Faraji

New Member
Download Luận văn Một số vấn đề hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh trong các doanh nghiệp tại Việt Nam

Download miễn phí Luận văn Một số vấn đề hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh trong các doanh nghiệp tại Việt Nam





Qua khảo sát liên doanh HĐHTKD của ngành bưu chính viễn thông
(BCC) có thể nêu mộtsố đặc điểm nổi bật sau: Liên doanh BCC là liên doanh
giữa Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam với hãng Korea Telecom
(Hàn Quốc), cùng hợp tác kinh doanh thu cước mạng điện thoại và viễn thông.
Phía Korea Telecom góp bằng tài sản là các thiết bị bưu chính viễn thông ở các
bưu điện của các tỉnh thành của Việt Nam. Phía Tổng công ty Bưu chính viễn
thông Việt Nam (VNPT) quản lý và điều hành liên doanh. Hai bên phân chia
doanh thu thu được từ việc khai thác tàisản theo tỷ lệ phía Việt Nam 62%, phía
đối tác 38%. Liên doanh hoạt động ở ViệtNam, nên hoạt động dưới tư cách
pháp nhân của VNPT. Trong hợp đồng liên doanh này, VNPT vừa là người tham
gia vừa là người tổ chức liên doanh, việc tổ chứckế toán hoạt động này đã được
VNPT quy định riêng bằng một quy định nội bộ, được thực hiện ở những bưu
điện có hoạt động liên doanh [36].



