mrhoang23888

New Member
Download Luận văn Nghề gốm ở Bình Dương từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1975

Download miễn phí Luận văn Nghề gốm ở Bình Dương từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1975





Mục lục
Trang
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU.01
1. Lý do chọn đề tài - mục đích nghiên cứu.01
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .02
3. Đối tượng - phạmvi nghiên cứu .03
4. Các phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu.04
5. Những đóng góp mớicủa đề tài.05
Chương I
NGHỀ GỐM BÌNH DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ
- XÃ HỘI CỦA VÙNG ĐẤT ĐỒNG NAI - GIA ĐÌNH XƯA
1. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của vùng đất Đồng Nai - Gia Định
từ giữa thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX .06
1.1 Vùng đất Đồng Nai - Gia Định từ giữa thế kỷ XVII - cuối thế kỷ XIX .06
1.2 Bình Dương trong bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội của vùng
đất Đồng Nai - Gia Định .11
2. Điều kiện hình thành và phát triển nghề gốm ở Bình Dương .15
2.1 Điều kiện tự nhiên.15
2.2 Điều kiện lịch sử.21
2.3 Điều kiện xã hội.26
Chương II
NGHỀ GỐM Ở BÌNH DƯƠNG - CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
1. Khởi nguồn.31
1.1 Gốm thời tiền - sơ sử .31
1.2 Nguồn gốc ra đời củagốm sứ Bình Dương.33
2. Nghề gốm ở Bình Dương từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954 .38
2.1 Vùng phân bố các lò gốm.38
2.2 Kỹ thuật truyền thống của gốm sứ Bình Dương .40
2.2.1 Nguyên liệu.40
2.2.2 Xử lý nguyên liệu.41
2.2.3 Tạo dáng sản phẩm.43
2.2.4 Mỹ thuật trên gốm.44
2.3. Nung sản phẩm.48
2.3.1 Kỹ thuật xây lò ống.49
2.3.2 Kỹ thuật xây lò bao (lò bầu).57
2.4 Các loại sản phẩmgốm sứ Bình Dương .58
2. 5 Thị trường .60
2.5.1 Thị trường trong nước.60
2.5.2 Thị trường nước ngoài.61
3. Nghề gốm ở Bình Dương giai đoạn 1954 – 1975 .62
3.1 Vùng phân bố .62
3.2 Kỹ thuật truyền thống.63
3.2.1 Về nguyên liệu và sự phát triển ở khâu nguyên liệu trong sản xuất gốm sứ.64
3.2.2 Tạo dáng sản phẩm.62
3.2.3 Mỹ thuật trên gốm.67
3.3 Nung sản phẩm.68
3.4 Các loại hình sản phẩm .69
3.5 Thị trường gốm Bình Dương .72
Chương III
NGHỀ GỐM TRONG CƠ CẤU KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA BÌNH DƯƠNG
TRONG GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CUỐI THẾ KỶ XIX – 1975
1. Cấu kinh tế – xã hội Bình Dương cuối thế kỷ XIX-1954 .74
1.1 Ngành nông nghiệp .74
1.2 Ngành lâm nghiệp .77
1.3 Ngành thủ công nghiệp .78
1.4 Nghề gốm .81
2. Cơ cấu kinh tế – xã hội Bình Dương giai đoạn năm 1954 – 1975.83
2.1 Về nông nghiệp .83
2.2 Về ngành thủ công .85
2.3 Vai trò của nghề gốm .86
2.4 Sư phát triển nghề gốm góp phần ổn định xã hội .86
2.4.1 Thu hút lao động . 86
2.4.2 Nâng cao tay nghề . 88
KẾT LUẬN .90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .94
PHỤ LỤC ẢNH,BẢN ĐỒ .95



