điện tử (Electronic commerce hay e-commerce hay e-business); Thương mại trực tuyến (Online trade hay Cyber Trade); Thương mại không giấy tờ (Paperless commerce); Thương mại Internet (Internet trade); Thương mại số hoá (Digital commerce).
Tuy nhiên, thuật ngữ Thương mại điện tử (Electronic commerce) là thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất và được các tổ chức kinh tế công nhận trong các tài liệu nghiên cứu của họ.
Đạo luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên Hợp quốc về Luật thương mại quốc tế-UNCITRAL (đã được Liên hợp quốc thông qua) cũng không đưa ra định nghĩa cụ thể về Thương mại điện tử mà chỉ quy định phạm vi áp dụng của luật. Cụ thể Luật này quy định cụm từ Thương mại trong Thương mại điện tử như sau: “Thuật ngữ thương mại - commerce cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề nảy sinh ra từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hay trao đổi hàng hoá hay dịch vụ; thoả thuận phân phối; thay mặt hay đại lí thương mại; uỷ thác(factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình;tư vấn;kỹ thuật công trình(engineering);đầu tư;cấp vốn;ngân hàng;bảo hiểm;thoả thuận khai thác hay tô nhượng;liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hay kinh doanh;chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hay đường bộ”
Tuy thuật ngữ Thương mại điện tử đã được thống nhất sử dụng nhưng vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ và thống nhất về Thương mại điện tử. Với mục đích đề cao hoạt động thương mại giữa các quốc gia đối với các hàng hoá hữu hình, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) định nghĩa Thương mại điện tử là: “…hoạt động sản xuất, quảng cáo, tiêu thụ và phân phối các sản phẩm thông qua các mạng viễn thông”. Đối với tổ chức tài chính Merill Lynch với ý thức đề cao vai trò của các hoạt động dịch vụ thì đã đưa ra định nghĩa về Thương mại điện tử như sau: “…Các giao dịch này có thể bao gồm hoạt động buôn bán điện tử các hàng hoá hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp; các hoạt động thanh toán tài chính; các hoạt động sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, máy rút tiền tự động và chuyển tiền điện tử; việc phát hành và xử lí các loại thẻ tài chính; các hóa đơn thanh toán và đề nghị thanh toán; cung cấp dịch vụ du lịch cùng các dịch vụ thông tin khác”
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Bảo Việt Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu Tư và P Luận văn Kinh tế 0
A Phân tích tình hình triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
F Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủI ro đặc biệt tạI công ty Bảo Minh Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
T Giải pháp hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hi Tài liệu chưa phân loại 0
D Thực trạng triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Cổ phần Bảo Tài liệu chưa phân loại 0
K Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Trụ sở chính Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông ng Tài liệu chưa phân loại 0
T Mua bảo hiểm nhân thọ đề phòng rủi ro giờ mua công ty nào tốt ? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0
M Ứng dụng quá trình bán markov vào mô hình rủi ro trong bảo hiểm Tài liệu chưa phân loại 0
D Bài giảng Incoterms 2010 - rủi ro về vận tải và bảo hiểm hàng hóa Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top