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

với hệ thống kế toán DN (theo QĐ 1141).
Nhìn chung phương pháp kế toán hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh
đều tuân thủ theo các nguyên tắc chung được quy định trong kế toán Việt Nam
và đáp ứng được yêu cầu kiểm soát của Nhà nước và yêu cầu quản lý kinh tế
đối với hoạt động liên doanh của các DN. Tuy nhiên khi nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam phát triển với mức độ cao hơn, hoạt động liên doanh phát sinh nhiều,
với nhiều nghiệp vụ kinh tế ngày càng phức tạp thì các quy định về kế toán hoạt
động liên doanh đã ban hành theo QĐ 1141 trở nên chưa đầy đủ, chưa đồng bộ
và chưa thực sự hòa nhập với các nguyên tắc và thông lệ kế toán quốc tế.
Để quy định, hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán các
khoản vốn góp liên doanh, làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán và lập BCTC của
các bên góp vốn liên doanh, Bộ tài chính đã ban hành VAS 08 – Thông tin tài
chính về những khoản vốn góp liên doanh theo QĐ số 234/2003/QĐ-BTC ngày
30/12/2003 .
Nội dung cơ bản của chuẩn mực kế toán Việt Nam 08 - Thông tin tài chính
về những khoản vốn góp liên doanh
Thứ nhất, Liên doanh là thoả thuận bằng hợp đồng của hai hay nhiều
bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm
37
soát bởi các bên góp vốn liên doanh. VAS 08 quy định các hình thức liên doanh
bao gồm: HĐHTKD dưới hình thức liên doanh hoạt động kinh doanh được đồng
kiểm soát; HĐHTKD dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát;
HĐHTKD dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh mới được đồng kiểm soát.
Thứ hai, VAS 08 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp
kế toán về các khoản vốn góp liên doanh theo từng hình thức liên doanh.
Hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát: là hoạt động của một số liên
doanh được thực hiện bằng cách sử dụng tài sản và nguồn lực khác của các bên
góp vốn liên doanh mà không thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Mỗi bên góp
vốn liên doanh phải hạch toán trong BCTC riêng của mình và sau đó trên
BCTC hợp nhất:
- Tài sản do bên góp vốn liên doanh kiểm soát và các khoản nợ phải trả mà họ
phải gánh chịu.
- Chi phí phải gánh chịu và doanh thu được chia từ bán hàng hay cung cấp
dịch vụ của liên doanh.
Tài sản được đồng kiểm soát: Hình thức liên doanh này được thiết lập trên cơ
sở hợp đồng cùng chung quyền kiểm soát và quyền sở hữu đối với một hay
nhiều tài sản được góp, hay tài sản do liên doanh mua để phục vụ cho các mục
đích của liên doanh. Hình thức liên doanh này không đòi hỏi phải thành lập một
cơ cở kinh doanh mới. Bên tham gia liên doanh cần trình bày trong BCTC riêng
và BCTC hợp nhất những nội dung sau:
- Phần vốn góp vào tài sản được đồng kiểm soát, được phân loại theo tính chất
của tài sản;
- Các khoản nợ phải trả phát sinh riêng của mỗi bên góp vốn liên doanh;
- Phần nợ phải trả phát sinh chung phải gánh chịu cùng với các bên góp vốn
liên doanh khác từ hoạt động của liên doanh;
- Các khoản thu nhập từ việc bán hay sử dụng phần sản phẩm được chia từ
liên doanh cùng với phần chi phí phát sinh được phân chia từ hoạt động của
liên doanh.
38
- Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc góp vốn liên doanh.
Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát: Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm
soát bởi các bên góp vốn liên doanh đòi hỏi phải có sự thành lập một cơ sở kinh
doanh mới. Hoạt động của cơ sở này cũng giống như hoạt động của các DN
khác, chỉ khác là thoả thuận bằng hợp đồng giữa các bên góp vốn liên doanh
quy định quyền đồng kiểm soát của họ đối với các hoạt động kinh tế của cơ sở
này.
Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát phải tổ chức công tác kế toán riêng như
các DN khác theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán.
Các phương pháp để kế toán khoản vốn góp liên doanh dưới hình thức cơ
sở kinh doanh được đồng kiểm soát được quy định trong VAS 08 là phương pháp
vốn chủ sở hữu và phương pháp giá gốc.
Phương pháp vốn chủ sở hữu: là phương pháp kế toán mà khoản vốn góp
trong liên doanh được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh
theo những thay đổi của phần sở hữu của bên góp vốn liên doanh trong tài sản
thuần của đơn vị được đầu tư. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải được
phản ánh lợi ích của bên góp vốn liên doanh từ kết quả hoạt động kinh doanh
của cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.
Phương pháp giá gốc: Là phương pháp kế toán mà khoản vốn góp liên
doanh được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó không được điều chỉnh theo
những thay đổi của phần sở hữu của bên góp vốn liên doanh trong tài sản thuần
của cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát. Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh chỉ phản ánh khoản thu nhập của bên góp vốn liên doanh được phân chia
từ lợi nhuận thuần luỹ kế của liên doanh phát sinh sau khi góp vốn liên doanh.
Thứ ba, Nghiệp vụ giao dịch giữa bên góp vốn liên doanh và liên doanh:
- Trường hợp bên góp vốn liên doanh góp vốn bằng tài sản vào liên doanh
thì chỉ được hạch toán phần lãi hay lỗ có thể xác định tương ứng cho phần lợi ích
của các bên góp vốn liên doanh khác.
39
- Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản cho liên doanh và tài
sản này được giữ lại chưa bán cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh
chỉ được hạch toán phần lãi hay lỗ có thể xác định được tương ứng cho phần lợi
ích của các bên góp vốn liên doanh khác.
Nếu liên doanh bán tài sản này cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn
liên doanh được ghi nhận lãi lỗ thực tế phát sinh từ nghiệp vụ bán tài sản cho
liên doanh.
- Trường hợp bên góp vốn liên doanh mua tài sản của liên doanh chưa bán
lại tài sản này cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh đó không được
hạch toán phần lãi của mình trong liên doanh thu được từ nghiệp vụ này.
Nếu bên góp vốn liên doanh bán tài sản này cho bên thứ ba độc lập thì
bên góp vốn liên doanh được ghi nhận phần lãi thực tế tương ứng với phần lợi
ích của mình trong liên doanh.
Thứ tư, Việc lập và trình bày BCTC:
Bên góp vốn liên doanh lập và trình bày khoản vốn góp liên doanh trên
BCTC riêng theo phương pháp giá gốc.
Nếu bên góp vốn liên doanh lập BCTC hợp nhất thì phải báo cáo phần
vốn góp của mình vào cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát theo phương pháp
vốn chủ sở hữu. Bên góp vốn liên doanh ngừng sử dụng phương pháp vốn chủ sở
hữu kể từ ngày bên góp vốn liên doanh kết thúc quyền đồng kiểm soát hay
không có ảnh hưởng đáng kể đối với cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.
Bên góp vốn liên doanh phải hạch toán các khoản vốn góp sau theo
phương pháp giá gốc: Khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát
được mua và giữ lại để bán trong tương lai gần (dưới 12 tháng); và khoản vốn
góp vào cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát hoạt động trong điều kiện có
nhiều hạn chế khắt khe lâu dài làm giảm đáng kể khả năng chuyển vốn về bên
góp vốn liên doanh.
T...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top