Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất công nghiệp đã làm cho thế giới biến đổi rõ rệt: các nhà máy, các khu công nghiệp được hình thành và phát triển rầm rộ. Tất cả sự phát triển này đều hướng đến việc tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người, tạo điều kiện sống tốt hơn, nhưng đồng thời cũng thải ra các loại chất bẩn đa dạng khác nhau, làm cho tình trạng môi trường trở nên xấu đi. Các chất thải này có tác động xấu đối với con người, động vật, thực vật và các công trình. Nếu tình trạng môi trường tiếp tục suy thoái thì có thể sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho loài người. Vì vậy việc bảo vệ môi trường khỏi các chất ô nhiễm đã trở thành một trong các vấn đề toàn cầu.
Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ mối trường đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm đặc biệt. Chỉ thị 36-CT/TW, ngày 25 tháng 6 năm 1998 của bộ chính trị đã chỉ rõ “ Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”.
Với tình hình hòa nhập thế giới như hiên nay thì vấn đề môi trường càng trở nên quan trọng hơn. Do đó chung ta cần phát triển đất nước theo xu hướng xanh, sạch, đẹp. Để đạt được điều đó, một trong những giải pháp quan trọng là đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo các cán bộ chuyên gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, khoa học môi trường là một ngành khoa học mới ở nước ta, nó liên quan với nhiều ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học, kinh tế và xã hội khác nhau.
Đề tài “ Thiết kế hệ thống xử lý bụi cho khâu nhập Clinker của nhà máy xi măng Hải Vân” là đề tài thiết thực đối với vần đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường không khí.








2. Tổng quan.
2.1. Tổng quan về khí thải công nghiệp.
2.1.1. Nguồn gốc ô nhiễm, tác hại và phân loại của khí thải.
2.1.1.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí.
Các chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu là oxit cacbon, oxit lưu huỳnh, oxit nitơ, huydrocacbon và bụi công nghiệp. Các nguồn ô nhiễm chính là giao thông, chiếm gần 70% tổng tải lượng ô nhiễm, một số nghành công nghiệp và các nhà máy nhiệt điện.
Không khí bị ô nhiễm, có nghĩa là bên cạnh các thành phần chính của không khí tồn tại những chất với nồng độ đủ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, gây ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật, phá huỷ vật liệu, làm giảm cảnh quan môi trường.
Có nhiều cách phân loại nguồn gây ô nhiễm không khí khác nhau:
- Dựa vào tính chất hoạt động chia làm bốn nhóm:
+ Ô nhiễm do các quá trình sản xuất.
+ Ô nhiễm do giao thông vận tải.
+ Ô nhiễm do sinh hoạt.
+ Ô nhiễm do quá trình tự nhiên tạo ra.
- Dựa vào bố trí hình học chia làm ba nguôn:
+ Nguồn điểm.
+ Nguồn đường.
+ Nguồn vùng.
- Dựa vào nguồn gốc phát sinh chia thành hai nhóm chính:
+ Nguồn gốc tự nhiên.
+ Nguồn gốc nhân tạo.
Ở đây ta đặc biệt chú ý đến nguồn gây ô nhiễm nhân tạo này. Nói chung, mỗi nguồn ô nhiễm đều phát sinh một số chất độc hại khác nhau.

Bảng 2-1 Các chất gây ô nhiễm mang tính chất đặc trưng cho một số nghành sản xuất.

Stt Nghành sản xuất Các chất ô nhiễm đặc trưng.
1 Nhà máy nhiệt điện, lo nung,
nồi hơi đốt bằng nhiên liệu Bụi, SOx, NOx,
hydrocacbon,aldhehyt.
2 Chế biến thực phẩm:
+ Sản xuất nước đá.
+ Chế biến hạt điều. Bụi, mùi.
NH3.
Bụi mùi hối dẫn xuất phênol.


