quyenthiendac

New Member
Bệnh ngoài da có nhiều loại, có thể do nhiễm ký sinh trùng(ghẻ), vi nấm (hắc lào, lang ben). Nếu sử dụng thuốc không đúng hay không tuân theo một số nguyên tắc điều trị sẽ đưa đến việc chữa trị trở thành khó khăn...

Ghẻ

Bệnh do ký sinh trùng Scarcoptes scabiei hominis gây ra, không gây nguy hiểm trầm trọng nếu người mắc biết giữ gìn vệ sinh tối thiểu. Ghẻ chỉ gây sự khó chịu vì ngứa ngáy hay sự xấu hổ vì lý do thẩm mỹ (bàn tay mà bị ghẻ thì không đẹp chút nào). Tuy nhiên trước đây đã có trường hợp người bệnh bị ngộ độc phải vào bệnh viện vì dùng “thuốc rầy”, thậm chí dùng “thuốc súng” để bôi ghẻ.

Muốn trị dứt ghẻ phải dùng thuốc có tác dụng diệt con cái ghẻ và phải bôi thuốc đúng cách. Thuốc thường có dạng kem, dung dịch, thuốc mỡ và chứa một trong những hoạt chất sau: lưu huỳnh (trước đây có sử dụng thuốc mỡ lưu huỳnh hay dung dịch polysulfua calcium nhưng nay ít dùng vì có mùi hôi diêm sinh gây khó chịu cho người bôi thuốc), benzyl benzoat (asxabiol), D.E.P (tức dietyl phtalat dùng dạng mỡ), gamma hexaclorocyclohexan, crotamiton 10% còn có thêm tác dụng chống ngứa.

Các nguyên tắc cần thực hiện khi bôi thuốc:

Tắm sạch (nên xát mạnh xà phòng vào nốt ghẻ và rửa sạch), lau khô trước khi bôi thuốc. Tốt nhất là bôi thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Phải chuẩn bị một bộ quần áo giặt thật sạch, có nhúng nước sôi, ủi nóng hay phơi qua một, hai cơn nắng để thay. Màn, chiếu, gối... nên giặt, tẩy, phơi nắng (để diệt con cái ghẻ và trứng rơi rớt có thể gây bệnh trở lại hay lây lan).

Phải để thuốc tiếp xúc đủ thời gian. Đa số thuốc được yêu cầu để tiếp xúc 24 giờ (đối với người lớn), 12 giờ (đối với trẻ em và phụ nữ mang thai). Sau đó tắm rửa sạch sẽ lại bằng xà phòng. Có thể bôi thuốc 2-3 lần hay khi bị tái phát (sau 15-20 ngày do trứng sống sót nở) nên bôi thuốc lại.

Phải trị đồng thời cho tất cả mọi người trong gia đình, nếu để sót người còn bệnh, người khác sẽ bị tái nhiễm.

Nếu điều trị không dứt điểm hay dùng thuốc không đúng sẽ dẫn tới biến chứng như viêm da, chàm hoá khiến cho việc chữa trị trở nên khó khăn hơn.

Hắc lào và lang ben

Do nước ta có khí hậu nóng ẩm rất thích hợp cho sự phát triển của vi nấm (các bệnh nhiễm vi nấm ngoài da ở nước ta dược xếp thứ hai trong các cơ sở điều trị chuyên khoa da liễu, chỉ sau bệnh chàm – eczema). Người bị nhiễm vi nấm không chỉ do ăn ở kém vệ sinh mà còn do lạm dụng thuốc kháng sinh (do kháng sinh chỉ trị được vi khuẩn), lạm dụng corticoid (làm giảm sự đề kháng của cơ thể, các vi nấm có điều kiện tăng sinh) đã đưa đến nhiễm bệnh nấm “cơ hội”.

Hắc lào là danh từ dân gian để chỉ một bệnh vi nấm ngoài da với tổn thương là sẩn đỏ, ngứa, có bóng nước, lan rộng ra tạo thành hình vòng, thường xuất hiện ở vùng da bẹn, quanh thắt lưng, mông, nách, nếp dưới vú... Hắc lào là do nhiễm vi nấm có tên Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum. Còn lang ben là do nhiễm Mallassezia furfur với mảng da bị nhiễm màu trắng hơi bong vẩy, nổi bật trên nền da màu nâu của mặt, cổ, cánh tay, ngực... khi đổ mồ hôi có thể bị ngứa.

Thuốc cổ điển để trị hắc lào, lang ben là dung dịch cồn BSI (acid benzoic + acid salicylic +iod), antimycose (acid benzoic +acid salicylic + acid boric), dung dịch ASA ( aspirin, natri salicylat). Hiện có nhiều thuốc dùng tại chỗ với hoạt chất là dẫn chất imidazol rất có hiệu quả như miconazol (daktarin), ketoconazol (nizoral), econazol (péverye), selsun...

