bebong_mimi

New Member
Download Tiểu luận Nghiên cứu 10 cơ chế phòng vệ cơ bản của Freud và chức năng hoạt động của chúng

Download miễn phí Tiểu luận Nghiên cứu 10 cơ chế phòng vệ cơ bản của Freud và chức năng hoạt động của chúng





F .Cơ chế phòng vệ phản ứng (reaction formation defense mechanism )
Được Anna Freud gọi là tin vào điều ngược lại . Đây là cách các cá nhân thay đổi một xung lực khó chấp nhận qua một xung lực ở trạng thái dễ chấp nhận hơn.
Ví dụ : Một đứa trẻ chẳng thích thú gì với cô giáo nhưng lại luôn vui vẻ ngoan ngoãn lễ phép với cô giáo để lấy lòng cô tránh bị phạt . Hay như một cô gái không có tình cảm gì với một chàng trai khác nhưng miễn cưỡng nhận lời hẹn hò để không làm anh ta buồn . Một ví dụ khác điển hình cho cơ chế tự nệ này là nhiều người lớn thường sử dụng lời xin lỗi như một cách để cải thiện các mối quan hệ xã hội . Họ dựa vào cơ chế tự vệ này để sửa đổi lại cảm xúc trong một mốt quan hệ - mặc dù họ không nghĩ là mình có lỗi .
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