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

ớn nhất Phương Nam” [11.203]
Đến cuối thế kỷ XIX Bình Dương hình thành ba làng gốm và nổi
tiếng đến ngày nay là Lái Thiêu (Thuận An) Chánh Nghĩa – Phú Cường
(Thị Xã Thủ Dầu Một) Tân Phước Khánh (Tân Uyên).
Những lò gốm đầu tiên của Bình Dương đều hình thành vào những
năm 80 của thế kỷ XIX bên các bờ sông và kênh rạch như: Rạch Lái
Thiêu (Rạch Tân Thới) và Rạch Bà Lụa, Rạch Ông Tía (Thị xã Thủ Dầu
Một)…
Trong địa chí Thủ Dầu Một 1910 (Monographie de la Province de
Thu Dau Mot) được xuất bản lần đầu tiên vào đầu năm 1910, in trong tập
san Hội nghiên cứu Đông Dương, nhà in Sài Gòn có ghi "Trong Tỉnh có
được khoản 40 lò gốm, trong đó An Thạnh 05 lò, Hưng Định có 08 lò, Tân
Thới có 01 lò, Phú Cường có 11 lò, Bình Chuẩn có 03 lò và 09 lò ở Tân
Khánh. Xưởng chính ở Lái Thiêu là trung tâm phát triển nhất về gốm. Từ
xưởng này đã cho ra sản phẩm với hiệu "Cây Mai" với chất liệu đứng
đầu”.
“Số lò gốm ở trong vùng huyện Lái Thiêu trong tỉnh Thủ Dầu Một
độ 60 cái, sử dụng khoảng 10.000 công nhân. Ngoài ba lò của người Việt
số còn lại là của tư sản Hoa Kiều. Các lò này cung cấp đồ gốm cho cả
Nam Kỳ, cho các vườn cao su”. [17. 480 ]
Ngoài ra các lò gốm, hoạt động khai thác đất sét cũng hết sức quan
trọng theo thống kê đã từng 6 điểm khai thác sét trắng: Chánh Lưu (Bến
40
Cát) Tân Phước Khánh (Tân Uyên) Bình Hòa, An Thạnh , Thuận Giao
(Thuận An)
“Xã Thuận Giao thuộc huyện Lái Thiêu (Thuận An) dân số 1.356
người, hết 60% gia đình sống với nghề khai thác hầm đất. Khi lò gốm phát
triển nhu cầu nguyên liệu, đất sét khai thác tại chỗ không đủ cung ứng nên
người dân mua đất sống từ các nơi khác đem về xã để lọc thành hồ (đất
chín) cung cấp cho các chủ lò.
- Hầm đất Bình Đáng - Xã Bình Nhâm – Lái Thiêu (Thuận An) đất
sét tại đây được khai thác từ lâu, số trữ lượng rất dồi dào, thuộc loại đất sét
đỏ rất tốt. Địa điểm khai thác là một gò đất cao, thiếu nước nên người dân
thường đào lấy đất sống bán cho các chủ hầm hay các lò ở Lái Thiêu.
Ngoài ra còn có các hầm đất ở xã Chánh Phú Hòa (Bến Cát) phục vụ cho
các lò ở xã Tân An và Tương Bình Hiệp và các hầm đất sét ở xã An Mỹ
(Thị Xã Thủ Dầu Một) hầm đất Gò Đình (Thị Trấn An Thạnh – Thuận
An).
Hàng ngày có từ 25m3 đến 30m3 (khoảng 70 tấn) đđất sét sống và hồ được
cung cấp cho các khu lò gốm ở Tân Phước Khánh, Lái Thiêu và Phú
Cường” [22 .99]
2.2 Kỹ thuật truyền thống của gốm sứ Bình Dương
Việc sản xuất gốm sứ ở Bình Dương chủ yếu tiến hành một cách thủ
công từ khâu khai thác chế biến cao lanh, chuẩn bị phối liệu, tạo dáng, sấy
khô men nung và ra thành phẩm.
2.2.1 Nguyên liệu
41
Đất sét Bình Dương làm gốm có thành phần chủ yếu là khoáng
Kaolinit (Al2 03 2S103 2H20) có nguồn gốc là sản phẩm phong hóa của các
đá sáng màu như Granit, Riolit, Andexit, nhân dân thường gọi là sét trắng
hay cao lanh.
Ở Bình Dương đất sét làm gốm có ở khắp nơi, nhất là ở Thị Xã Thủ
Dầu Một và 04 huyện Phía Nam (Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên và Bến Cát)
từ công đọan lấy đất sét thô đến vận chuyển chủ yếu bằng sức người và
súc vật.
Đất cuốc là mỏ đất sét lộ thiên nổi tiếng từ đầu thế kỷ XX, dùng
cuốc có thể lấy đất sét nguyên liệu ở sát mặt đất. Sử dụng nguyên liệu của
vùng đất cuốc sản phẩm ít khi biến dạng dù đôi khi nhiệt độ lò cao hơn