Về kinh nghiệm dân gian đối với lang ben có thể dùng củ riềng 20 gam giã nát, ngâm trong 200 ml giấm thanh, dùng để thoa. Còn đối với hắc lào có thể dùng lá hay rễ cây kiến cò: 300 gam ngâm trong 100 ml rượu 700 trong một tuần, gạn lấy phần rượu dùng để làm thuốc thoa.

Cũng như điều trị bệnh ghẻ, việc điều trị lang ben, hắc lào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc để tránh sự tái nhiễm:

Điều trị liên tục (ngày bôi thuốc 2-3 lần) đến khi da lành và cần tiếp tục bôi ít nhất 2 tuần nữa để tránh tái phát.

Khi tổn thương quá rộng bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thêm thuốc uống trị vi nấm như griseofulvin, ketoconazol...

Kết hợp điều trị với vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

Có thể phòng bệnh nhiễm vi nấm ngoài da nói chung bằng cách không dùng chung khăn lau, quần áo với người khác, tránh gần gũi, chung đụng với thú nuôi trong nhà. Nếu chó, mèo bị rụng lông bất thường nên cho đi khám thú y.
 
Ké đầu ngựa còn có tên khác là thương nhĩ, phắt ma, mác nháng.

Cách chữa bệnh ngoài da ?Là loại cây thảo, cao từ 50 - 80cm, ít phân cành. Thân hình trụ cứng, có khía, màu lục, đôi khi có chấm tím, lông cứng. Lá mọc so le, hình tim - tam giác, mép khía răng không đều; hai mặt lá có lông cứng. Cụm hoa ở đầu cành hay kẽ lá, màu lục nhạt. Quả bế kép hình trứng, có vỏ rất cứng và dai, có hai ngăn, mỗi ngăn là một quả hình thoi. Cây mọc hoang khắp nơi trong cả nước. Bộ phận dùng làm thuốc quả, thân và lá. Khi dùng quả làm thuốc nên thu hái lúc còn xanh chưa ngả vàng. Có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc.

Theo nghiên cứu hiện đại, ké đầu ngựa có hàm lượng iốt cao từ 200 - 300 microgam iốt trong 100g lá hay thân cây. Lá có vitamin C (47mg/100g)...

Theo Đông y, ké đầu ngựa vị ngọt nhạt, tính ôn có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán phong, trừ thấp. Dùng chữa các bệnh ngoài da: tổ đỉa, mụn nhọn, chốc lở... Ngoài ra, ké đầu ngựa còn có tác dụng chữa một số bệnh khác như: chữa bí tiểu, viêm khớp sưng đau, bướu cổ đơn thuần...

Trị mụn nhọt, chín mé chưa mưng mủ:


15g lá ké tươi, rửa sạch, để ráo, giã nát đắp lên chỗ mụn nhọt hay chín mé. Ngày đắp 1 - 2 lần, thực hiện liên tục trong 3 ngày. Bài thuốc này có công dụng giảm sưng đau các loại mụn nhọt, chín mé rất hiệu quả.

Chữa bệnh tổ đỉa:

Quả ké đầu ngựa, hạ khô thảo; mỗi vị 45g, vỏ núc nác 30g, sinh địa 20g, hạt dành dành 15g. Tất cả sao vàng, tán bột làm viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 10-15 viên, nên uống sau các bữa ăn. Uống trong 5-7 ngày.

Chữa viêm da mủ: (chốc, nhọt...):

Ké đầu ngựa, kim ngân hoa, bồ công anh, thổ phục linh, sài đất, mỗi vị 30g. Sắc với 600ml nước còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống trong 5 ngày. Hoặc: Ké đầu ngựa 10g, bồ công anh 15g, sài đất 10g, kim ngân hoa 5g, cam thảo đất 2g. Tất cả bào chế thành dạng chè thuốc, trọng lượng của 1 gói là 42g, mỗi ngày dùng 1 gói, cho hãm nước sôi uống trong ngày.

Chữa phong hủi:

Thương truật 600g, quả ké đầu ngựa 120g. Sao vàng tán nhỏ, trộn với nước hồ gạo hay nước cơm, giã nhuyễn, làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g với nước nguội. Dùng ngoài: Lá ké đầu ngựa, lá cà độc dược, lá trắc bá, lá cau, lá khổ sâm, lá ngải cứu, lá thông và lá quýt nấu nước xông, sau đó dùng nước để tắm. Dùng liên tục trong 10 ngày.

Lưu ý: Khi dùng vị thuốc có ké đầu ngựa, không nên ăn thịt lợn, thịt ngựa vì với người mẫn cảm có thể bị nổi quầng trên da. Phụ nữ mang thai, nuôi con bú không được dùng bài thuốc có ké đầu ngựa.
 