I . Đặt vấn đề :
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao những em bé gái thường thích đóng vai bố mẹ khi chơi với những con búp bê hay những em bé trai thường thích làm siêu nhân , tại sao có những người chết đứng khi nhìn thấy nhện , thậm chí nghĩ đến nhện đã khiến anh ta sợ run người , hay tại sao chúng ta thường có thói quen xin lỗi lịch sự để cải thiện các mối quan hệ xã hội ?
Tất cả những câu hỏi đó đều là một bí ẩn cho tới khi nhà tâm lý học nổi tiếng người áo Siegmund Freud ( 1856 – 1939 ) - người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học đưa ra lý thuyết về các cơ chế phòng vệ cơ bản của con người .
Vậy cơ chế phòng vệ cơ bản là gì , chúng có vai trò như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của con người , để giải quyết những thắc mắc đó , chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu 10 cơ chế phòng vệ cơ bản của Freud và chức năng hoạt động của chúng .
II. Giải quyết vấn đề :
1 .Các cơ chế phòng vệ cơ bản :
Freud cho rằng cái tui phải đối diện với những yêu cầu từ hai phía trong đời sống thực tiễn là : Xung động vô thức và siêu ngã . Tuy nhiên khi có sự mâu thuẫn quá lớn giữa xung động vô thức và siêu ngã xảy ra , cái tui buộc phải tự bảo vệ nó một cách vô thức tự động bằng cách chặn lại những xung lực này hay tìm cách thay đổi , biến chúng trở thành những hình thái mới mẻ khác , dễ được chấp nhận và bớt tính cách đe dọa hơn. Sau đó con gái của Freud là Anna cùng một số cộng sự khác đã tiếp tục khám phá thêm về hiện tượng cơ chế tự vệ này .
Bài làm của chúng em tổng hợp từ nhiều nguồn có những cách dịch khác nhau của các cơ chế phòng vệ , do vậy chúng em xin để chú thích nguyên gốc tiếng anh bên cạnh tên gọi của mỗi cơ chế .
A . Cơ chế phòng vệ chối bỏ ( denial defense mechanism )
Là cơ chế tự vệ chặn những sự kiện có hại từ bên ngoài , không cho chúng đi vào khu vực cảnh giác của tâm thức. Khi tiếp cận những trường hợp tình huống căng thẳng vượt quá khả năng xử lý của cá nhân , người đó sẽ từ chối không nhập cuộc với tình huống ấy . Đây là cơ cấu tự vệ chủ lực .
Theo Freud và con gái Anna thì đây là cách tiếp cận không lành mạnh vì chúng ta không thể đóng cửa mãi với vấn đề được . Đây là cơ chế tự vệ tạo điều kiện để những cơ chế tự vệ không lành mạnh khác có cơ hội phát huy .
Ví dụ : Có nhiều người sau khi mắc lỗi thường quay mặt tránh né cái nhìn giận dữ của người khác . Hay có những người cố tình không chấp nhận sự ra đi của người thân . Nhiều sinh viên không dám xem điểm bài thi vì sợ điểm thấp . Thậm chí có người bất tỉnh khi nhìn thấy máu . Tất cả đều là những ví dụ của cơ chế tự vế chối bỏ trong thực tế đời sống .
B .Cơ chế phòng vệ dồn nén ( Repression defense mechanism )
Được Anna gọi là sự lãng quên có động cơ trong đó một cá nhân không thể nhớ lại những tình huống , hay những sự kiện đau đớn . Đây là một cơ chế tự vệ khá nguy hiểm vì cá nhân không giải quyết dứt khoát tận gốc mọi sự cố xảy đến từ điều kiện hoàn cảnh đời sống không thuận lợi .
Ví dụ : Có một người rất sợ đi máy bay , thậm chí nghĩ đến máy bay thôi anh đã sợ chứ không cần nhìn thấy . Rồi khi lớn lên anh vẫn không hiểu lí do cho đén khi anh được người khác kể rằng ngày bé anh đã may mắn thoát chết trong một vụ rơi máy bay kinh hoàng . Như vậy ký ức anh ta đã đóng chặt và anh ta đã cố tình quên để gạt bỏ kinh nghiệm của mình đã từng bị rơi máy bay – tuy nhiên nỗi sợ hãi vẫn còn tồn tại ở một cấp độ gián tiếp khó nhận ra .
Theo trường phái phân tích tâm lý của Freud thì hiện tượng sợ hãi vô lý này đã dồn nén một sự kiện gây sợ quá ấn tượng . Vì thế chỉ cần anh ta nhìn thấy máy bay hay nghĩ về máy bay đã gây ra e sợ mà không cần khuấy động toàn bộ hệ thống trí nhớ . Cơ chế tự vệ dồng nén này thường là căn nguyên của những nỗi lo sợ vô căn cứ .
Cũng theo Freud, đời sống khổ hạnh là một thói quen từ bỏ những nhu cầu bình thường hàng ngày như nhịn ăn , tập thể dục quá độ, tập luyện võ nghệ, cùng với nhiều hành vi ép xác khác bởi vì các cá nhân đó có thói quen từ bỏ nhìn nhận những khả năng phát triển bình thường của mình. Vì thế họ luôn cố gắn hoàn thiện mình, Đây là một hình thái xử lý tình trạng e sợ về những khiếm khuyết của bản thân . Nhiều người còn đi xa hơn , tự đày đọa thân xác để mong tìm được sự bình an trong ắn năn xám hối.
Anna Freud đã lý luận và cho rằng nhiều người trải qua một hình thái dồn nén nhẹ hơn gọi là hạn chế cái tui . Điều này xảy ra khi một người không còn hứng thú đén một bộ phận nào đó của cuộc sống nên đã tập trung vào những mảng khác của đời sống để né tránh những gai góc thử thách. Ví dụ : Một chàng trai nhận thấy mình không có đủ thông minh để theo đuổi việc học tập nên lao vào ăn chơi , yêu đương , hay những cậu bé yếu ớt nhỏ bé không giỏi thể thao thường tập trung học những môn nghệ thuật , khoa học .
C. Cơ chế phòng vệ đóng cửa ( Intellectualization defense mechanism )
Đôi khi còn được gọi là quá trình thông minh hóa . Đây là cơ chế tự vệ liên quan đén việc tách cảm xúc ra khỏi một ký ức khó chịu hay một xung lực có tính chất đe dọa .
Ví dụ : Một người bị một căn bệnh hiểm cùng kiệt nhưng luôn tỏ ra hờ hững , bàng quang , vô tư và coi mình như một người bình thường khỏe mạnh . Đây chính là một hình thái của tự nói dồi , tự lừa gạt chính mình. Trong trường hợp khẩn cấp , nhiều người tỏ ra rất tỉnh táo nhưng khi tình trạng khẩn cấp đó qua đi thì họ sẽ sụp đổ . Trong quá trình căng thẳng , cơ thể họ cho biết họ không thể ngã quỵ . Nhiều cá nhân có khả năng tỏ ra rất cứng rắn trong việc xử lý chết chóc hay tiếp cận với những ca bị thương như các bạn sĩ và y tá. Họ là những người phải làm việc thường trực với các vết thương, vết mổ, máu và dao kéo. Ta có thể nhận ra họ có khả năng áp dụng cơ chế tự vệ đóng cửa. Bên cạnh đó chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều người rất sợ phim ma nhưng vẫn đi xem. hay nhiều người cố tính cười lớn trong những sự kiện đau lòng ...
Đây là những ví dụ cơ chế tự vệ đóng cửa nơi con người. Các cá nhân tự thuyết phục rằng họ không có những cảm xúc e sợ nhưng thật ra họ đang rất e sợ .
D .Cơ chế phòng vệ thay thế ( Projection defense mechanism )
Là quá trình chuyển hướng cảm xúc của mình về một cá nhân A qua một cá nhân B khác. Thông thường thì những cảm xúc tích cực dễ chịu được con người đón nhận và tiếp cận. Song có nhưng cảm xúc quá gay gắt và khó chấp nhận, một cá nhân thường có phản ứng chuyển cảm xúc ấy sang cho người khác ( giận cá chém thớt )
Ví dụ : Một người có gia đình bị giết hại bởi lính Mỹ trong chiến tranh nên từ đó có ác cảm với tất cả những người da trắng . Hay nhiều người khác không tìm được một người bạn nên đi tìm nuôi các loại thú vật khác như chó mèo để thay thế như cầu tình cảm ấy . Lại có người khác gặp chuyện khó chịu ở gia đình lại lên công ty la mắng nhân viên. Nhiều trường h...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top