caukia2tek

New Member
Download Luận văn Làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng

Download miễn phí Luận văn Làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 1
3. Nguồn gốc và phương pháp nghiên cứu . 2
4. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài . 3
5. Đóng góp của đề tài . 4
6. Cấu trúc của đề tài . 6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TRÙNG KHÁNH – TỈNH CAO BẰNG . 8
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. 8
1.2. Tộc người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng . 15
1.3. Sự thay đổi địa danh hành chính qua các thời kỳ lịch sử . 18
Chương 2: LÀNG BẢN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN
TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ( 1945) . 21
2.1 Khái niệm làng và bản truyền thống . 21
2.2 Môi trường sinh thái và nguyên tắc đặt tên của bản làng . 26
2.2.1 Môi trường sinh thái. 26
2.2.2 Nguyên tắc đặt tên của bản . 29
2.3. Kết cấu cư dân . 48
2.4. Dòng họ . 51
2.5. Luật tục của làng bản . 56
2.6 Tổ chức dân dã . 57
2.7 Một số yếu tố văn ho¸ vật chất và tinh thần tiêu biểu . 58
2.7.1 Nhà sàn là loại hình nhà ở truyền thống lâu đời . 58
2.7.2 Sinh hoạt tín ngưỡng dân gian . 64
2.7.3.Lễ hội truyền thống . 69
Chương 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI DƯỚI XÃ HỘI MỚI CỦA LÀNG BẢN
NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG . 76
3.1. Cơ cấu tổ chức . 76
3.2. Quan hệ làng bản . 77
3.3. Những thay đổi về văn hoá . 82
3.4. Những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tích cực của làng
bản trong việc xây dựng đời sống văn hoá hiện nay. . 85
KẾT LUẬN . 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 98