Dowle

New Member
6 bài thuốc dân gian chữa bệnh ngoài da Bệnh ngoài da là loại bệnh mà ai cũng có thể bị mắc do thói quen vệ sinh và thời tiết. Một số mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn chữa bệnh ngoài da hiệu quả. > 10 loại bệnh ngoài da thường gặp Mướp đắng chữa rôm sảy: Lấy 2-3 quả mướp đắng nấu nước tắm cho bé hằng ngày. Các nốt ngứa đáng ghét sẽ biến mất. Lá đào chữa chốc đầu trẻ em: Dùng lá đào nấu nước gội đầu, rồi giã nát quả cùng với hạt mướp đắng để bôi. Rau má chữa rôm sảy, mẩn ngứa: Hằng ngày ăn rau má trộn dầu giấm, hay dùng rau má tươi, giã nát, vắt lấy nước, thêm đường để uống. Sài đất trị rôm sảy, viêm tấy, mụn nhọt: Dùng sài đất tươi 300g nấu với nước để tắm. hay dùng 100g sài đất tươi giã với ít muối, thêm 100ml nước đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước, uống 2-3 lần trong ngày. Bã đắp vào chỗ sưng tấy. Đậu đen chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt: Đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm. Lấy 50-100g sắc uống. Đinh lăng chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt: Ngày dùng 4-6g rễ hay 30-50g thân cành, hay 80g lá đinh lăng sao vàng, sắc uống. Theo Cẩm nang sức khỏe
 

Stilleman

New Member
Liệu pháp dân gian chữa bệnh ngoài da Tinh dầu mù u thường được dùng để loại trừ các vết rạn da. Tuy nhiên công dụng của loại dầu tự nhiên này còn hơn thế, nó giúp chăm sóc, bảo vệ và làm sáng da. Mù u cũng là một loại cây khá phổ biến ở Việt Nam. Theo Foxnews, khi mắc bệnh về da, đôi khi bạn không cần đến hiệu thuốc, liều thuốc tốt nhất có thể được tìm thấy trong các cánh rừng nhiệt đới hay những vùng xa xôi của thế giới. Dưới đây, ông Chris Kilham, một người chuyên đi tìm các phương thuốc chữa bệnh dân gian chia sẻ:1. Dầu mù uMù u có nhiều chủng loại, quả cho hạt gọi là tamanu chứa chất dầu màu xanh lục, có mùi thơm. Phụ nữ vùng biển phía nam thường dùng để loại trừ các vết rạn da. Tuy nhiên công dụng của loại dầu tự nhiên này còn hơn thế, nó cũng có thể giúp chăm sóc bảo vệ da, làm sáng da. Cách chữa bệnh ngoài da ? Quả cây mù u. Ảnh: NTT. Hiện trên thị trường đã có một số sản phẩm được làm từ loại dầu này để hỗ trợ trị mụn trứng cá. Nếu da bạn khô, nếu bạn bị bỏng hãy thoa dầu mù u, ngay lập tức nó sẽ khiến bạn thấy thoải mái hơn.Mù u cũng là một dược liệu dân gian được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.2. Keo ongKeo ong là chất nhựa được ong tập hợp từ các chồi cây và hoa. Nó được sử dụng để sửa chữa những hư hại của tổ ong và bảo vệ tổ khỏi các tác động của môi trường. Và như bạn có thể biết là tổ ong là một môi trường vô trùng. Vì thế bên trong tổ không có vi khuẩn hay vi sinh vật. Cách chữa bệnh ngoài da ? Ảnh: Imge. Lấy ví dụ, nếu một con chuột chui vào tổ thì lũ ong sẽ cắn nó đến chết và sau đó bọc xác nó lại bằng keo ong. Và do đó, tổ ong không bị nhiễm trùng.Keo ong được sử dụng để ngăn cản và tránh sự lây nhiễm của vi khuẩn và vi trùng. Chỉ cần nhỏ một giọt keo ong lên da là bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt, nó giống như một tấm chắn bảo vệ cơ thể bạn khỏi vi khuẩn có hại.Tất cả những công dụng trên đều đã được khoa học chứng minh. Những phương pháp chữa trị dành cho da có nguồn gốc tự nhiên này đã được thử nghiệm với nhiều loại vi khuẩn khác nhau có thể gây bệnh cho con người.3. Tinh dầu Manuka Cách chữa bệnh ngoài da ? Manuka là cây có xuất xứ từ New Zealand. Ảnh: Freefitness. Manuka là một cây bản địa của New Zealand. Dầu manuka có tính kháng khuẩn và khử trùng tốt. Trong các bệnh viện, nó được dùng để điều trị các vết thương bị nhiễm trùng và với các trường hợp bị bỏng, họ thường dùng dầu mật ong manuka.Phương Trang
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top