vtb_thuan

New Member
tui vừa tốt nghiệp cao đẳng ngoại thương loại ưu và đang học liên thông Đại học Kinh tế. Hiện tui công tác tại một công ty cổ phần lớn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản được ba tháng.

Khi phỏng vấn thương lượng mức lương, trưởng bộ phận phụ trách cho biết theo quy định công ty thì vị trí của tui mức lương 2,5 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên khi vào việc tui được biết các đồng nghiệp tương đương tui lương 3 triệu đồng/ tháng.

tui phụ trách lượng công việc nhiều hơn đồng nghiệp và hoàn thành tốt hơn nên có cảm giác mình bị ép và không được sự bảo vệ từ cấp quản lý như đã hứa. tui mất tin tưởng vào người quản lý và khó có thể làm việc nhiệt tình, trách nhiệm như trước nữa.

Vậy tui có thể kiến nghị để mình được đối xử công bằng, hay tui nên chuyển việc và xem đó là một kinh nghiệm trong việc thương lượng lương khi tiếp nhận việc?
 

ch0c0ly_bjbj

New Member
Những băn khoăn của bạn trong trường hợp này là hợp lý. Vấn đề của bạn có thể gói gọn trong hai điều:

Thu nhập: đừng bao giờ ngại khi đề cập chuyện lương bổng vì chẳng có gì xấu cả, ai đi làm mà không quan tâm đến thu nhập, yếu tố này rất quan trọng, ảnh hưởng tới nhiều hệ quả khác như nhiệt tình trong công việc hay gắn bó lâu dài với công ty…

Sự công bằng: nếu bạn nhận thấy yếu tố bất công đang tồn tại thì bạn sẽ không còn đặt lòng tin vào cấp trên là điều dễ hiểu.

Hiện tại bạn có một khúc mắc trong lòng, nếu không tháo bỏ thì bạn không thể toàn tâm toàn ý cho công việc được. tui chưa hiểu hết hoàn cảnh cụ thể của bạn, nhưng dựa trên thông tin bạn cung cấp tui chia sẻ với bạn vài điều:

- Trước khi vào làm bạn đã đồng ý mức lương 2,5 triệu đồng, đây là thỏa thuận được sự đồng ý của cả hai bên (người lao động và người sử dụng lao động). Tất nhiên bạn có quyền không đồng ý với mức lương ngay từ ban đầu. Có nghĩa là bạn hoàn toàn chấp nhận mức lương 2,5 triệu đồng/ tháng và không phải bạn bị ép.

- Bạn nói các đồng nghiệp khác lương 3 triệu đồng/ tháng dù điều kiện tương đương với bạn, bạn căn cứ vào tiêu chí nào để kết luận hay chỉ chủ quan xét đoán?

tui đưa ra hai nhận xét trên để bạn thấy rằng nếu bạn mang điều bức xúc của mình ra “đòi sự công bằng”, liệu lý lẽ của bạn có đủ thuyết phục sếp hay không? Đó là chưa kể chuyện lương bổng trong công ty là thông tin bảo mật, sẽ không tốt cho bạn khi bạn mang ra để so sánh, điều đó càng làm mất thiện cảm của sếp đối với bạn.

Suy cho cùng mục đích của bạn là mong muốn được xem xét lại mức lương, vậy hãy thuyết phục sếp bằng chính khả năng của bạn. Hãy chọn thời điểm thích hợp, tâm trạng của sếp đang vui vẻ, tốt nhất là lựa lúc nào bạn vừa lập được "chiến công" mà giãi bày cùng sếp. Trước khi bắt đầu đi vào chủ để, chính bạn hãy nói về ưu điểm phía công ty trước, tiếp theo là nói về ưu điểm và thành tích của bạn, sau đó mới chuyển qua mục đích chính.

Chẳng hạn như: “Sếp ơi, em vào làm trong công ty được mấy tháng rồi, em thấy công ty có nhiều chính sách hay quá (dẫn chứng), em thấy sếp cũng tạo điều kiện cho em được học hỏi nhiều điều, vì vậy mà em cố gắng hoàn thành tốt công việc, nhiều khi em về hơi trễ tí xíu để hoàn thành việc dở dang, vừa rồi thì em vừa mang về cho công ty một khách hàng tiềm năng… Nhưng mà sếp biết không, giá cả sinh hoạt bây giờ đắt đỏ quá, giá xăng lại tăng… nên em cũng mong muốn sếp xem xét lại mức lương cho em…”.

Chính vì bạn cho sếp thấy được khả năng của bạn, sếp sẽ tự có sự cân nhắc chứ không cần bạn so sánh với những người khác, điều đó sẽ càng làm phản tác dụng. tui tin rằng sếp bạn sẽ không muốn để mất một nhân viên hết lòng vì công việc như bạn. Chúc bạn có kết quả tốt!
 

khoanguyenkind

New Member
Chúng tui biết bạn đang thất vọng vào người mà bạn đã đặt lòng tin về sự công tâm trong công việc. Tuy nhiên, bạn cần bình tĩnh để giải quyết tình huống này, vì nếu không ứng xử khéo léo có thể dẫn đến tình huống rất xấu cho công việc. Nhưng nếu không giải quyết rốt ráo, cứ để khúc mắc đó tồn tại, cũng chính nó sẽ tác động xấu đến nhiệt tình với công việc của bạn.

Trước hết, phải thấy rằng thương lượng lương luôn là điều khó khăn, đặc biệt với các bạn sinh viên mới ra trường. Theo chúng tôi, vấn đề khó khăn chung mà các bạn thường gặp phải chính là chưa đánh giá đúng giá trị bản thân. Còn nếu đã đánh giá đúng thì đôi khi lại gặp phải trường hợp bắt buộc phải chấp nhận mức lương theo khuôn khổ của công ty, bởi mình đang rất cần một công việc.

Trở lại công việc hiện tại của bạn, theo bạn nói thì kết quả làm việc của bạn cao hơn đồng nghiệp ở cùng vị trí. Nhưng đó chỉ là đánh giá của cá nhân bạn. Bạn nên nhớ rằng người quản lý có cách đánh giá khác với những điều bạn thấy.

Mặc dù thế, nếu bạn thật sự nghĩ rằng giá trị bạn mang lại cho công ty cao hơn mức lương mà công ty trả cho bạn và bạn hoàn toàn xứng đáng với điều đó, đừng ngần ngại gặp trực tiếp sếp để thương lượng lại lương. Nhưng bạn cũng nên cân nhắc kỹ, nếu được thì quan sát, tìm hiểu để biết thêm chính sách về lương của công ty có cho phép bạn yêu cầu tăng lương như vậy hay không, hay giai đoạn này tình hình tài chính của công ty thế nào, có phù hợp để đề xuất tăng lương hay không…

Bạn có thể dùng hiệu quả công việc so với yêu cầu mà sếp đưa ra để thuyết phục về năng lực công việc của mình và chứng tỏ đòi hỏi của bạn là chính đáng. Chúc bạn thành công!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top