Download Đề tài Di chỉ khảo cổ học Phù Mỹ (Cát Tiên, Lâm Đồng) – Những mối liên hệ văn hóa

Download miễn phí Đề tài Di chỉ khảo cổ học Phù Mỹ (Cát Tiên, Lâm Đồng) – Những mối liên hệ văn hóa





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG MỘT. DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC
PHÙ MỸ QUA BA LẦN KHAI QUẬT. 5
1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu . 5
1.2. Lịch sử phát hiện. 7
1.3. Kết quả khai quật di chỉ Phù Mỹ. 9
1.3.1. Cuộc khai quật lần thứ nhất (1998). 9
1.3.2. Cuộc khai quật lần thứ hai (2006) .14
1.3.3. Cuộc khai quật lần thứ ba (2007) .18
1.4. Nhận xét . 34
CHƯƠNG HAI. ĐẶC TRƯNG VÀ CÁC MỐI LIÊN HỆ
VĂN HÓA CỦA DI CHỈ PHÙ MỸ . 35
2.1. Về đặc trưng văn hóa. 35
2.1.1. Đặc trưng di tích .35
2.1.2. Đặc trưng di vật .38
2.1.3. Niên đại và chủ nhân .45
2.2. Di chỉ Phù mỹ và những mối liên hệ văn hóa . 50
2.2.1. Di chỉ Phù Mỹ (Lâm Đồng) với Tây Nguyên .50
2.2.2 Phù Mỹ (Lâm Đồng) với Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ .51
2.3. Nhận xét . 54
KẾT LUẬN . 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 58
PHỤ LỤC . 59



