tctuvan

New Member
QUY TẮC PHÁT ÂM ĐẦU TIÊN

Quy tắc đầu tiên bạn cần nhớ là: CHÚ Ý ĐỌC ÂM CUỐI. ( người bản địa khi giao tiếp không bao giờ bỏ qua phụ âm cuối kể cả khi đọc nhanh)

QUY TẮC PHÁT ÂM THỨ HAI


Quy tắc này không kém phần quan trọng: đọc đúng trọng âm TRONG TỪNG TỪ.
Quy tắc này khó làm theo hơn quy tắc ĐỌC ÂM CUỐI vì: trọng âm của từ trong tiếng Anh không phải theo chỉ một vài quy tắc đơn giản (việc thuộc lòng hết những quy tắc này là không thực tế chút nào). Vì vậy, tốt nhất chúng ta phải học trọng âm của từ khi học từ đó. Như vậy, biết một từ tiếng Anh bao gồm nhiều phương diện như sau:​
  • biết từ loại của nó (danh từ, động từ hay tính từ...),
  • biết nghĩa của nó,
  • biết cách đặt 1 thí dụ tiêu biểu với từ đó,
  • biết cách phát âm từ đó, bao gồm đọc đúng các âm đặc trưng mà tiếng Việt không có, CŨNG NHƯ đọc đúng TRỌNG ÂM.

QUY TẮC PHÁT ÂM THỨ BA


XỬ LÝ CÁC ÂM KHÓ.
Thế nào là âm khó? Những âm khó là những âm chúng ta thường đọc sai nhất vì chúng không tồn tại trong hệ thống âm từ của tiếng mẹ đẻ chúng ta.
Chúng ta sẽ lần lượt xem xét tất cả các trường hợp khó trong hệ thống âm từ của tiếng Anh trong bài này,


NHÓM ÂM NGUYÊN ÂM:​
  • /æ/:âm này a không phải a mà e không phải e, nó nằm ở khoảng giữa. Thí dụ: APPLE, FAT, CAT, DAD, MAD, CHAT...
  • /i:/ dấu : trong phiên âm quốc tế biểu thị sự kéo dài hơn, nhấn mạnh hơn cho một âm nguyên âm, tư thế môi giãn ra như thể mỉm cười. Thí dụ: EAT, FEED, NEED, CHEAT, MEET, FEET, ...
  • /r/: âm r không có gì khó khi nó nằm trước 1 nguyên âm (ví dụ: RED, RUN, WRONG, RIGHT, RIP), nhưng khi nó nằm ở giữa hay ở cuối 1 từ thì thật không dễ cho người Việt chúng ta. Thí dụ: TEACHER, DOCTOR, PAPER, DAUGHTER, OR, BORN, CORN, TURN, CONCERN...



QUY TẮC PHÁT ÂM THỨ TƯ

Khi gặp 1 động từ có thêm ED, nhiều người cứ đọc đại đuôi ED như âm /id/ mà không biết đúng hay sai có lẽ vì ED nhìn giống /id/. Đây là một trong những lỗi thường gặp nhất trong phát âm tiếng Anh của người Việt Nam. Trong bài này, chúng ta sẽ học CÁCH ĐỌC ĐUÔI ED Ở ĐỘNG TỪ CÓ QUY TẮC .

Có 3 cách đọc đuôi ED ở cuối động từ có quy tắc: /t/, /d/ hay /id/

1. Khi nào đọc ED là /t/ ?
Khi âm cuối của động từ nguyên mẫu là một âm vô thanh. Âm vô thanh khi phát âm cổ họng sẽ không rung. Các âm vô thanh: /f/, /k/, /p/, /s/, /ʃ/, /tʃ/
Chúng tui khuyến khích bạn chú ý âm cuối của động từ nguyên mẫu chứ KHÔNG phải chữ cái cuối.
Thí dụ: LAUGH có chữ cái cuối là H nhưng âm cuối của LAUGH là /f/
Như vậy: LAUGHED sẽ đọc là /læft/
Tương tự, bạn hãy đọc những từ sau với ED được đọc là /t/: TALKED, WASHES, KISSED, WATCHED, CROSSED, LOOKED, MISSED, WORKED, PASSED, PLACED, STOPPED, USED…

2. Khi nào đọc ED là /id/ ?
Khi âm cuối của động từ nguyên mẫu là một trong hai âm /t/ và /d/.
Như vậy: WANTED sẽ đọc là /wɔntid/
Tương tự, bạn hãy đọc những từ sau với ED được đọc là /id/: NEEDED, ENDED, RESTED, ADDED, HUNTED, STARTED, PRINTED, SOUNDED, COUNTED…