3 Thuốc lá. Bụi, mùi hôi, nicotin.
4 Dệt, nhuôm. Bụi hợp, chất hữu cơ.
5 Giấy Bụi, mùi hôi.
6 Sản xuất hoá chất:
+ Axit sunfuaric.
+ Superphotphat.
+ Amoniac
+ Keo, sơn, vecni.
+ Xà bông,bột giặt.
+ Lọc dầu. SOx
Bụi, HF, SiF4
NH3
Bụi, hợp chất hữu cơ.
Bụi, kiềm.
Hydrocacbon, bụi, COx, SOx, NOx.






7 Sành sứ, thuỷ tinh,
vật liệu xây dựng. Bụi, COx, HF, SiF4.
8 Luyện kim, lò đúc. Bụi, SO2,COx, chì.
9 Nhựa, cao su, chất dẻo Bụi, mồ hôi.
10 Thuốc trừ sâu. Bụi, mồ hôi, dùng môi.
11 Thuộc da. Mùi hôi.
12 Bao bì. Mùi hôi.
13 Khí thải giao thông. Bụi, chì, NOx, SOx, COx,
hợp chất hữu cơ.
14 Khí thải sinh hoạt. Bụi, mùi hôi, COx.
2.1.1.2. Tác hại của các chất gây ô nhiễm.
Lịch sử nhân loại đã xảy ra khá nhiều hiểm họa do khí thải công nghiệp gây ra. Hiện tượng “nghịch đảo nhiệt” kìm hãm không cho khí thải phát tán lên cao, gây ra hiện tượng đầu độc thành phố thuộc thung lũng Manse năm 1930, thung lũng Monongahela năm 1948. Mưa axit xảy ra ở Na Uy và Thủy Điển vào những năm 1960-1980 dẫn đến sự chậm tăng trưởng của các cánh rừng, hư hại các công trình xây dựng, gây chết các loại thuỷ sinh vật. Các khí như CO2 , CFC, CH4¬, N2O, tác hại như tấm chắn, giữ lại nhiệt của mặt trời truyền qua bầu khí quyển và phản xạ trở lại gây hiệu ứng nhà kính. Việc tích tụ các chất ô nhiễm trong khí quyển, nhất là Freon đã phá vỡ tầng ozôn.
Mỗi năm trên thế giới đốt khoảng 5 tỷ tấn than, 2,3 tỷ tấn dầu, sinh ra 2.10¬2J nhiệt lượng, phát tán vào môi trường làm thay đổi chế độ nhiệt của khí quyển. Hiện nay, công suất của tất cả các nguồn năng lượng trên trái đất là 1013W, còn công suất của mặt trời xâm nhập trên mặt đất là 1017 W. Theo tính toán, nếu công suất các nguồn năng lượng trên trái đất tăng 10 lần sẽ làm ảnh hưởng trầm trọng đến nhiệt độ của địa cầu.
Chất ô nhiễm môi trường nguy hiển nhất vẫn là chất phóng xạ, do việc sử dụng năng lượng hạt nhân trong các nhà máy điện nguyên tử, trong y học, nghiên cứu khoa học và quốc phòng.
2.1.1.3. Phân loại chất thải trong khí thải công nghiệp.
Có nhiều phương pháp phân loại khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu:
- Dựa vào trạng thái vật lý: các chất ô nhiễm được chia thành rắn, lỏng và khí.
- Dựa vào kích thước hạt: chất ô nhiễm được chia thành: bụi, khói, sương. Bụi là các hạt rắn có kích thước từ (1÷50)m, khói là các hạt rắn có kích thước từ (0,1÷1)m và sương bao gồm các giọt lỏng có kích thước từ (0,3÷5)m được hình thành do ngưng tụ hơi hay khi phun chất lỏng trong không khí.
