Hiện tại, người lao động có thể tham gia chương trình làm việc tại Nhật Bản với hai tư cách: thực tập sinh và kỹ sư/chuyên gia, tùy vào khả năng, điều kiện phù hợp với hệ nào. Khi muốn tham gia chương trình làm việc tại Nhật Bản mà chưa hiểu rõ các thông tin cần thiết liên quan, bạn cần liên lạc trực tiếp với bộ/sở lao động - thương binh & xã hội để được cung cấp thông tin về các cơ quan phái cử được cấp giấy phép hành nghề và những thông tin quan trọng liên quan đến chương trình trước khi đăng ký. Bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin công ty giới thiệu, tuyệt đối tránh các trường hợp cò mồi, môi giới, công ty không có giấy phép đưa người lao động ra nước ngoài. Ngoài ra, bạn nên chú ý tìm hiểu kỹ thông tin công ty tuyển dụng Nhật Bản, nội dung công việc bạn sẽ làm, chi phí, nhà ở ra sao… Quan trọng hơn hết, bạn cần xác định rõ mục tiêu tương lai nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, ngành nghề thích hợp để làm việc, đồng thời bạn phải thể hiện quyết tâm của mình sẽ làm việc thế nào để đóng góp vào việc phát triển lợi ích cho công ty tuyển dụng bạn. Về việc tích lũy tài chính sau khi hoàn thành thực tập thì số tiền 500 triệu trong ba năm là có thể, con số này chắc chắn còn hơn thế nữa nếu bạn có kế hoạch chi tiêu, tích lũy hợp lý. Nhưng xin lưu ý bạn, đi Nhật không chỉ để kiếm tiền, mà hãy tìm cách mang về những thứ quý hơn tiền, những thứ tạo ra tiền, đó là những kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành mà bạn đã thực tập và học hỏi, là trình độ/khả năng ngoại ngữ được nâng cao, tiếp thu tác phong làm việc chuyên nghiệp, ý thức trách nhiệm, tính tự lập và các kỹ năng cần thiết khác trong công việc… Sau khi về nước, chính những yếu tố này sẽ giúp bạn tự tin phát huy năng lực bản thân, phát triển sự nghiệp trên con đường dài lập nghiệp.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top