quynhnga842003

New Member
Sinh viên mới tốt nghiệp khi tìm việc cần xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, biết thể hiện thương hiệu cá nhân để thuyết phục nhà tuyển dụng. Sau đây là bí quyết giúp bạn tìm được việc làm như ý.Cách thể hiện, thuyết phục nhà tuyển dụng ?“Thuyết phục bằng cách trình bày những thông tin liên quan trực tiếp đến phẩm chất, kỹ năng của bạn, thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng: - Bạn có được điều mà họ đang tìm kiếm”. 1. Xác định mục tiêu phù hợpNếu bạn dự định nộp đơn ứng tuyển công việc ở nhiều nơi khác nhau thì bạn nên làm nhiều bộ hồ sơ phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng công việc. Ví dụ, nếu bạn đang dự định ứng tuyển vào vị trí nhân viên marketing cho 3 doanh nghiệp: Doanh nghiệp hàng tiêu dùng, Công ty tiếp thị chuyên nghiệp và Cơ sở chăm sóc sức khỏe thì bạn nên làm 3 bộ hồ sơ có nội dung phù hợp cho từng công việc của mỗi doanh nghiệp. Mỗi hồ sơ phải làm nổi bật các kỹ năng của bạn phù hợp cho từng vị trí theo mục tiêu của từng doanh nghiệp (chứ không phải hồ sơ cho 3 nơi đều giống nhau).Một công ty nhỏ hay một công ty đang gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm sẽ có mục tiêu và yêu cầu tuyển nhân sự khác với công ty đang có tham vọng muốn vươn lên quy mô lớn hơn nữa. Vì thế, hãy trả lời câu hỏi: Bạn có thích công việc đó và xem nó có phù hợp với năng lực của bạn không? - Bạn nên chọn hai hay ba công việc ứng với mục tiêu của bạn và tập trung tìm hiểu kỹ các công việc đó. Không nên rải hồ sơ đại trà và ngồi đợi. 2. Tìm kiếm nhà tuyển dụng: kết nối các mối quan hệLà sinh viên mới ra trường, bạn hãy tận dụng mọi mối quan hệ bạn biết để tìm việc. Đừng rụt rè và xấu hổ, tất cả những điều bạn cần là một cơ hội để chứng minh khả năng trước nhà tuyển dụng. Có nhiều thông tin tuyển dụng không được đăng tải rộng rãi và có những người sẵn sàng hỗ trợ bạn thăng tiến trong nghề nghiệp mà bạn không ngờ tới.Ngoài các mẩu tin đăng tải trên trang web việc làm, bạn cũng nên tự tìm hiểu về các công ty khác trong lĩnh vực mà bạn muốn ứng tuyển. Các trang danh bạ doanh nghiệp sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin của công ty. Nếu hiện tại công ty mà bạn nhắm tới chưa có nhu cầu tuyển dụng, hãy thường xuyên theo dõi website của họ. Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về mức lương trung bình của ngành. Đây là thông tin mà bạn phải nắm rõ trước khi quyết định ứng tuyển để khi nhà tuyển dụng hỏi về mức lương mong muốn thì bạn đã có sẵn câu trả lời thích đáng. Thường thì các ngành xã hội có mức lương thấp hơn ngành tài chính. Hãy tham khảo thông tin từ các diễn đàn và người quen. 3. Hoàn chỉnh đơn xin việcPhần tóm tắt ngắn gọn ở phần đầu đơn xin việc sẽ cho người đọc biết tại sao bạn hứng thú với công việc này và thuyết phục họ: “tui là ứng viên có kỹ năng phù hợp với vị trí dự tuyển”.Những gạch đầu dòng tiếp theo trong hồ sơ nên cân nhắc chọn lựa cẩn thận. Bạn có rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng và bằng cấp nhưng chỉ cần liệt kê những chi tiết có liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển. Bên cạnh các gạch đầu dòng, bạn cũng nên mô tả công việc và kinh nghiệm học được một cách ngắn, ngay cả công việc bán thời gian. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác hơn khả năng và kinh nghiệm của bạn. Cách thể hiện, thuyết phục nhà tuyển dụng ?Một công ty nhỏ hay một công ty đang gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm sẽ có mục tiêu và yêu cầu tuyển nhân sự khác hẳn một công ty đang có tham vọng muốn vươn lên quy mô lớn hơn nữa... 4. Giao tiếp khéo léo: thực tập phỏng vấn càng nhiều càng tốt Bạn nên đến dự mọi cuộc phỏng vấn tuyển dụng mà bạn được mời, dù đó là công việc bạn chưa vừa ý lắm hay một công ty mà bạn không có cảm tình. Các cuộc phỏng vấn này sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh hơn. Bạn cũng không nên từ chối khi gia đình hay bạn bè giới thiệu những người quen có ý giúp đỡ chia sẻ kinh nghiệm, họ sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin quý giá. Khi trình bày mục tiêu với nhà tuyển dụng, hãy trình bày ngắn gọn và cụ thể mục tiêu của bạn. Nhiều bạn đã chuẩn bị sẵn cả một bài diễn văn cho buổi phỏng vấn và điều này chỉ có hại cho bạn. Bản thân bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng các kế hoạch, mục tiêu cũng như hiểu rõ cá tính, sở thích và ước mơ của mình nên không việc gì phải viết ra cả một bài diễn văn và học thuộc nó. Hãy trao đổi với nhà tuyển dụng như nói chuyện với những người bạn. Đừng kể lể và cố gắng thể hiện một hình ảnh khác với chính bản thân mình. Sự chân thành sẽ giúp bạn ghi điểm. Hãy thể hiện bằng những ví dụ cụ thể có tính thuyết phục đối với từng kỹ năng mà bạn có, theo thứ tự sau:- Tình huống cụ thể hay nhiệm vụ mà bạn được giao;- Các bước hành động của bạn đối với tình huống hay nhiệm vụ được giao đó;- Kết quả gặt hái được sau các bước hành động trên. Bạn nên trình bày ngắn gọn và đầy đủ. Đồng thời chú trọng đến ngôn ngữ hình thể khi diễn đạt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thể hiện ở mức bạn là “người phù hợp” chứ không phải bạn là “người giỏi nhất”. Bạn nên đa dạng hóa cách thể hiện khả năng của mình sao cho phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trình bày những thông tin liên quan trực tiếp đến các phẩm chất, kỹ năng của bạn cho nhà tuyển dụng thấy: - Bạn có được điều mà họ đang tìm kiếm!Hy vọng những cách trên sẽ giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng thành công.
 

