Ayize

New Member
TRƯỜNG CĐN PHÚ CHÂU TUYỂN SINH HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUY CÁC NGÀNH: 1.Kế toán doanh nghiệp
2.Hệ thống điện
3.Điện công nghiệp
4.Quản trị doanh nghiệp
5.Điện tử công nghiệp
6.Hành chính văn phòng
7.Nghiệp vụ lưu trữ * Đối tượng: Ưu tiên các thí sinh có điểm thi ĐH hay HS đã Tốt nghiệp THPT. * Hình thức: Xét tuyển *Thời gian: 01/6 đến hết ngày 28/7/2011
Sau khi Tốt nghiệp Cao đẳng, sinh viên trường CĐN Phú Châu được thi liên thông Đại học, hiện nay Nhà trường đang liên kết với Trường ĐH Điện Lực, ĐH Bách Khoa, ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn mở lớp liên thông
Mọi chi tiết xin liên hệ Đ/c Thành(CB tuyển sinh) số đt:0974304087/0422415801 hoặcTrực tuyến Nick Name: thanhtspcc Địa chỉ: số 121, tổ 3, Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội
 

Perkins

New Member
Câu trả lời có vẻ như rất đơn giản. Nếu đỗ, thật là tuyệt, và thẳng tiến vào trường mình đã chọn. Nếu trượt, cố gắng tìm kiếm cơ hội thứ hai, thứ ba hay ngậm ngùi xác định: ôn một năm nữa để năm sau thi lại.Tuy nhiên, với cuộc sống rất nhiều cơ hội và thử thách hiện nay, và với những người luôn tìm tòi để tìm ra những giải pháp tối ưu cho mình, ý thức được thời gian là của cải vô giá không bao giờ trở lại, sẽ có nhiều việc hơn để suy tính, cân nhắc. 1. Với những người đã đỗ đại học. Trước hết hãy cảm nhận niềm vui của việc vượt qua một trong những thử thách quan trọng đầu tiên của cuộc sống. Sau đó hãy nghĩ xem liệu mình sẽ phải chuẩn bị những gì cho hành trang tiếp theo? Và hãy nghĩ xem mình có còn cơ hội gì khác không? - Nếu cảm giác rằng trường mình vừa đỗ thực sự là ngôi trường mà mình vẫn hằng ao ước, rằng mình không có và không thể mong gì hơn thế nữa, hãy chuẩn bị cho một chặng đường mới mà bạn đang ở điểm khởi đầu. Chặng đường mới sẽ đòi hỏi bạn phải học tập với tâm thế tích cực và có chủ đích rõ ràng. Có nhiều người đã tưởng rằng kỳ thi đại học thành công là xong, là hoàn thành trách nhiệm với bố mẹ, thầy cô, là đỉnh cao, và thỏa mãn với thắng lợi này quá lâu để sau 4 năm giật mình nhìn lại mới thấy mình đã bỏ phí quá nhiều thời gian quý giá. Bạn có thể đỗ tại chương trình đào tạo lạc hậu, môi trường học tập đơn điệu, điều kiện học tập cùng kiệt nàn... Nhưng dù vì cái gì đi nữa thì việc bạn là ai và bạn có gì mới là điều quan trọng, do đó, thay vì tìm lí do bào chữa cho mình, hãy xác định một thái độ học tập tích cực để đạt hiệu quả tốt nhất. Một thực tế là rất nhiều bạn tốt nghiệp ra có khả năng làm việc rất tốt, do các bạn đã tự biết được những khiếm khuyết trong hệ thống đào tạo hiện hành và đã luôn nỗ lực và chủ động để học hỏi, bồi dưỡng cho mình. Vì vậy, hãy chú ý rằng, đỗ vào đại học là một sự khởi đầu mới, đòi hỏi bạn phải nỗ lực và chủ động rất nhiều trong chặng đường tiếp theo. - Đối với một số bạn, thi đỗ trong kỳ thi đại học, trước hết, là một minh chứng về sự thành công của bạn, còn thực sự vẫn có thể băn khoăn về ngôi trường, về những gì đang chờ đợi bạn trong trường đại học. Bạn hãy tự hỏi, trường đại học mà bạn vừa đỗ có phải là mong muốn cao nhất của bạn không, nó có thể giúp bạn đạt được những ƯỚC MƠ thực sự của mình không? Có thể bạn còn có điều kiện mơ ước cao hơn nữa chăng? Xem xét cơ hội học tập tốt hơn sẽ là điều nên làm. Hãy hỏi bố mẹ bạn xem họ có thể cho bạn những điều kiện học tập tốt hơn bằng cách cho bạn theo học một chương trình đào tạo quốc tế chăng? Bạn đã từng nghe nói đến các các chương trình du học tại chỗ chưa? Học tại Việt Nam lấy bằng của nước ngoài, mà điều quan trọng là được học tập theo chương trình đào tạo quốc tế, trong một môi trường đào tạo tiến tiến với cách tiếp cận đào tạo lấy sinh viên làm trung tâm. Điều khó khăn là các chương trình này thường đòi hỏi mức học phí cao hơn hẳn so với chương trình đào tạo trong nước. Và do đó dẫn đến một lối suy nghĩ khá phổ biến là chỉ có trượt