thuhien_91

New Member
Download Vấn đề Bảo hiểm hoả hoạn và Gián đoạn kinh doanh

Download miễn phí Vấn đề Bảo hiểm hoả hoạn và Gián đoạn kinh doanh





Tại Bảo Việt cũng như các công ty bảo hiểm khác, các nghiệp vụ bảo hiểm như bảo hiểm hàng hải và phi hành hải đã được tiến hành từ lâu và đã trở thành nghiệp vụ truyền thống. Mãi đến ngày 17/1/1989 Bảo Việt mới chính thức triển khai trong cả nước nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn và gián đoạn kinh doanh sau cháy theo quyết định số 06/TC-QĐ của Bộ tài chính. Sau một năm (1990) có 16 công ty ở 16 tỉnh thành bắt đầu triển khai nghiệp vụ và tổng giá trị lên tới 6200 tỷ đồng. Đây là nghiệp vụ có giá trị ban đầu lớn nhất.
Đến nay, Bảo hiểm hoả hoạn đã được triển khai khắp trong cả nước. Trong năm 1991 số Đơn bảo hiểm hoả hoạn cấp ra mới chỉ 413 đơn đến năm 1994 con số này đã lên đến 2000. Giá trị tài sản được bảo hiểm và số phí bảo hiểm thu được thể hiện qua bảng sau:
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g an, Cảnh sát chữa cháy, Thuế vụ, Chính quyền sở tại, Kiểm toán. Căn cứ vào biên bản giám địng này người bảo hiểm dự trù số tiền bồi thường một lần hay nhiều lần cho người tham gia bảo hiểm.
Thông thương, công tác giám định được chia thành các bước như sau:
Bước 1: Sau khi nhận được thông báo xảy ra thiệt hại, công ty báo hiểm chọn và cử nhân viên giám định có trách nhiệm, có trình độ, kinh nghiệm đúng đối tượng và nhiệm vụ đến ngay hiện trường làm công tác giám định và lập biên bản giám định.
Bước 2: Đến hiện trường, nơi xảy ra hoả hoạn để giám định. Bước này cần thực hiện các công việc như sau:
Xác định thời gian xảy ra tổn thất.
Địa điểm xảy ra tổn thất có gì bị xáo trộn, đặc biệt không?
Tìm ra nguyên nhân gây tổn thất. Đây là công việc khó đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các lực lượng như: Công an, Đội cứu hoả, Chính quyền sở tại.
Thu thập thêm một số thông tin liên quan đến vụ hoả hoạn, nếu có chứng cứ càng tốt.
Ngoài ra, giám định viên còn phải phán đoán thời gian, nguyên nhân hoả hoạn và những vấn đề có liên quan để giúp quá trình điều tra được nhanh chóng và chính xác hơn.
Bước 3: Tính toán mức độ thiệt hại trong từng đơn vị rủi ro và tất cả các đơn vị rủi ro được bảo hiểm. Khi tính toán xong phải xin ý kiến của lãnh đạo công ty để chuẫn bị bàn bạc thống nhất với người tham gia bảo hiểm và cơ quan chức năng có liên quan.
Bước 4: Sau khi thoả thuận giữa các bên đẫ xác định được mức độ thiệt hại thực tế, nguyên nhân gây ra thiệt hại, thời điểm xảy ra hoả hoạn, thì giám định viên lập biên bản giám định. Biên bản này phải có đầy đủ chử ký của các bên. Căn cứ vào biên bản giám định, công ty bảo hiểm xét bồi thường cho người tham gia.
. Công tác bồi thường
Bồi thường là trách nhiệm của người bảo hiểm khi xảy ra rủi ro được bảo hiểm và đây cũng chính là quyền lợi của người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm mong muốn được bồi thường nhanh chóng để khắc phục rủi ro tổn thất khôi phục kinh doanh của mình. Bồi thường cũng thể hiện chất lượng của sản phẩm bảo hiểm do đó người bảo hiểm muốn cạnh tranh tốt với các công ty khác thì phải chú ý đến khâu bồi thường sao cho nhanh chóng, thoả mãn với yêu cầu của khách hàng nhưng phải đãm bảo được kinh doanh có lợi cho công ty.
Đối với nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn, người ta căn cứ vào biên bản giám định để xét bồi thường. Quá trình bồi thường được chia làm các bước như sau:
Bước 1: Nhà bảo hiểm và người được bảo hiểm thống nhất với nhau về thủ tục bồi thường như: dùng đồng tiền nào để bồi thường, bồi thường làm mấy lần, người nhận bồi thường là ai…
Bước 2: Tiến hành bồi thường trực tiếp cho người tham gia theo hợp đồng đã ký.
Bước 3: Khi xác định số tiền bồi thường, nếu có mức miễn thường phải công bố công khai một lần nữa trong hội nghị xét bồi thường, hạn chế tối đa sự nghi ngờ, khiếu nại, kiện cáo. thông thường, công ty bảo hiểm thực hiện một trong hai phương pháp bồi thường sau:
