cobemuadong_ap

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Không ai nói tới nhân cách của đứa trẻ mới sinh hay còn ẵm ngửa. Bước vào đời sống xã hội, đầu tiên là bắt chước, hành động tự phát, sau đó, hoạt động của con người dần mang tính tự giác, con người bộc lộ tính chủ thể của mình trong các hoạt động xã hội và qua đó thể hiện tính tích cực xã hội của mình. tuỳ từng trường hợp vào nhu cầu và lợi ích của mình, các cá nhân hoạt động với những động cơ, tình cảm và lý trí khác nhau và qua đó, trong hoạt động, những mặt nhất định của tính tích cực xã hội xuất hiện trong mỗi cá nhân. Nhiều ý kiến khác nhau nói về sự hình thành nhân cách khoa học nhưng ít mà toàn diện. Xét về tổng thể tâm lí học đã nêu lên khái quát hơn cả, toàn diện hơn khoa học hơn về sự hình thành và phát triển nhân cách, chúng ta cùng tìm hiểu.
1. Khái quát chung về nhân cách
1.1. Các khái niệm liên quan
Trong tâm lí học con người được gọi bằng những từ khác nhau và tất nhiên trong từng trường hợp những từ đó chứa đựng những nội dung khác nhau tùy theo mục đích và phương diện nghiên cứu của mình.
1.1.1 Con người
Con người là một khái niệm rất rộng. Tuy nhiên trong khoa học xã hội, một khái niệm con người được thừa nhận rộng rãi là: Con người là một thực thể sinh học – xã hội.
1.1.2 Cá nhân
Cũng là một thực thể sinh học xá hội, nhưng thuật ngữ này dung để chỉ một con người cụ thể của một thành viên trong xã hội
1.1.3 Chủ thể
Thuật ngữ này được sử dụng khi cá nhân thực hiện một hoạt động nhất định một cách có ý thức và có mục đích, nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh trong quá trình hoạt động đó.
1.1.4 Cá tính của con người
Cá tính của một con người cụ thể là sự độc đáo riêng của mỗi cá thể về những đặc điểm thể chất và tâm lý( thể tạng, tinh thần, tính cách, khí chất, nhu cầu, năng lực…)
1.2. Khái niệm nhân cách
Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách nhưng nhân cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ đối với thế giới xung quanh và với bản thân mình. Trên cơ sở đó ta có thể rút ra một định nghĩa khái quát về nhân cách:
1.2.1 Định nghĩa
Nhân cách là một tổ hợp những thuộc tính tâm lí của một cá nhân được biểu hiện ở bản sắc và giá trị xá hội của người ấy.
Trong đó “tổ hợp” có nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định.
Dùng “bản sắc” muốn nói cái chung của xã hội khi trở thành cái riêng, cái khác biệt của từng người không giống với tổ hợp khác của bất cứ một người nào khác.
Chữ “giá trị xã hội” là muốn nói những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy được xã hội đánh giá.
1.2.1 Đặc điểm
1.2.1.1 Tính ổn định của nhân cách
Nhân cách được tạo thành một cấu trúc trọn vẹn, cấu trúc này tương đối ổn định. Nhờ đó chúng ta mới có thể dự kiến được trước hành vi của một nhân cách nào đó trong một tình huống cụ thể nào đó.
1.2.1.2 Tính thống nhất của nhân cách
Nhân cách là một thể thống nhất của mọi nét nhân cách, nghĩa là nó không phải là một dấu cộng đơn giản của nhiều thuộc tính, phẩm chất riêng lẻ mà là một hệ thống thống nhất, trong đó mối nét nhân cách liên quan đều liên quan không tách rời với những nét nhân cách khác.
1.2.1.3 Tính tích cực của nhân cách
Nhân cách không chỉ là khách thể mà con là chủ thể của các mối quan hệ xã hội nghĩa là nó có tính tích cực của mình. Để thỏa mãn nhu cầu của mình con người tích cực tìm kiếm những cách thức, cách… trong đó con người làm chủ được những hình thức hoạt động do sự phát triển của xã hội quy định.
1.2.1.4 Tính giao tiếp của nhân cách
Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu xã hội đầu tiên và cơ bản nhất của con người. Nhân cách chỉ có thể hình thành, tồn tại, phát triển và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ với những nhân cách khác nhau. Qua giao tiếp, con người đóng góp các giá trị phẩm chất, nhân cách của mình cho người khác, cho xã hội.
1.3 Một số lí luận liên quan
Nhân cách có bốn thành phần cấu trúc đó là: Xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất. Chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau giữa xu hướng với năng lực, khí chất với tính cách, khí chất với năng lực… Các giai đoạn phát triển tâm lí nhân cách được chia theo độ tuổi: (0 – 6), (7 - 12), (12 - 16), (16 – 18), (19 - 25), (25 – 60), 60 tuổi trở lên có những nét riêng của từng giai đoạn. Những nhân tố ảnh hưởng đến nhân cách bao gồm: Di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động, giao tiếp … Xin đươck đi sâu phân tích các nhân tố này ở mục 2.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
2.1 Di truyền
Khi nói tới những yếu tố sinh học trong con người, có thể hiểu đó là những yếu tố hữu sinh, hữu cơ, những cái mà về mặt phát sinh, luôn gắn bó với tổ tông động vật của con người, những cái làm cho con người hình thành và hoạt động như một cá thể, một hệ thống phục tùng các quy luật sinh học, hay cũng có thể coi đó là toàn bộ tiền đề sinh học của con người.
Bẩm sinh – di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lí của hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác, vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền trong đó có các giác quan và não. Bất cứ một chức năng tâm lí nào mang bản chất con người của nhân cách chỉ có thể được phát triển trong hoạt động của bản thân đó và trong điều kiện của xã hội loài người.
Thực tế mọi cơ thể bình thường đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống tinh thần của mình. Hơn nữa, hoạt động tâm sinh lí của con người lại có khả năng bù trừ. Ngoài ra, sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng giai đoạn phát triển lứa tuổi và từng hoạt động cụ thể là khác nhau. Thực ra, ngay ở cấp độ sinh học, sự phong phú, đa dạng của nhân cách cũng đã được thể hiện. Khi sinh ra, mỗi người đã có một bộ gen riêng của mình mà rất hiếm khi trùng với người khác. Do vậy, mỗi người có khí chất, thiên hướng, khả năng tư duy…. hết sức khác nhau.
Như vậy, Bẩm sinh – di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành phát triển tâm lí nhân cách. Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lí – những đặc điểm giải phẫu và sinh lí của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh. Qua đó ta khẳng định vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền với sự hình thành và phát triển và phát triển nhân cách.
2.2 Hoàn cảnh sống
Nhân cách như một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, nghệ nghiệp – có liên hệ với tự nhiên ấy qua cách sống của chính bản thân nó. Có ý kiến đưa ra phủ định tính tích cực của nhân cách không mang tính tự nhiên, mà là bản chất của con người. Quan điểm của thuyết hành vi mới không tính đến yếu tố này trong sự hình thành và phát triển nhân cách, mà coi con người như một sản phẩm thụ động của môi trường. Theo quan điểm của họ, môi trường tác động đến con người như thế nào, thì cũng tạo ra con người như thế ấy. Đó là sự suy diễn máy móc. Giải thích theo cách này không thể lý giải được tính độc đáo của mỗi nhân cách.
Lẽ dĩ nhiên, trong mỗi một kiểu xã hội nào đó, bao giờ cũng có kiểu mẫu nhân cách (điển hình) cho xã hội đó và xã hội nào, nhìn chung, cũng thiết lập một số chuẩn mực, giá trị mà mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải hướng tới. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự hình thành nhân cách đồng nhất với quy luật phát triển xã hội. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với sự phát triển nhân cách, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, môi trường xã hội bao gồm: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vĩ mô được coi là nguyên nhân chung của tính quyết định xã hội, còn môi trường vi mô là những hoàn cảnh xã hội trực tiếp, mang tính đặc thù của tính quyết định xã hội.
2.3 Giáo dục
Trong tâm lí học, giáo dục thường được hiểu như là một quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường.
Khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Không chỉ thế, họ còn dựa vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài. Như thế, quá trình này luôn gắn với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của mỗi người và do vậy, gắn với quá trình tự giáo dục, quá trình thường xuyên tự hoàn thiện mình của nhân cách. Nhân cách không phải là một cái gì đó đã hoàn tất, mà là quá trình luôn đòi hỏi sự trau dồi thường xuyên.
Đó có thể là hệ thống giáo dục địa phương, là nhà trường, gia đình… Việc đặt vấn đề môi trường giáo dục thiết nghĩ là cần thiết, bởi nó cho phép chúng ta giải thích sự đa dạng của nhân cách, mà nếu chỉ dựa vào những tồn tại cơ bản của xã hội thì sẽ không giải thích được. Cho nên, có thể dù cùng sống trong một thời đại, một nhóm xã hội (giai cấp, giai tầng), một môi trường giáo dục giống nhau và thậm chí, ngay cùng một gia đình, nhưng con người vẫn có những phẩm chất, kiểu loại nhân cách khác nhau, vấn đề đặt ra là sẽ giáo dục như thế nào cho phù hợp vì sự ảnh hưởng của nó là sâu sắc.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

