hongkieusa_93

New Member
Download Tiểu luận Nét đẹp văn minh của phố cổ Hội An

Download miễn phí Tiểu luận Nét đẹp văn minh của phố cổ Hội An





- Đã một lần đến Hội An, hẳn bạn sẽ biết đến cụm từ: “Same same but differrent” - tạm dịch là “Giống mà không giống”. Nó xuất hiện với tần suất cao trên các biển hiệu, brochure quảng cáo và được in cả trên áo thun, mũ nón với hàm ý: tuy cung cấp cùng một loại hàng hóa dịch vụ, nhưng chúng tôi tự tin sẽ đem lại cho quý khách một sự khác biệt.
Quán cà phê cũng vậy. Hội An là nơi có mật độ quán cà phê dày đặc để phục vụ du khách - thường là những quán bar có bán kèm đồ ăn. Bạn có thể bước vào bất cứ quán cà phê nào trong khu phố cổ mà vẫn an tâm rằng nó đủ xinh đẹp, dễ chịu, giá cả không quá chênh lệch với các quán còn lại. Đó là điều làm các quán này “same same”.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

Nét đẹp văn minh của phố
Từ các cửa hàng sang trọng với giá bán tính từ 100USD trở lên đến người bán hàng rong với cánh chuồn chuồn tre giá 6 nghìn đồng… tất cả đều rất lịch sự, nhã nhặn, thân thiện và toát lên một vẻ đẹp vừa văn minh vừa hồn hậu.
Văn minh kinh doanh ở Hội An được thể hiện từ bảng hiệu đến cung cách thực hiện.
Tự tạo dấu ấn
Phố chỉ rộng chừng sáu cây số vuông, quanh đi quẩn lại khắp nơi đã dày đặc các cửa hiệu, nhưng mỗi cửa hiệu đều có những nét riêng. Việc kinh doanh, buôn bán ở Hội An giờ đã bước sang một giai đoạn khác, giai đoạn chinh phục du khách bằng cảm quan thẩm mỹ và khả năng phục vụ chuyên nghiệp. Sự thay đổi lớn nhất và dễ nhìn thấy nhất chính là nét tân trang của các quán bar, cà phê, nhà hàng ở đây. Vào quán bar “Xưa và Nay” (51 Lê Lợi), du khách sẽ nhận ra một phong cách rất châu Mỹ. Anh Tuấn – chủ quán bar “Xưa và Nay” tâm sự: “Bar, nhà hàng và các quán cà phê ở Hội An rất nhiều với mật độ được xem là dày đặc. Làm thế nào để tạo cho mình một dấu ấn riêng đó là điều mà tui và nhiều người khác hướng đến. Du khách cũng có nhiều loại và chúng tui dựa vào đó mà tự hình thành cho mình một phong cách riêng, phù hợp với loại du khách mình chọn”.
Dấu ấn riêng được xem là một trong những tiêu chí hàng đầu của người làm nghề buôn bán ở Hội An. Không có cửa hiệu hoành tráng, nhưng hễ nhắc đến cơm gà Hội An, ngay lập tức người ta nhắc đến cơm gà bà Buội (26 Phan Châu Trinh). Quán đơn sơ nhưng lúc nào cũng đông nghịt khách. Không phải chỉ vì thương hiệu mà vì cơm gà ở đây ngon, bàn ghế lúc nào cũng sạch sẽ và đặc biệt là thái độ phục vụ ân cần của chủ quán. Chị Nguyễn Thị Khánh Linh – một du khách đến từ Hà Nội cho biết: “tui thật sự ấn tượng bởi cung cách buôn bán của người Hội An. Họ chân thật và nhiệt tình, đối đãi trọng thị với khách. Mua sắm ở Hội An cũng khiến tui yên tâm hơn rất nhiều vì họ thường cho giá rất chuẩn và không có chuyện kỳ kèo, lôi kéo khách. Đó là một nét đẹp rất văn minh trong buôn bán của người Hội An mà du khách chúng tui cảm nhận được”.
Xây dựng văn hóa kinh doanh
Bắt đầu từ năm 2005, khi lượng du khách đến với Hội An tăng ồ ạt, cũng là lúc chính quyền địa phương nhận ra vấn đề phát triển dịch vụ – thương mại – du lịch là mục tiêu hàng đầu. Số lượng các khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu mọc lên, kéo theo đó là tình trạng lộn xộn trong cạnh tranh buôn bán làm mất mỹ quan của phố… Ngay lập tức, chương trình “Điểm kinh doanh đạt chuẩn” được đưa ra với những tiêu chí xung quanh các vấn đề về văn hóa, văn minh trong kinh doanh. Ông Nguyễn Văn Lanh – Trưởng phòng VHTT thành phố Hội An cho biết: “Với mục tiêu xây dựng thành phố văn hóa, thì văn minh văn hóa kinh doanh phải được đặt lên hàng đầu. Đến bây giờ, sau 5 năm thực hiện chương trình “Điểm kinh doanh đạt chuẩn” chúng tui đã thu được những kết quả rất bất ngờ. Nó không còn là sự bắt buộc từ phía chính quyền mà là sự tự động từ chính bản thân người làm nghề buôn bán. Đó là tín hiệu đáng mừng cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của Hội An trước xu thế thương mại hóa mạnh mẽ như hiện nay. Người kinh doanh hiểu được rằng, nếu buôn bán văn minh thì sẽ sống, còn không sẽ tự  đưa mình vào ngõ cụt”.