Bồi thường theo tỷ lệ số tiền bảo hiểm:
Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại x (Số tiền bảo hiểm/ Giá trị bảo hiểm)
Phương pháp này chỉ áp dụng cho người tham gia bằng giá trị bảo hiểm trở xuống. áp dụng phương pháp này tránh cho nhà bảo hiểm phải chịu những phiền toái về kiện cáo, khiếu nại đồng thời ngăn ngừa được đầu cơ và lợi dụng, trục lợi của người được bảo hiểm.
+ Trường hợp số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm của tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất thì số tiền bồi thường ngang bằng với giá trị thiệt hại.
+ Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất mà giá trị thực tế của tài sản trên thị trườnglớn hơn giá trị của tài sản khi tham gia bảo hiểm theo đánh giá thì số tiền bồi thường là:
Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế x (Giá trị tài sản tham gia bảo hiểm/ Giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất)
+ Nếu tài sản tại thời điểm tài sản bị phá huỷ hay hư hại trong khi được bảo hiểm mà tài sản đó đưọc bảo hiểm bằng một hợp đồng khác thì trách nhiệm của người bảo hiểm trong bát kỳ trường hợp nào cũng chỉ chịu trách nhiệm giới hạn ở phần tổn thất phân bổ cho hợp đồng mà mình bảo hiểm theo tỷ lệ. Cụ thể:
Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế x (Giá trị tài sản đánh giá khi tham gia bảo hiểm / Giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất) x Tỷ lệ bảo hiểm.
Giá trị tổn thất thực tế được xác định như sau:
Đối với nhà cửa: cơ sở để tính số tiền thiệt hại chính là chi phí sửa chữa.
Đối với máy móc thiết bị và tài sản khác: Nếu còn sửa chữa được thì cơ sở tính thiệt hại là chi phí sửa chữa, nếu không thì đó là chi phí mua mới.
Đối với thành phẩm: cơ sở tính giá trị thiệt hại là giá thành sản xuất. Nếu giá thành sản xuất cao hơn giá thị trường, sản phẩm đã bán nhưng chưa giao hàng thì cơ sở tính thiệt hại là giá bán.
Đối với bán thành phẩm: cơ sở tính thiệt hại là chi phí sản xuất tính đến thời điểm sản xuất.
Đối với hàng hoá dự trử trong kho và cửa hàng: thì cơ sở tính thiệt hại là giá mua (theo hoá đơn mua hàng) mà người được bảo hiểm đã trả chứ không phải là giá bán.
Bồi thường theo quy tắc tỷ lệ phí:
Có một số trường hợp, người tham gia bảo hiểm không đủ tiền nộp đầy đủ mức phí đã ấn định. Vì vậy, không may tổn thất xảy ra số tiền bồi thường của bảo hiểm được tính toán như sau:
Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế x (Phí bảo hiểm đã đóng/Phí bảo hiểm lẻ ra phải đóng)
Hồ sơ bồi thường gồm có:
+ Giấy thông báo tổn thất
+ Biên bản giám định thiệt hại của công ty bảo hiểm
+ Biên bản giám định vụ tổn thất của cảnh sát phòng cháy chữa cháy
+ Biên bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại
Thời hạn thanh toán bồi thường:
Công ty sẽ tiến hành bồi thường trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi giấy báo từ chối bồi thường mà người được bảo hiểm không có ý kiến gì thì coi như người được bảo hiểm đã được chấp nhận việc từ chối. Thời hạn để người được bảo hiểm đòi bồi thường thiệt hại thuộc phạm vị trách nhiệm là một năm kể từ ngày tổn thất xảy ra. Quá thời hạn trên , công ty bảo hiểm không có trách nhiệm giải quyết bồi thường.
Bước 4: Khiếu nại sau bồi thường:
Sau khi bồi thường, nếu gặp những trường hợp khiếu nại, kiện cáo về mặt pháp lý công ty bảo hiểm phải chấp nhận giải quyết nhưng để giải quyết thoả đáng bao giờ cũng phát sinh một số chi phí có liên quan. Về nguyên tắc bên nào thua kiện thì bên đó phải chịu các chi phí này.
Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Mục đích của bảo hiểm hoả hoạn không chỉ là bồi thường, ổn định tài chính cho người tham gia bảo hiểm mà còn nhằm hạn chế các vụ hoả hoạn cũng như hậu quả của chúng. Muốn đạt được mục đích đó, các Công ty bảo ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top