yoyo_oscan

New Member
Download Đề tài Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung Học Phổ Thông Thái Thanh Hòa

Download miễn phí Đề tài Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung Học Phổ Thông Thái Thanh Hòa





Người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội với tư cách là lực lượng tri thức trong công cuộc đổi mới, giác ngộ học sinh từ bỏ những thói hư tật xấu, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao nhận thức, tình cảm, tham gia có hiệu quả vào công cuộc xây dựng đất nước văn minh hiện đại
+ Sự khác nhau trong việc thực hiện những nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp với thầy cô giáo bình thường khác ở chỗ: người giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt hơn, tự đòi hỏi rèn luyện ở mức cao hơn, thường xuyên hơn, đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh, được phụ huynh tin yêu, gửi gắm trách nhiệm giáo dục con em vào tay mình.
+ Giáo viên chủ nhiệm còn có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh của lớp về mọi mặt, báo cáo cho hiệu trưởng và ban giám hiệu biết theo định kỳ hay đột xuất nếu có vấn đề cần giải quyết. Được sự ủy quyền của hiệu trưởng trực tiếp, kịp thời chỉ đạo, giải quyết kiểm tra, đánh giá công bằng, khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện của từng học sinh trong lớp.
+ Thường xuyên liên hệ với gia đình, cộng đồng các tổ chức trong và ngoài nhà trường để cùng phối hợp giáo dục, động viên giúp đỡ từng học sinh nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện phát triển trí tuệ, năng lực.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
Thực tế nhiều năm, trong lý thuyết cũng như trong thực tiễn đã có quan điểm cho rằng hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào việc xác định và lựa chọn mục tiêu, chương trình nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cùng với những điều kiện, phương tiện giáo dục.
Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng như người làm vườn, trồng cây, tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm gần như người trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống. Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm. Cho nên, bản thân tui là một giáo viên chủ nhiệm, tui luôn tâm niệm dạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.
Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, học sinh luôn có xu hướng đua đòi chưng diện luôn bị những cám bẫy trong xã hội lôi cuốn. Nó ảnh hưỡng không ít đến việc học tập của học sinh. Vì vậy, xuất phát từ tình hình thực tế ấy tui quyết tâm thực hiện tốt “Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung Học Phổ Thông Thái Thanh Hòa”. Cố gắng giáo dục tốt những học sinh trong lớp tui chủ nhiệm góp phần đưa phong trào nhà trường vững mạnh và xã hội có những công đân tốt, là những đứa con ngoan trong gia đình.
II. NỘI DUNG.
Không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường Trung Học Phổ Thông nếu như xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục.
Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh phổ thông còn nhiều hạn chế, vì vậy không thể không cần có một người thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em. Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức rèn luyện năng lực để trở thành công dân tốt mai sau.
Người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là trách nhiệm nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh.
Vâng, khi tui được phân công chủ nhiệm lớp, trong tui vừa mừng vừa lo, mừng vì mình được cống hiến một phần công sức phục vụ cho mái trường rất đỗi thân yêu của mình đó là trường Trung Học Phổ Thông Thái Thanh Hòa. tui lo vì đối tượng học sinh học yếu là nhiều, thích đua đòi, không có tính cần cù chăm chỉ, lòng đam mê học tập. tui được Ban giám hiệu nhà trường phan công chủ nhiệm lớp 12B, sau đó tui tìm hiểu lớp gần khoảng hai tuần thì thực trạng của lớp cũng dần dần hiện ra.
1. Đánh giá thực trạng.
Ngày đầu tiên tui nhận lớp và sau một tiết làm quen tui nắm được sĩ số trong lớp là 40 em. Ấn tượng không phai mờ là các em nhìn cô rất chăm chú lắng nghe bao điều cô dặn dò với lớp. Sau đó, tui tiếp tục dạy các em hai tiết văn học, không khí lớp trầm, hầu như các em không tập trung. Trước những khó khăn ấy tui tự hứa với lòng mình cố gắng thực hiện thật tốt “Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung Học Phổ Thông Thái Thanh Hòa”.
2. Kế hoạch thực hiện.
Giáo viên chủ nhiệm là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể học sinh một lớp học. Người hiệu trưởng không thể quản lý, nắm chắc diễn biến của quá trình phát triển nhân cách từng học sinh trong một trường, đó là lẽ đương nhiên. Nếu không hiểu được đặc điểm, trình độ, diễn biến trong quá trình giáo dục, tự rèn luyện của học sinh thì không thể giáo dục được các em, không thể có sự định hướng kịp thời quá trình tự rèn luyện của học sinh. Vì lẽ đó, một trường học bao giờ học sinh cũng được chia thành các khối nhỏ (lớp học) căn cứ vào trình độ, đặc điểm nhận thức ở mỗi lớp phải có một giáo viên phụ trách chung- giáo viên chủ nhiệm lớp. Sau khi nhận lớp, tui đến văn phòng mượn hồ sơ học bạ để tiện cho việc liên hệ với gia đình, tui ghi chép cẩn thận số lượng học lực và hạnh kiểm của các em năm học 2006-2007:
Học lực. Giỏi: 0, Khá: 02, TB: 18, Yếu: 20 (thi lại được lên lớp).
Hạnh kiểm: Tốt: 15, Khá: 18, TB: 07.
Đứng trước một tình trạng tập thể lớp có số lượng học sinh yếu nhiều, đạo đức không tốt thì chúng ta sẽ làm gì, tui suy nghĩ và đề ra một số biện pháp.
3. Biện pháp.
a) Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết phải quản lý toàn diện lớp học, quản lý học sinh lớp học và cần nắm nắm vững:
+ Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớp chủ nhiệm.
+ Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè….).
+ Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả năng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt (học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động khác…).
+ Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, đồng thời nắm vững hoàn cảnh của từng em để kết hợp giáo dục.
- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hai phía, một mặt thay mặt cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác thay mặt cho tập thể học sinh.
Với tư cách là sư phạm ( thay mặt cho tập thể các nhà sư phạm), giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện. Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biến những chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mỗi học sinh.
Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn. Có ý kiến ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đổi Mới Công Tác Giáo Dục Truyền Thống Cho Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ Ở Đơn Vị Cơ Sở Các Binh Đoàn Chủ Lực Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Hiện Nay Văn hóa, Xã hội 0
D Quản Lí Công Tác Chủ Nhiệm Lớp Ở Các Trường Tiểu Học Và Trung Học Cơ Sở Thành Phố Hạ Long Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phù Ninh - Phú Thọ Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở Tiên Thanh, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường thcs thành phố hạ long Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường Trung học Phổ thông tỉnh Thái Nguyên Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở Trường THCS Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh hưng yên Y dược 0
D GỢI ý xử lý các tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm lớp Luận văn Sư phạm 0
D Công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top