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

tự túc, mối quan hệ giữa
những người trong tông tộc, dòng họ trong phạm vi bản làng gắn bó mật thiết
với nhau, ít có có sự đối kháng dòng họ này với dòng họ khác. Sự phân hóa
gia cấp ở mức độ thấp hơn so với miền xuôi. Trước 1945, về cơ bản xã hội
người Tày phân chia thành các giai cấp sau:
Tầng lớp quan lại, địa chủ, thổ hào giàu có nắm quyền thống trị ở nông
thôn, đó là chỗ dựa chính của chính quyền thực dân phong kiến.
Tầng lớp nho sĩ bình dân, tức là tầng lớp trí thức nho học cũ đã có tuổi
đang mai một dần. Họ được quần chúng tôn trọng. Họ là những người đã góp
phần xây dựng ngôn ngữ, văn học dân tộc, đồng thời có vai trò to lớn trong
các công việc của mường bản: hôn nhân, ma chay, tế lễ…
Tầng lớp nông dân lao động (trung, bần, cố nông đông hơn cả - chiếm
trên 95% dân số). Nông dân lao động là những người sản xuất chính, đồng
thời là người gánh vác mọi thứ thuế khóa, phu phen tạp dịch cho chính quyền
thực dân và phong kiến. Đời sống của họ nói chung là bấp bênh, nhất là
những năm mất mùa, họ phải vào trong rừng đào củ mài, củ bấu ăn thay cơm.
Tầng lớp “tào, mo, then, pụt” tức là những người làm nghề cũng bái
phân lớn là nông dân lao động, có người thuộc giai cấp bóc lột, ít nhiều có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
ảnh hưởng trong dân gian. Họ là những cố vấn không thể thiếu được trong
việc ma chay, cúng bái, cưới xin…là những việc đồng bào coi trọng nhất
trong đời sống xã hội trước đây.
Một tầng lớp mới xuất hiện, tầng lớp trí thức nhỏ được đào tạo trong
các trường phổ thông của Pháp, tức là các thông, kí, phán, giáo học. Họ có
một số vốn Pháp văn và những kiến thức tối thiểu để làm việc trrong bộ máy
chính quyền thực dân. Họ có vai vế nhất định trong xã hội và được mọi người
kính nể.
Như vậy, về cơ bản xã hội người Tày trước cách mạng là một xã hội
thực dân nửa phong kiến. Vì sự phân hóa giai cấp chưa sâu sắc như ở miền
xuôi nên quan hệ giữa các tầng lớp xã hội trong làng bản nói chung vẫn là
quan hệ đoàn kết, tương thân, tương trợ giữa những người trong họ hàng, làng
xóm. Chế độ “quằng” ở làng bản của người Tày xuất hiện từ rất sớm và tồn
tại dai dẳng mãi đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Sau cách mạng Tháng 8/1945, bên cạnh chính quyền thực dân vẫn tiếp
tục bảo lưu về mặt hình thức một bộ máy chính quyền của người bản xứ. Các
đơn vị hành chính bản xứ gồm: xã, tổng, châu, phủ và tỉnh. Xã được tạo thành
bởi sự liên kết của nhiều làng, bản đôi khi cách xa nhau đáng kể. Tất cả các
công việc của xa được điều hành bởi các tộc trưởng. Họ là những người bầu
ra lý trưởng, phó lý và xã đoàn. Ở bản làng, đứng đầu là trưởng bản – đây là
người có uy tín nhất trong bản. Họ đứng ra tổ chức và điều hành mọi công
việc trong bản. Do vậy, trong mỗi bản tính “tự quản” được thể hiện khá rõ nét.
Mọi người dân đều tin tưởng vào trưởng bản của mình.
Về kết cấu cư dân của bản làng, các nhóm dân tộc Tày hầu hết đều cư
trú xen kẽ lẫn nhau đại đa số là cư trú ở vùng thấp và một số ít ở vùng lưng
chừng. Họ cư trú theo kiểu một tập hợp thành những làng bản có 10 – 20 nóc
nhà hay 40 – 50 nóc nhà, có nơi đông hơn có thể đạt 80 – 100 nóc nhà. Bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
của người Tày cư trú theo nhóm dân tộc, ít xen kẽ nóc nhà với các dân tộc
khác. Ngay người Tày và người Nùng vốn văn hóa gần gũi với nhau cũng chỉ
xen kẽ bản, tức là lập bản xen kẽ trong thung lũng chứ ít xen kẽ nóc nhà. Nếu
cư trú cùng một bản thì cũng ở thành cụm riêng. Người Tày chọn những nơi
bằng phẳng hay gò đồi để lập bản và làm nhà, họ đặt tên làng bản của mình
theo phong cảnh tự nhiên như: làng Pác Pó, là nơi nguồn nước; làng Đền là
nơi có đền thờ Vua Lê, hay bản Khau Lừa (đồi thuyền) là một xóm ở ngay
sườn quả đồi như con thuyền khổng lồ. Xong tên gọi được người Tày sử dụng
nhiều hơn cả là đặt tên làng bản gắn liền với tên Nà hay Thuổng (tổng) tức là
cánh đồng. Đây là một tên gọi rất phổ biến của người Tày như: Nà Vát, Nà
Lương, Nà Cạn,… hay Tổng Lương, Tổng Chúp, Tổng Mử,… nhiều tên làng,
tên bản của người Tày gắn bó với cả đời sống của từng người, từng nhà là nơi
chôn rau cắt rốn, nơi chung sống của nhiều họ tộc gán liền với sự phát triển
của lịch sử.
2.4 Dòng họ
Ở trong gia đình, chế độ hôn nhân một vợ một chồng là chủ yếu, tuy
nhiên chế độ phụ quyền thể hiện khá rõ nét. Người đàn ông có vai trò chính
và có quyền quyết định các vấn đề lớn trong gia đình, dòng họ. Trong quan hệ
gia đình, đồng bào vốn có lòng kính già yêu trẻ. Dưới chế độ cũ, người phụ
nữ không được đối xử bình đẳng với nam giới, không được hưởng gia tài,
không được đi học. Tuy nhiên, họ vẫn được chồng con tôn trọng vì họ giữ vai
trò quan trọng trong lao động sản xuất và trong việc quản lý kinh tế của gia
đình. Bên cạnh đó, trong đồng bào dân tộc Tày, sự phân công lao động tương
đối rõ ràng – đàn ông cày bừa, cuốc đất; phụ nữ cấy, gặt, gieo trồng. Nhìn
chung phụ nữ làm nhiều việc hơn nam giới vì họ vừa phải tham gia công việc
đồng áng, may vá, kéo sợi, dệt vải, vừa phải đảm đang công việc bếp núc,
nuôi con…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Sinh hoạt trong gia đình người Tày
Về quan hệ trong gia đình: Đồng bào dân tộc Tày rất mến khách,
khách đến nhà bao giờ cũng được tiếp đón chu đáo, khách đến làng tuy không
quen biết những cũng được đồng bào chào hỏi thân mật. Tính chất phụ hệ của
gia đình người Tày còn thể hiện ở việc phân chia tài sản: Chỉ có con trai mới
được quyền thừa kế. Tài sản để phân chia, gồm: ruộng đất, trâu bò, rừng, thóc
lúa, tiền bạc, công cụ sản xuất,…Việc phân chia thường được tiến hành khi bố
mẹ đã về già, tất cả con cái đã có gia thất riêng. Các bậc cha mẹ trong gia
đình người Tày thường ứng xử với các con theo hướng: “Ở con út, chết con
cả” nên khi chia gia tài thường để lại một phần (rừng, trâu bò, tiền của) để
dưỡng già, số còn lại sẽ chia đều cho các con trai. Sau đó bố mẹ thường ở với
con út cho đến lúc già, con út có trách nhiệm chính trong phụng dưỡng cha
mẹ vì phần lớn tài sản để dưỡng già của cha mẹ còn lại được giao cho người
này quản lý. Khi bị đau ốm bệnh tật, biết không qua khỏi thì bố mẹ sẽ chuyển
sang nhà con cả để việc tang lễ được tiến hành tại đây; Song có những trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
hợp bố mẹ vẫn ở với con út cho đến lúc chết. Theo tục của người Tày, khi bố
mẹ chết mà con cái chưa trưởng thành người bác ruột và chú ruột có vai trò
lớn đối với các cháu. Bác ruột hay chú ruột sẽ thay thế người quá cố đảm
nhiệm việc thờ phụng tổ tiên, quản lý tài sản, có trách nhi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top