Ở đây ta quan tâm đến cách phân loại này vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn phương pháp và thiết kế hệ thống xử lý khí thải.
2.1.2. Các phương pháp xử lý khí thải.
Để giảm ô nhiễm không khí do chất thải công nghiệp ta cần hoàn thiện các quá trình công nghệ, bảo đảm độ kín tuyệt đối cho các thiết bị, ứng dụng phương pháp vận chuyển vật liệu trong ống dẫn khí bằng khí nén và xây dựng các hệ thống xử lý.
Phương hướng hiệu quả nhất để giảm chất thải là thiết lập các quá trình công nghệ không chất thải, trong đó ứng dụng các dòng khí khép kín. Tuy nhiên, cho đến nay phương tiện cở bản để giải quyết chất thải độc hại vẫn là nghiên cứu và ứng dụng các hệ thống hiệu quả làm sạch khí.
Để xử lý các aerosol (bụi, sương, khói) người ta sử dụng phương pháp khô, ướt và tĩnh điện. Trong thiết bị khô, bụi được lắng bởi trọng lực, lực quán tính và lực ly tâm hay được lọc qua vách ngăn xốp. Trong thiết bị ướt có sự tiếp xúc giữa bụi và nước, nhờ đó bụi được sa lắng trên các giọt lỏng, trên bề mặt bọt khí hay trên các màng chất lỏng. Trong thiết bị lọc tĩnh điện, các aerosol được tích điện và lắng trên điện cực.
Để xử lý khí và hơi chất độc hại, người ta ứng dụng các phương pháp: hấp thụ (vật lý và hoá học), hấp thụ, xúc tác, nhiệt và ngưng tụ.
Trong thực tế người ta ứng dụng nước, các dung môi hữu cơ không tham gia phản ứng với các khí và dùng dịch nước với các chất này để hấp thụ vật lý. Còn khi hấp thụ hoá học, người ta sử dụng dung dịch nước và kiềm, các chất hữu cơ và huyền phù làm chất hấp thụ.
Phương pháp hấp thụ dựa trên khả năng lôi cuốn các phân tử khí, hơi bởi các chất rắn xốp. Trên thực tế, người ta sử dụng than hoạt tính, silicagen và zeolit làm chất hấp thụ. Thời gian gần đây, trong luyện kim loại màu, người ta sử dụng rộng rãi Al2¬O3 được nghiền mịn để làm chất hấp thụ HF.
Xử lý bằng phương pháp xúc tác dựa trên sự biến đổi hoá học các cấu tử độc hại thành không độc hại trên bề mặt xúc tác rắn. Phương pháp này được sử dụng để xử lý NOx, SOx, COx và các tạp chất hữu cơ.
Phương pháp nhiệt hay phương pháp đốt cháy trược tiếp được ứng dụng để xử lý các chất độc dễ bị oxy hóa và các tạp chất có mùi hôi. Phương pháp này dựa vào khả năng cháy của các tạp chất trong lò hay đèn xì.
Phương pháp ngưng tụ dựa trên hiện tượng giảm áp suất bão hoà khi giảm nhiệt độ, phương pháp này dùng để thu hồi dung môi hữu cơ. Để quá trình ngưng tụ xảy ra cần làm sạch khí chứa dung môi.
Do thành phần hoá học của khí thải phức tạp và nồng độ chất độc cao nên người ta thường áp dụng hệ thống xử lý nhiều bậc, và tổ hợp của nhiều phương pháp khác nhau.

