hot_girl404

New Member
Download Luận văn Hoàn thiện giải pháp chuyển đổi Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng từ tổ chức Khoa học Công nghệ sự nghiệp có thu thành tổ chức Khoa học Công nghệ tự trang trải kinh phí

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện giải pháp chuyển đổi Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng từ tổ chức Khoa học Công nghệ sự nghiệp có thu thành tổ chức Khoa học Công nghệ tự trang trải kinh phí





MỤC LỤC
 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ 6
MỞ ĐẦU 7
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 7
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9
6. Kết cấu của luận văn 9
CHƯƠNG 1 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 11
1.1 Một số khái niệm cơ bản về KHCN 11
1.2 Cơ sở lý luận của việc chuyển đổi 13
1.2.1 Khái quát những đặc điểm kinh tế xã hội 13
1.2.2. Vai trò của KHCN trong việc đổi mới nền kinh tế ở nước ta 15
1.2.2.1. Mối tương tác giữa KHCN với kinh tế 15
1.2.2.2. Sự thích ứng của việc đổi mới quản lý hoạt động KHCN với đổi mới phát triển kinh tế 20
1.3 Cơ sở thực tiễn của việc chuyển đổi 25
1.3.1 Một số bài học kinh nghiệm quốc tế 25
1.3.2 Các phương án đổi mới tổ chức và quản lý các tổ chức KHCN từ trước đến nay của nước ta 27
CHƯƠNG 2 46
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 46
2.1 Thực trạng khoa học và công nghệ Việt Nam 46
2.1.1 Những đổi mới 46
2.1.2 Những yếu kém và nguyên nhân chủ yếu 50
2.1.2.1 Những yếu kém 50
2.1.2.2 Những nguyên nhân chủ yếu 54
2.1.3 Đặc điểm hình thành và phát triển của các Viện nghiên cứu triển khai qua các thời kỳ 56
2.1.3.1 Đặc điểm hình thành và phát triển của các Viện nghiên cứu triển khai thời kỳ cơ chế tập trung 56
2.1.3.2 Đặc điểm của các Viện nghiên cứu triển khai trong thời kỳ cơ chế thị trường 57
2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học và Công nghệ Xây dựng 59
2.2.1 Giới thiệu chung về Viện KHCNXD 59
2.2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Viện 59
2.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Viện KHCNXD 61
2.2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Viện KHCNXD 62
2.2.2.1 Tình hình tổ chức 62
2.2.2.2 Tình hình tài chính và tài sản 65
2.2.2.3 Tình hình hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản xuất và dịch vụ 67
CHƯƠNG 3 74
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 74
3.1 Giới thiệu đề án chuyển đổi Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng 74
3.2 Phân tích, đánh giá đề án chuyển đổi Viện KHCNXD 84
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động 96
3.3.1. Giải pháp về nhân lực KHCN 96
3.3.2. Giải pháp trong hoạt động kinh doanh 99
3.3.3. Giải pháp về cơ sở vật chất 102
3.3.4. Giải pháp trong tổ chức quản lý 103
KẾT LUẬN 104
KIẾN NGHỊ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