DieuVan94

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách

ko có link tải tài liệu ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân Tích Diễn Ngôn Đa Phương Thức Những Quảng Cáo Đồ Ăn Nhanh Bằng Tiếng An Ngoại ngữ 0
D Vận dụng lý thuyết thông tin không đối xứng phân tích về những tác động của thông tin không đối xứng trong lĩnh vực tín dụng Luận văn Kinh tế 0
H Những vấn đề lí luận về kinh tế đối ngoại, phân tích hiện trạng của vấn đề và đưa ra các giải pháp Luận văn Kinh tế 0
S Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các HTX NN trên địa bàn huyện Châu Phú Kiến trúc, xây dựng 0
M Phân tích những thuật lợi - Khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của công ty du lịch An Giang Kiến trúc, xây dựng 0
B Phân tích công tác quản lý chi ngân sách cho những đối tượng chính sách xã hội và bảo trợ xã hội của Luận văn Kinh tế 0
N Soạn thảo một bản hợp đồng kinh tế, phân tích những điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế - Trình Luận văn Kinh tế 0
H Phân tích những yếu tố đe dọa và cơ hội thị trường Luận văn Kinh tế 0
H nhằm sử dụng những phương pháp thống kê, thu thập tài liệu có liên quan phân tích tổng hợp, phỏng vấ Luận văn Kinh tế 0
A Phân tích những tác động môi trường và đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của dự án cải tạo mở rộn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top