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài. 2
2. Tổng quan. 3
2.1. Tổng quan về khí thải công nghiệp. 3
2.1.1. Nguồn gốc ô nhiễm, tác hại và phân loại của khí thải. 3
2.1.1.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí. 3
2.1.1.2. Tác hại của các chất gây ô nhiễm. 4
2.1.1.3. Phân loại chất thải trong khí thải công nghiệp. 5
2.1.2. Các phương pháp xử lý khí thải. 5
2.2 Tổng quan về nhà máy xi măng Hải Vân. 8
2.2.1. Giới thiệu chung về nhà máy. 8
2.2.2. Quy trình hoạt động của nhà máy. 9
2.2.2.1. Sơ đồ hoạt động của nhà máy của nhà máy. 9
2.2.2.2. Khâu nhập Clinker. 10
2.2.2.3. Khâu nhập thạch cao và phụ gia. 10
2.2.2.4. Khâu nghiền - phân ly - nhập xi măng vào 2 silô chứa. 12
2.2.2.5. Khâu cấp xi măng cho máy đóng bao. 13
2.2.2.6. Khâu đóng bao và xuất xi măng. 14
2.2.3. Môi trường không khí tại khu vực nhà máy. 14
3. Đề xuất phương án xử lý bụi cho khâu nhập Clinker của nhà máy. 16
3.1. Các loại thiết bị xử lý bụi thông dụng. 16
3.1.1. Buồng lắng bụi. 17
3.1.2. Thiết bi lắng quán tính. 18
3.1.3. Xiclon. 19
3.1.4. Thiết bị thu hồi bụi xoáy. 22
3.1.5. Thiết bị thu hồi bụi động. 23
3.1.6. Thiết bị lọc vải. 24
3.1.7. Thiết bị lọc hạt. 26
3.1.8. Thiết bị rửa khí đệm. 28
3.1.9. Thiết bị rửa khí với lớp đệm chuyển động. 29
3.1.10. Thiết bị sủi bọt. 30
3.1.11. Thiết bị rửa khí va đạp – quán tính. 31
3.1.12. Thiết bị lọc điện. 32
3.3. Đề xuất phương án xử lý bụi ở khâu nhập clinker của nhà máy. 35
3.3.1. Phương án 1. 35
3.3.2. Phương án 2. 36
3.3.3. Phương án 3. 37
3.4. Chọn các thiết bị phụ khác. 38
3.4.1. Chọn đường ống hút. 38
3.4.1.1. Yêu cầu chung đối với ống dẫn khí. 38
3.4.1.2. Phân loại, cách bố trí và chọn loại đường ống. 38
3.4.2. Chọn miệng hút. 39
4. Tính toán hệ thống xử lý bụi của khâu nhập Clinker. 42
4.1. Tính toán lượng bụi sinh ra ở khâu nhập Clinker. 42
4.1.1. Sơ đồ xử lý bụi của khâu nhập Clinker. 42
4.1.2. Tính toán lưu lượng sinh ra. 43
4.2. Tính toán thiết kế thiết bị lọc bụi và đường ống. 43
4.2.1. Tính toán thiết kế thiết bị lọc bụi. 43
4.2.2. Thiết kế hệ thống đường ống hút. 48
4.2.3. Tính toán thiết kế miệng hút bụi. 49
4.3. Tính chọn quạt hút. 53
4.3.1. Sơ đồ bố trí hệ thống đường ống. 53
4.3.2. Các trở lực trong hệ thống quạt. 53
4.3.2.1. Trở lực giữa dòng khí và đường ống. 54
4.3.2.2. Trở lực cục bộ của đường ống. 55
4.3.2.3. Trở lực của thiết bị lọc. 56
4.3.3. Xây dựng đường đặc tính của hệ thống đường ống và quạt. 57
4.4. Tính chọn động cơ điện dẫn động quạt hút. 61
4.4.1. Tính công suất trên trục của quạt. 61
4.4.2. Công suất cần thiết của động cơ dẫn động quạt gió. 61
4.4.3. Tính chọn khớp nối cho dẫn động quạt. 62
4.5. Tính toán thiết kế vít vận chuyển bụi. 64
4.5.1. Tính toán thiết kế vít vận chuyển. 64
4.5.2. Thiết kế bộ truyền trục vít - bánh vít. 67
4.5.3. Tính toán thiết kế van xả bụi. 71
4.6. Tính toán thiết kế cơ cấu tái sinh túi loc. 72
5. Lập trình điều khiển hệ thống cho khâu nhập Climker. 77
5.1. Sơ đồ điều khiển hệ thống và thuật toán. 77
5.1.1. Sơ đồ điều khiển. 77
5.1.2. Sơ đồ thuật toán. 79
5.2. Giới thiệu một số nhóm PLC phổ biến nhất hiện nay. 80
5.2.1 Tổng quan về họ PLC S7-200 của hãng Siemens. 80
5.2.2. Cấu trúc phần cứng của S7-200. 82
5.2.2.1. Hình dáng bên ngoài. 82
5.2.2.2. Giao tiếp với thiết bị ngoại vi. 83
5.2.2.3. Mở rộng cổng vào ra. 85
5.3. Chương trình lập trình PLC điều khiển hệ thống. 86
5.3.1. Bảng cấu hình ngõ vào và ra của PLC. 86
5.3.2 Chương trình lập trình PLC của hệ thống. 88
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 94



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top