13000c. Do đó nguyên liệu đất sét của Đất Cuốc rất được các lò gốm của
các nơi đến lấy để sản xuất.
2.2.2. Xử lý nguyên liệu
Quy trình khai thác gồm có các công đoạn sau:
Bốc đất phủ Ỉ thoát nước Ỉ xúc bốc Ỉ vận chuyển Ỉ bãi chứa
Mỗi lò có một mặt bằng rộng rãi để chứa đất sét thô, đất được "phơi
ẩm" dưới trời mưa và ánh sáng mặt trời để phân hủy hết chất phèn chua.
Sau khi phơi mưa nắng ở một thời gian nhất định, đất được đưa vào hồ
nước để xử lý được gọi là "xối hồ"
Kết thúc giai đoạn "xối hồ" để loại tạp chất, đất được nghiền để có
độ mịn cần thiết, nghiền thô (với gốm thô) hay nghiền mịn (với sản phẩm
sành mịn và sứ). Thời xưa người thợ sử dụng cối đá, cối đập để nghiền và
42
họ xây dựng những bể để lắng lọc đất cho sạch cát, chất hữu cơ và tạp chất
trước khi đưa vào sản xuất. Mỗi lò thường xây nhiều bể lọc đất để sử dụng.
Qua giai đoạn nghiền và lắng lọc người ta phân loại phối liệu: phối
liệu ép dẽo, phối liệu ép bán thô, đồ đổ rót…
Dây chuyền chuẩn bị phối liệu sứ điển hình ở các lò gốm sau:
Trường thạch Cao lanh, sét Thạch anh
Chọn rửa Máy nghiền thô Nung sơ bộ
Dập Đánh tơi Tuyển lựa
Nghiền Sàng Dập
Sàng Khuấy và lắng Nghiền
Kho chứa Ủ Kho chứa
Cân Cân Cân
Ơ Ð Ĩ
Nghiền bi  Khữ sắt  Bể khuấy  Luyện lentô chân không  Tạo hình dẻo
43
2.2.3. Tạo dáng sản phẩm
Tạo dáng sản phẩm là một khâu rất quan trọng trong quá trình chế
tạo đồ gốm, ở khâu này không chỉ đòi hỏi bàn tay khéo léo mà cả óc sáng
tạo, óc thẩm mỹ.
Ngay từ thời tiền sử với giai đọan đầu là những chiến nôi vò thô
thiển từ chất liệu đến kiểu dáng. theo thời gian các sản phẩm này càng
được nâng lên với nhiều kiểu dáng, nhiều loại hình phù hợp với từng loại
chất liệu.
Từ những sản phẩm chỉ đơn thuần phục vụ cho nhu cầu cuộc sống
như đun nấu, tàng trữ lương thực đến những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu
cao hơn cho cuộc sống và cho các nghi thức tín ngưỡng của cộng đồng.
Tạo dáng sản phẩm là một khâu đầy sáng tạo. Và cũng chính khâu
này tạo nên những đặc trưng riêng cho một nghề, một làng nghề và cả một
thương hiệu.
Tạo hình bằng phương pháp xoay tay là phương pháp cổ điển đã
được thợ gốm thực hiện từ xa xưa để làm các sản phẩm hình tròn. Phương
pháp này gồm có tám công đoạn liên hệ mật thiết với nhau, người thực
hiện bắt buộc phải làm tốt, đúng qui trình kỹ thuật từng công đoạn, để khi
chuyển sang đoạn kế tiếp không bị trở ngại: làm đất, nhồi đất, bo đất, khui
lỗ, lên đất, xoay ống thẳng, xoay ống bầu, làm nguội.
- Làm đất: đất sét thô lọc lấy chất tinh, lúc này chất tinh ở dạng hồ loãng,
chuyển đất hồ lên vật hút nước, đất tinh đặc lại thành hồ dẽo và ủ kín để
giữ độ ẩm. Sau đó dùng chân đạp cho đất quyện lại với nhau và nên thành
từng khối được ủ kín.
44
- Nhồi đất: lấy một lượng đất chừng 02kg, hai tay nhồi cuộn theo hình
xoắn ốc, đến khi nào đất mịn đều, không còn bọt không khí, đất không
dính tay là có thể sử dụng được.
- Bo đất: đặt khối đất vào ngay tâm bàn xoay, để quá trình xoay không làm
chao đảo .
- Khui lỗ: khui một lỗ đúng ngay tâm khối đất là thao tác quyết định độ
dày mỏng của sản phẩm.
- Lên đất: kéo đất lên để thành hình ống, tốc độ bàn xoay quay chậm (100
vòng / phút)
- Xoay ống thẳng: đây là bước cơ bản nhất đế xoay các bản phẩm nhiều
kiểu dáng khác nhau, cắt ống làm đôi để kiểm tra độ dày mỏng.
- X...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top