đại học mới phải tìm đến các chương trình du học tại chỗ. Tuy nhiên hãy cân nhắc về thời gian của bạn. Bốn năm tuổi trẻ là của cải vô giá mà bạn sẽ không bao giờ có lại được nữa. Đó là quãng thời gian đẹp nhất của mỗi người, “khi trái tim tràn đầy nhiệt tình và hoài bão, khát khao kiến thức và mong muốn cống hiến” (Trích thông điệp của chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại ĐH KTQD - IBD@NEU).Với cuộc sống năng động và đang mở ra rất nhiều cơ hội hiện nay, câu hỏi tốt mà một người trẻ tuổi nên có là như thế này đã phải là phương án tốt nhất chưa, đã phát huy tối đa những tiềm năng có thể có chưa? Nếu bạn tin rằng bạn có khả năng học tập, và bạn khát khao một môi trường học tập tốt để có thể phát huy hết khả năng của bạn, bạn hãy tự hỏi gia đình bạn có khả năng không? Nếu cảm giác là có, bạn có thể đề đạt nguyện vọng. Và đương nhiên, để đề nghị của mình được duyệt, bạn sẽ phải chứng minh được rằng bạn đã sẵn sàng đón nhận sự đầu tư và bạn có trách nhiệm làm cho sự đầu tư đó là hiệu quả. Hãy tin rằng nhiều vị phụ huynh sẽ hết sức hài lòng khi thấy con mình có những cân nhắc và dám lựa chọn, dám nhận trách nhiệm. Chính ý thức về trách nhiệm đó sẽ là một trong những động lực hết sức quan trọng cho cả quá trình học tập cũng như làm việc sau này của sinh viên. 2. Còn với những bạn “lỡ chân” bị trượt? Cay đắng, bàng hoàng, sốc, hay đó là điều đã dự báo trước? Dù trạng thái nào thì cũng không dễ chịu gì. Bạn sẽ phải biết thừa nhận thất bại của mình, cho dù vì trăm ngàn lý do gì đi nữa. Song, đó chưa phải là dấu chấm hết. Henry Ford đã nói rằng “Thất bại chỉ là sự lui lại của thành công”. Và một sự thất bại sớm lúc ban đầu có thể làm cho bạn nhìn lại mình một cách nghiêm khắc hơn, và tạo động lực cho bạn vượt lên tốt hơn sau này. Hơn nữa, vẫn còn rất nhiều cơ hội. Một cách thông thường rất nhiều bạn nghĩ đến việc phải tiếp tục lớp 13 để năm sau thi tiếp, vì dường như bằng đại học chính quy là một cái gì đó bắt buộc. Hãy mở rộng suy nghĩ và tầm nhìn của mình hơn. Hãy tự hỏi xem mình thực sự nmuốn gì? Và mình đã và đang làm gì để biến những mong muốn đó thành hiện thực. Thi cao đẳng, học nghề, thậm chí xin việc đi làm ngay... đã và đang là giải pháp của nhiều bạn trẻ. Còn nếu bạn vẫn mong muốn được học tập một cách chính quy, trước khi “ra đời” làm việc, và gia đình bạn có điều kiện hỗ trợ cho bạn, đầu tư cho bạn, hãy chú ý đến các chương trình du học tại chỗ. Một sân chơi mới đang mở ra với ngày càng nhiều các chương trình du học tại chỗ, với đầu vào mở hơn. Nhưng nhớ rằng đầu ra lại không hề “rộng mở” mà phải rất nghiêm túc, rất cố gắng, bạn mới “ra” và đến đích được. Và ở đây, nếu thực sự việc trượt đại học chỉ là một sự không may mắn so với năng lực học tập của bạn, bạn là người có khả năng học tập và có mong muốn học tập, thì bạn lại có cơ hội làm lại một lần nữa, trong một cuộc chơi mới mà bạn bình đẳng như những người thắng cuộc khác, thậm chí bạn hoàn toàn có thể vượt lên. Hiện tại có nhiều chương trình du học tại chỗ ở các cấp độ đòi hỏi khác nhau, với những cách tổ chức khác nhau. Vấn đề quan trọng khi lựa chọn chương trình là ở sự phù hợp. Một chương trình tốt nhất đối với bạn là một chương trình phù hợp với khả nănng tài chính của bạn, năng lực/tiềm năng của bạn, sở trường của bạn. Hãy có sự khảo sát cẩn thận, hãy cân nhắc, hãy so sánh, hãy tự hỏi mình điều quan trọng đối với mình là gì? Mình có những điều kiện gì... để lựa chọn chương trình phù hợp với mình nhất. Học tập không đơn thuần là việc đến trường học cho có một tấm bằng ra xin việc. Học tập là là quá trình tích luỹ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và rèn luyện phẩm chất của bản thân bản để chuẩn bị đón nhận những cơ hội sẽ đến với bạn trong tương lai. Hãy cân nhắc, xem xét các điều kiện, năng lực và những dự định để chọn lấy một phương án học tập phù hợp nhất với bạn!
 