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

ôn đúc 2 mang.
Hiện vật mang kí hiệu 07.PM.H2.L2.C6:17 được chế tác từ đá
sa thạch hạt mịn, màu hồng gạch, bên ngoài phủ lớp patin màu xám
vàng nhạt. Tiêu bản là mảnh vỡ của một khuôn đúc hai mang, mặt
lưng cong vồng, mặt giáp khuôn có dấu vết tạo gờ nổi hình vòng
cung. Thiết diện ngang thân hình chữ D. Kt (cm): Dài 5,2 x rộng 3,9
x dày 2,0.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L2.C6:18 là một mảnh
khuôn đúc được chế tác từ đá sa thạch hạt mịn, xương đá màu nâu
nhạt, quanh thân phủ lớp patin màu xám hồng. Mặt lưng của mảnh
khuôn đúc được mài nhẵn, cạnh mài cong tròn. Mặt giáp khuôn
nhẵn, có dấu khắc của vật đúc. Thiết diện ngang thân hình chữ nhật.
Kt (cm): Dài 7,1 x rộng 4,7 x dày 2,7.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L3.D7:19 là một mảnh
khuôn đúc mũi nhọn, được chế tác từ đá sa thạch hạt hơi thô, xương
đá màu nâu nhạt, bên ngoài phủ một lớp patin màu xám vàng. Mặt
còn lại là mặt giáp khuôn có đường rãnh nông (0,2 cm) chạy hơi xéo
so với cạnh mài, chưa xác định rõ loại hình vật đúc trên khuôn. Đây
là mảnh của khuôn nhiều mang. Mặt cắt khuôn hình bán nguyệt. Kt
(cm): Dài 6,8 x rộng 5,1 x dày 1,7.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L4.A1:21 phác vật khuôn
đúc được làm từ đá sa thạch hạt mịn, xương đá màu nâu nhạt, bên
ngoài phủ một lớp patin màu xám vàng. Tiêu bản còn lại có dạng
hình gần chữ nhật, hai mặt và hai cạnh được mài nhẵn, một mặt
cong tròn, mặt đối diện và hai cạnh bên tương đối bằng phẳng, hai
cạnh còn lại bị vỡ. Mặt cắt ngang thân hình chữ D. Kt (cm): Dài 6,6
x rộng 7,1 x dày 3,3.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L4.D4:22 được làm từ đá sa
thạch hạt mịn, xương màu nâu nhạt, bên ngoài phủ lớp patin màu
xám vàng. Tiêu bản là mảnh vỡ của khuôn đúc hai mang. Mặt lưng
được mài láng, cong tròn vào cạnh mài. Mặt giáp khuôn bị vỡ chỉ
còn vết lõm hình chữ V của họng tra cán. Mặt cắt ngang thân của
tiêu bản hình bán nguyệt. Kt (cm): Dài 5,3 x rộng 4,7 x dày 2,2 (Bản
vẽ 15, tr. 81).
Hạch đá cũng như khuôn đúc, đều thu được ở hố KQ 2. Các
hạch đá đều có dạng hình hộp chữ nhật, khá vuông vức.
Chày nghiền: Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L3.E8:37 là
đá quart tương đối cứng, vỏ đá màu nâu đỏ, xương đá màu trắng
đục. Hiện vật là một chày nghiền còn nguyên có dáng dài, ba mặt
của tiêu bản có những nhát ghè lớn, toàn thân gồ ghề, thô ráp. Tiêu
bản có một đầu thuôn nhọn dùng để cầm nắm, một đầu cong tròn,
có những vết lỗ chỗ do nghiền hạt (?), trên một rìa có vết ghè để tạo
thành dáng cong. Mặt cắt ngang thân gần hình thang. Kt (cm): Dài
14,2 x rộng 8,4 x dày 4,9.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L3.A5:38 chất liệu đá sa
thạch, xương đá màu xám. Hiện vật bị gãy mất tay cầm, một cạnh
bên cũng đã bị vỡ, vết vỡ ăn sâu vào thân. Đầu chày nghiền cong
tròn, mặt nghiền thô ráp do vết sử dụng để lại. Mặt cắt ngang thân
hình gần bầu dục. Kt (cm): 9,2 x 6,1 x 4,3 (Ảnh 3-4, tr. 88).
Công cụ cuội ghè đẽo: Hiện vật mang ký hiệu
07.PM.H1.L2.C8:13 được chế tác từ một viên cuội có hình bầu dục,
chất liệu đá basalte. Bên ngoài phủ một lớp patin màu xám trắng.
Tiêu bản được ghè đẽo tạo rìa lưỡi dọc kiểu Sơn Vi với ba vết ghè
lớn (dài khoảng 3 cm) và hai vết ghè nhỏ tu chỉnh tạo phần rìa lưỡi
sắc. Mặt đối diện chỉ có một vết ghè lớn ăn sâu vào thân nằm gần
phần đốc. Đốc công cụ ghè vát xéo. Trên một mặt có các vết ghè
nhỏ tu chỉnh. Kt (cm): Dài 13,3 x rộng 7,1 x dày 3,0 (Bản vẽ 12 tr. 80).
Công cụ mảnh tước: Hiện vật mang ký hiệu
07.PM.H2.L2.D7:39 là một công cụ mảnh tước đá opal, có màu
trắng đục và xám đen. Mặt lưng còn u ghè tạo thành sống cao. Mặt
bụng có một vết ghè lớn tạo rìa lưỡi sắc mỏng, hai rìa cạnh có vết
ghè tu chỉnh nhỏ. Diện ghè còn giữ được lớp vỏ opal, phần lưỡi vết
sử dụng mòn nhẵn và hơi cong lõm ở giữa, diện sử dụng dài 3,3 cm.
Kt (cm): Dài 5,3 x rộng3,0 x dày 0,4.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L2.E6:40 là mảnh tước đá
opal, phần trên có màu xám trắng, phần lưỡi có màu trắng đục. Phần
lưng cao gồ, có hai vết ghè từ ngoài vào. Mặt bụng tương đối phẳng