3. Khi nào đọc ED là /d/ ?
Khi âm cuối của động từ nguyên mẫu là một âm ngoài những âm được đề cập ở hai cách đọc trên.
Như vậy: LOVED sẽ đọc là /lʌvd/
Tương tự, bạn hãy đọc những từ sau với ED được đọc là /d/: PLAYED, FILLED, CLEANED, STUDIED, FOLLOWED, RAINED, STAYED, BOILED, CALLED, RAISED, PREPARED, HAPPENED…


QUY TẮC PHÁT ÂM THỨ NĂM

Đây là QUY TẮC PHÁT ÂM KHI MỘT TỪ CÓ ĐUÔI S.
Khi nào một từ có đuôi S? Khi danh từ số ít chuyển sang số nhiều, khi động từ ở thì hiện tại đơn có chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít, khi thành lập sở hữu cách (chủ sở hữu + 'S + vật sở hữu) và khi viết tắt (IS hay HAS viết tắt là 'S).
Như các bạn thấy, những trường hợp có đuôi S theo như nói trên là nhiều vô số kể trong tiếng Anh. Vì vậy, nếu không nằm lòng quy tắc phát âm đuôi S ở cuối một từ thì cách phát âm của chúng ta sẽ bị ...sai vô số kể. Vì vậy, bạn cần luyện ngay quy tắc này càng sớm càng tốt.
Có 03 cách đọc đuôi S: /s/, /z/ or /iz/
1. Khi nào đọc đuôi S là /s/ ?
DANH TỪ SỐ NHIỀU: Khi âm cuối của danh từ số ít là những âm vô thanh (/f/, /k/, /p/, /t/)
Thí dụ: HATS, CATS, LIPS, STICKS
ĐỘNG TỪ NGÔI THỨ 3 SỐ ÍT TRONG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN: Khi âm cuối của động từ nguyên mẫu là những âm vô thanh.
Thí dụ: HE LIKES.
SHE TALKS.
IT FLOATS.
SỞ HỮU CÁCH: Khi âm cuối của “sở hữu chủ” là những âm vô thanh.
Thí dụ: PAT’S CAR, THE COOK’S RECIPE
VIẾT TẮT: Khi âm cuối của từ ngay trước dấu ’ là những âm vô thanh.
Thí dụ: IT’S TRUE.
THAT’S MY HOUSE.
IT’S BEEN A WHILE.

2. Khi nào đọc đuôi S là /IZ/ ?
DANH TỪ SỐ NHIỀU: Khi âm cuối của danh từ số ít là một trong những âm sau: /s/, /z/, /ʃ/,/tʃ/,/ʒ/ , /ʤ/.
Thí dụ: WISHES, CHURCHES, PLACES
ĐỘNG TỪ NGÔI THỨ 3 SỐ ÍT TRONG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN: Khi âm cuối của động từ nguyên mẫu là một trong những âm sau : /s/, /z/, /ʃ/,/tʃ/,/ʒ/ , /ʤ/.
Thí dụ HE WATCHES TV.
THE BEE BUZZES.
SỞ HỮU CÁCH: Khi âm cuối của “sở hữu chủ” là một trong những âm sau : /s/, /z/, /ʃ/,/tʃ/,/ʒ/ , /ʤ/.
Thí dụ: THE ROSE’S STEM, THE CHURCH’S ALTAR
VIẾT TẮT: KHÔNG CÓ TRƯỜNG HỢP NÀO S ĐỌC LÀ /IZ/ TRONG MỘT DẠNG VIẾT TẮT CÓ S.

3. Khi nào đọc đuôi S là /z/ ?
DANH TỪ SỐ NHIỀU: Khi âm cuối của danh từ số ít là âm hữu thanh (tất cả những âm còn lại trừ những âm đã được đề cập ở hai mục trên)
Thí dụ: FLOORS, BAGS, CARS
ĐỘNG TỪ NGÔI THỨ 3 SỐ ÍT TRONG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN: Khi âm cuối của động từ nguyên mẫu là âm hữu thanh
Thí dụ: HE SWIMS.
THE BIRD FLIES.
SHE SINGS
SỞ HỮU CÁCH: Khi âm cuối của “sở hữu chủ” là âm hữu thanh.
Thí dụ: TIM’S HOUSE, MY FRIEND’S CAR
VIẾT TẮT: Khi âm cuối của từ ngay trước dấu ’ là âm hữu thanh.
Thí dụ: SHE’S MY SISTER.
HE’S LEAVING.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top