Culhwch

New Member
Nhiều thống kê cho thấy bạn chỉ có 6 – 20 giây ngắn ngủi để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng vào CV của mình. Tương tự như vậy với cuộc phỏng vấn trực tiếp. Bạn không có nhiều hơn 5 – 10 phút để tạo ấn tượng ban đầu tích cực. Vậy trong 10 phút đó, bạn nên làm gì để “chinh phục” người phỏng vấn? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn: Gây ấn tượng ban đầu thật tốt Chúng ta đều biết ấn tượng đầu tiên vô cùng quan trọng. Một cái bắt tay thật chắc, một nụ cười lạc quan và một phong thái chuyên nghiệp giúp bạn có một khởi đầu trọn vẹn trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn không thấy thoải mái và hạnh phúc khi gặp nhà tuyển dụng, chắc chắc họ cũng không muốn mời bạn quay lại. Đi thẳng vào vấn đề Nếu câu hỏi đầu tiên là “ Hãy nói cho chúng tui về bạn” và bạn bắt đầu câu chuyện cuộc đời từ nơi bạn sinh ra, có thể bạn đã làm mất khán giả của mình lúc nào không hay. Thay vào đó, bạn nên trả lời một cách ngắn gọn và trực tiếp. Bạn không nên nói những thông tin nhà tuyển dụng không cần thiết phải biết. Lắng nghe chăm chú và trả lời các câu hỏi Có thể bạn tin rằng với khả năng của mình bạn có thể lái các câu hỏi của nhà tuyển dụng sang những điều mà bạn muốn. Tuy nhiên, một lời khuyên dành cho bạn là không nên làm vầy vì nhà tuyển dụng không hể ấn tượng nếu bạn không trả lời cụ thể các câu hỏi của họ. Hãy đảm bảo chú ý đến các câu hỏi và trả lời chi tiết thể hiện chuyên môn của bạn Bạn có thể nghĩ đến việc sử dụng chiến thuật “STAR” để có một câu trả lời trọn vẹn. STAR là cách viết tắt của Situation ( tình huống), Task (nhiệm vụ), Action (hành động) và Results (kết quả). Bạn nêu ra một tình huống, mô tả nhiệm vụ bạn cần làm, bạn đã có những hoạt động gì để hoàn thành và cuối cùng mô tả kết quả bạn đã đạt được. Nên có những dẫn chứng cụ thể cho những điều bạn nói Bạn nên chuẩn bị các câu chuyện cụ thể mô tả thành quả công việc đặc biệt liên quan đến những mong đợi của nhà tuyển dụng cần cho vị trí này. Nếu bạn biết công việc này cần kiến thức quản lý, hãy chuẩn bị mô tả những thành công của bạn trong việc quản lý tổ chức và con người. Không nên nói quá nhiều Bạn nên ghi nhớ chiến thuật “STAR”. Chiến thuật này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu bạn tốt hơn cũng như những điều bạn có thể đóng góp cho công ty họ. Tuy nhiên, việc nói quá nhiều, quá chi tiết lại khiến họ không tập trung và giảm hứng thú với những điều bạn nói. Nhấn mạnh những điều bạn học được Các nhà tuyển dụng đánh giá cao nếu bạn có thể mô tả những điều bạn học được kinh nghiệm trong quá khứ và cách bạn vận dụng những bài học đó để làm tốt công việc hiện tại. Bạn sẽ có cơ hội nói về điều này khi nhà tuyển dụng hỏi “ Điểm yếu của bạn là gì?”. Nếu bạn có thể trả lời nhanh chóng điểm yếu và việc bạn cải thiếu điểm yếu đó và hoàn thiện bản thân, bạn sẽ còn tiến xa.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top