Dù là gánh hàng rong, cũng cần những nét đẹp của văn hóa buôn bán.
Với số lượng 4.181 hộ kinh doanh trên toàn địa bàn thành phố (số liệu ngày 1-5-2010) đã góp phần cùng với du lịch làm cho kinh tế thương mại dịch vụ tăng trưởng khá ổn định và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP thành phố. Đây là ngành phát triển đa dạng, phù hợp với mục tiêu quy hoạch và tiến trình phát triển của thành phố. Kinh tế tư nhân từ ngành thương mại – dịch vụ đã giải quyết được đa số việc làm và thu nhập xã hội, khu vực kinh tế hộ đạt tốc độ tăng trưởng khá… Không dừng lại ở đó, Đảng bộ và chính quyền TP. Hội An đã và đang hướng đến một chiến lược mới hơn cho ngành thương mại dịch vụ. Bà Đinh Thị Thu Thủy – Trưởng phòng Thương mại Du lịch Hội An cho biết: “Những thành tựu mà ngành đã đạt được trong 5 năm qua vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ lần thứ XV đề ra. Những khó khăn trong việc tìm ra hướng đi mới cho ngành thương mại – dịch vụ vẫn còn nhiều điều nan giải. Nhất là định hướng cho thị trường nội địa và quốc tế ở Hội An. Một trong những vấn đề khác đặt ra yêu cầu phải khắc phục là sự cùng kiệt nàn, đơn điệu trong các sản phẩm du lịch – dịch vụ – thương mại của đô thị cổ”.
Thời gian đến, cùng với những giải pháp cụ thể như tăng cường hơn nữa việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch – dịch vụ; nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng ngành; phát triển dựa vào cộng đồng, đẩy mạnh hoạt động quảng bá tiếp thị nhằm tạo sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước và nhân dân trong việc xây dựng nên một Hội An đẹp, cổ kính nhưng rất hấp dẫn và làm hài lòng du khách… Đảng bộ và chính quyền thành phố cũng xác định nguồn lực lớn mạnh cho sự phát triển chính là nhân tố con người. Và trước mắt, tiêu chí để đáp ứng cho mục tiêu thành phố văn hóa, thành phố văn minh  là văn hóa buôn bán của người Hội
Đi cà phê ở Hội An
- Đã một lần đến Hội An, hẳn bạn sẽ biết đến cụm từ: “Same same but differrent” - tạm dịch là “Giống mà không giống”. Nó xuất hiện với tần suất cao trên các biển hiệu, brochure quảng cáo và được in cả trên áo thun, mũ nón với hàm ý: tuy cung cấp cùng một loại hàng hóa dịch vụ, nhưng chúng tui tự tin sẽ đem lại cho quý khách một sự khác biệt.
Quán cà phê cũng vậy. Hội An là nơi có mật độ quán cà phê dày đặc để phục vụ du khách - thường là những quán bar có bán kèm đồ ăn. Bạn có thể bước vào bất cứ quán cà phê nào trong khu phố cổ mà vẫn an tâm rằng nó đủ xinh đẹp, dễ chịu, giá cả không quá chênh lệch với các quán còn lại. Đó là điều làm các quán này “same same”.
“But different”!
Dọc bờ sông Hoài là một dãy quán cà phê và quán ăn dài. Quán bờ sông là một sự lựa chọn đúng đắn trong những trưa mùa hè nóng nực. Nếu đến đúng lúc bạn có thể "giành” được chỗ ngồi “mặt tiền” của quán. Đó là vị trí đẹp nhất để ngồi nhâm nhi gì đó, tận hưởng gió sông mát lộng, quan sát nhịp sống phố Hội. Ngày hay đêm ở con đường này cũng nhộn nhịp, sôi động bởi lượng lớn dân địa phương và du khách qua lại.
Có những quán mang phong cách sang trọng, cũng có những quán décor cũ kỹ, bụi bặm đầy cá tính, du khách có thể lựa chọn tùy sở thích. Như Bar 96 trông rất ọp ẹp nhưng lại trở thành một điểm nhấn ở khu bờ sông với bức tường loang lổ và mái ngói rêu phong; trên mỗi bàn có đặt một chén mạ non trang trí trông rất mát mắt và làm không ít du khách ồ lên thú vị.
Nếu thích dạng café-lounge, bạn có thể đến bar Lo. Quán mới toanh, ghế nệm, dàn ánh sáng được thiết kế công phu và trên mỗi bàn thắp một chiếc… đèn dầu.
Nếu muốn ngồi đâu đó yên...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top