Nhiều người không vượt qua tâm lý chỉ có bằng đại học mới là người thành công nên cứ loay hoay không có lối thoát, nhất là khi chính mình không đủ điều kiện, con mình không đủ năng lực.
Sau những kỳ thi đại học, những học sinh ngoan, học giỏi, thi đỗ cao được nhiều người khen ngợi. Cha mẹ các em nở mặt nở mày, người thân cũng thơm lây khi trong gia đình, dòng họ có một người thi đỗ. Cái tâm lý đó vẫn đè nặng trong xã hội Việt Nam, với xã hội nông thôn lại càng nặng nề hơn. Nhu cầu con cái thi đỗ đại học đôi khi chuyển sang chiều hướng rất tiêu cực, đó là chỉ vì danh dự gia đình, vì mục đích để hơn hàng xóm, để mình ngẩng mặt khi ra đường, còn không cần biết việc đầu tư học hành đó có hiệu quả hay không.
Trên thực tế, không ít trường hợp không cần học đại học, nhưng có tay nghề cao hay kinh doanh giỏi, nhưng cũng không được đánh giá cao. Những gia đình có con học đại học hay đã tốt nghiệp đại học, dù cùng kiệt nhưng cũng tự an ủi nhà mình "cao" hơn nhà khác vì có bằng đại học. Quan điểm này rất lạc hậu, thiếu tính thực tế nhưng cắm rễ rất sâu trong tư duy của nhiều người.
Chính vì nhận thức đó nên nhiều thanh niên nông thôn không thi được trường danh tiếng thì cũng cố vào cho được đại học dân lập "vô danh tiểu tốt". Ra trường lặn lội xin việc nhiều năm chẳng được, họ đành đi làm thuê làm mướn kiếm sống. Gia đình ở quê dù cùng kiệt cũng phải cố chu cấp cho ông cử nhân đang thất nghiệp ở thành phố.
Nhiều người thi rớt đại học, nhưng đôi khi vì sĩ diện cá nhân, vì áp lực gia đình, lại tiếp tục "sôi kinh nấu sử" để sang năm thi tiếp. Sự cố gắng đó là rất tốt, nhưng đối với một gia đình nghèo, điều kiện khó khăn, sức học của bản thân có giới hạn, thì vạch đường đi như vậy hoàn toàn không hợp lý.
Xã hội đang rất cần người lao động tay nghề cao để cung cấp cho các doanh nghiệp. Theo phân tích của các trung tâm nghiên cứu thị trường lao động, nhu cầu về lao động có tay nghề cao gấp đôi nhu cầu lao động trình độ đại học.
Học nghề thời gian ngắn, chi phí thấp, học viên ra trường thường có việc làm nhanh hơn học đại học, nhiều nghề có thu nhập cao. Các yếu tố đó rất phù hợp với điều kiện của những gia đình khó khăn.
Hiện nay, các trường nghề phát triển tốt, có nhiều cơ sở đào tạo nghề đúng với nhu cầu thực tế, liên kết với doanh nghiệp để học viên ra trường có việc làm ngay và thu nhập ổn định. Nhà nước cũng đã có chính sách, cơ chế để học viên trường nghề được học liên thông lên đại học. Tại sao lại bỏ qua lựa chọn này?
 

Muir

New Member
Chào tất cả các bạn trẻ, những bạn vừa trải qua một kỳ thi đại học căng thẳng nhưng cũng đầy niềm tin và hy vọng. Chẳng còn bao lâu nữa là các bạn sẽ biết được mình có đậu đại học hay không. Hẳn bạn rất hồi hộp phải không? Việc tham gia kỳ thi đại học cũng giống như bạn tham gia một cuộc chiến, tất nhiên kết quả là có kẻ thắng người thua. Và vấn đề mà tui muốn trao đổi, chia sẻ với các bạn ngày hôm nay là “Nếu bạn là kẻ chiến bại, bạn sẽ làm gì tiếp theo?”. Nhiều bạn trẻ cho rằng đại học chính là cảnh cửa dẫn họ vào đời. Tuy nhiên, nó không phải lúc nào cũng rộng mở cho tất cả mọi người. Vậy thì, nếu như bị nó từ chối, các bạn sẽ làm gì? Xin bạn nhớ rằng buồn chán hay tuyệt vọng không phải là cách để giải quyết vấn đề. Nhiều bạn trẻ khi trượt đại học đã đánh mất động lực sống, chán trường và phạm nhiều sai lầm. Thậm chí, có bạn còn quyết định kết thúc vận mệnh của mình. tui cũng là một người từng bị cánh cửa đại học từ chối, cách đây 3 năm, nhưng hiện nay tui vẫn sống tốt, làm việc bình thường với mức lương gần 3 triệu/tháng. Vậy còn các bạn, các bạn sẽ quyết định ra sao nếu như biết mình bị rớt? Sau đây là vài suy nghĩ bạn nên hướng tới A. Không sao, mình còn trẻ vẫn còn cơ hội cho mình “tỏa sáng” vào năm sau, tiếp tục “chiến” tiếp với bài vở.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top