và chỉ có một vết ghè tu chỉnh nhỏ. Phần lưỡi được tạo hình chữ V,
vết sử dụng mòn nhẵn, dài 4,8 cm. Kt (cm): Dài 2,7 x rộng 4,8 x
dày1,0.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L2.B4:41, là đá opal, có
màu trắng đục và có vân màu xanh đen. Đây là một mảnh tước được
gia công (có công dụng làm lưỡi cưa?). Mặt bụng được tu chỉnh với
ba vết ghè lớn hướng từ ngoài vào, trong đó một vết ghè lớn diện
ghè hình vòng cung tạo nên phần rìa lưỡi sắc mỏng. Mặt lưng còn rõ
u ghè và tia ghè, ở giữa hơi lõm vào. Hai rìa cạnh và phần lưỡi có
những vết tu chỉnh nhỏ khá tỉ mỉ tạo nên độ mỏng sắc và vết răng
cưa li ti. Phần đốc là diện ghè và hơi vát, diện phẳng. Mặt cắt ngang
thân hình elip. Kt (cm): Dài 5,4 x rộng 5,3 x dày1,2.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L4.A1:139 chế tác từ chất
liệu đá opal, có hai màu trộn lẫn là màu nâu đỏ và màu gan gà.
Phần lưng cong tạo thành sống trâu và vẫn giữ được một phần lớp
vỏ đá opan. Phần rìa lưỡi và hai rìa cạnh đều có vết ghè. Phần bụng
hơi lõm vào thân và tương đối nhẵn. Rìa lưỡi được sử dụng mòn
nhẵn. Phần đốc vát nhọn rất thuận tiện cho cầm nắm khi sử dụng.
Mặt cắt ngang thân hình tứ giác. Kt (cm): Dài 3,0 x rộng 5,0 x dày
0,8 (Bản vẽ 13 tr. 81).
+ Đồ gốm
Có thể nhận thấy rằng, các di vật đồ gốm thu được ở Phù Mỹ
có số lượng áp đảo so với các loại hình di vật khác bao gồm: 98 hiện
vật gốm và 9478 mảnh gốm. Gốm Phù Mỹ đều làm từ đất sét pha
cát hay một ít bã thực vật với áo gốm màu xám vàng, hồng gạch
hay xám đen, xương gồm chủ yếu màu xám đen hay nâu nhạt với
độ cứng chắc không cao.
Sưu tập đồ gốm Phù Mỹ nhiều về số lượng nhưng có thể phân
biệt thành các loại bao gồm: bàn xoa gốm, con kê, dọi xe sợi, đồ
gốm sinh hoạt và gốm mảnh.
Bàn xoa gốm: Trong tổng số 98 di vật đồ gốm thì sưu tập bàn
xoa gốm hình nấm chiếm số lượng là 65 tiêu bản gồm 9 hiện vật
nguyên, 56 hiện vật gãy, vỡ (Ảnh 16-17, tr. 96).
Bàn xoa gốm mang ký hiệu 07.PM.H1.L2.C1:14 được làm từ
đất sét pha cát pha ít bã thực vật, lớp áo bàn xoa dày khoảng 0,3 cm
có màu hồng, xương màu xám đen. Bàn xoa gốm có hình nấm còn
khá nguyên vẹn (chỉ vỡ mất lớp áo ở phần chuôi). Chuôi bàn xoa
dạng hình trụ, đầu chuôi có lỗ độ sâu đo được 0,3 cm. Phần nấm
được loe dần tạo thành hình chỏm cầu, rìa cạnh bị mài mòn. Kt (cm):
Dài 6,0; đk (đk) chuôi 3,5; đk nấm 5,5.
Bàn xoa gốm mang ký hiệu 07.PM.H1.L2.C1:15 được làm từ
đất sét pha cát pha ít bá thực vật, lớp áo bàn xoa dày khoảng 0,2 cm
có màu hồng ½ thân bàn xoa, phần còn lại có màu xám đen, xương
màu xám đen. Bàn xoa gốm có hình nấm còn khá nguyên vẹn.
Chuôi bàn xoa dạng hình trụ, có lỗ sâu khoảng 1,8 cm. Phần nấm
được loe dần tạo thành hình chỏm cầu, rìa cạnh và mặt nấm bị mài
mòn. Kt (cm): Dài 8,2; đk chuôi 3,8; đk nấm 6,3.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H1.L1.C7:22 là một phần chuôi
của bàn xo...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của nam cao Văn học 0
D khảo sát địa kỹ thuật khu vực đất yếu, lựa chọn chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất & các giải pháp xử lý nền đường đắp trên đất yếu Khoa học Tự nhiên 0
T Khảo sát chỉ số khối cơ thể (body mass index –bmi) và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết Luận văn Kinh tế 0
D khảo sát nguồn gen duy trì và phục hồi hữu dục một số dạng cms ngô bằng chỉ thị phân tử dna Nông Lâm Thủy sản 0
D KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH BẠC LÁ NGUỒN GEN CÁC LÚA NẾP BẰNG CHỈ Nông Lâm Thủy sản 0
D KHẢO SÁT NGUỒN GEN TẬP ĐOÀN GIỐNG KHOAI TÂY KHÁNG BỆNH SƯƠNG MAI BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ DNA Nông Lâm Thủy sản 0
V Khảo sát thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ con số trong sự đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt có yếu Tiếng Trung 1
P Khảo sát đặc trưng từ, ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt liên hệ chuyển dịch sang tiếng Văn hóa, Xã hội 2
N Khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán Văn hóa, Xã hội 2
H Khảo sát nhóm động từ chỉ hướng vận động trong tiếng Hán (so sánh với tiếng Việt) Văn hóa, Xã hội 10

Các chủ đề có liên quan khác

Top