êm nhiệm và hoạt động hợp tác quốc tế. Chế độ hợp đồng lao động đã được mở rộng hơn đối với các tổ chức khoa học và công nghệ. Đã áp dụng một số hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cán bộ khoa học và công nghệ.
Các thể chế hỗ trợ cho phát triển thị trường công nghệ đã bước đầu được hình thành. Các quy định pháp lý về hợp đồng khoa học và công nghệ, hoạt động chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ đã được ban hành tạo điều kiện cho việc thương mại hoá các thành quả khoa học và công nghệ. Chợ công nghệ - thiết bị đã được tổ chức ở nhiều địa phương và ở phạm vi quốc gia, hình thành kênh giao dịch thị trường thúc đẩy hoạt động mua bán thiết bị và các sản phẩm khoa học và công nghệ.
Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đã được cải tiến một bước thông qua việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Những kết quả đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ vừa qua đã góp phần tạo nên thành tựu chung của nền khoa học và công nghệ được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đánh giá “... khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ chuyển biến tích cực, gắn bó hơn với phát triển kinh tế, xã hội.”
d) Trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học và công nghệ của nhân dân ngày càng được nâng cao
Nhờ có sự quan tâm của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, hoạt động tích cực của các tổ chức KH&CN, các tổ chức khuyến nông, lâm, ngư và công tác phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về tác động của KH&CN đến sản xuất và đời sống, nhận thức và khả năng tiếp thu, ứng dụng tri thức KH&CN của người dân trong thời gian qua đã tăng lên rõ rệt. Hoạt động KH&CN ngày càng được xã hội hóa trên phạm vi cả nước.
2.1.2 Những yếu kém và nguyên nhân chủ yếu
2.1.2.1 Những yếu kém
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được KH&CN nước ta vẫn còn nhiều mặt yếu kém, còn có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế-xã hội.
Năng lực khoa học và công nghệ còn nhiều yếu kém:
Đội ngũ cán bộ KH&CN còn thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, đặc biệt là thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao. Cơ cấu nhân lực KH&CN theo ngành nghề và lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý. Nhiều cán bộ còn rơi vào tình trạng không có việc làm đúng với chuyên môn nghiên cứu khoa học của mình. Nhìn chung đội ngũ cán bộ KHCN của ta khả năng tiếp cận với thị trường, tính toán hiệu quả kinh tế còn hạn chế, do vậy nhiều kết quả của đề tài KHCN chỉ dừng ở quy mô phòng thí nghiệm không triển khai được vào sản xuất, hay sản phẩm tạo ra không mang lại hiệu quả cho xã hội.
Đầu tư của xã hội cho KH&CN còn rất thấp, đặc biệt là đầu tư từ khu vực doanh nghiệp. Trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học nhìn chung còn rất thiếu, không đồng bộ, lạc hậu so với những cơ sở sản xuất tiên tiến cùng ngành.
Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực KH&CN tiên tiến; chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KH&CN cũng như sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế.
Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu KH&CN, giáo dục - đào tạo và sản xuất-kinh doanh; thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu - phát triển, các trường đại học và doanh nghiệp.
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta còn có khoảng cách rất lớn về tiềm lực và kết quả hoạt động KH&CN; tỷ lệ cán bộ nghiên cứu KH&CN trong dân số và mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người thấp; các kết quả nghiên cứu - phát triển theo chuẩn mực quốc tế còn rất ít.
Nhìn chung, năng lực KH&CN nước ta còn yếu kém, chưa giải đáp được kịp thời nhiều vấn đề của thực tiễn đổi mới, chưa gắn kết chặt chẽ và đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế-xã hội.
Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn thấp và lạc hậu:
Ngoài những công nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực như bưu chính-viễn thông, dầu khí, hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi măng, nhìn chung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta hiện lạc hậu khoảng 2-3 thế hệ công nghệ so với các nước trong khu vực. Tình trạng này hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ chậm được đổi mới, còn mang nặng tính hành chính:
Quản lý hoạt động KH&CN còn tập trung chủ yếu vào các yếu tố đầu vào, chưa chú trọng đúng mức đến quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ chưa thực sự xuất phát từ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chưa định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Thiếu cơ chế hữu hiệu khắc phục tình trạng trùng lặp nhiệm vụ khoa học và công nghệ giữa các ngành, các cấp, các địa phương. Tiêu chuẩn lựa chọn và việc lựa chọn chuyên gia tham gia các hội đồng tư vấn để xác định, tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đánh giá kết quả nghiên cứu còn bất cập. Công tác đánh giá kết quả nghiên cứu chưa tương hợp với chuẩn mực quốc tế.
Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ chưa phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thiếu quy hoạch các tổ chức khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Các tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát huy chức năng động, sáng tạo và gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo và sản xuất, kinh doanh. Chưa xây dựng được các tiêu chí cụ thể đánh giá chất lượng và hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ nói chung và các tổ chức khoa học và công nghệ nói riêng.
Cơ chế, chính sách tài chính chưa tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Cơ chế tài chính còn chưa tạo ra sự tự chủ cao đối với các tổ chức khoa học và công nghệ. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ còn dàn trải, thiếu tập trung cho các lĩnh vực, công trình trọng điểm. Thiếu biện pháp hữu hiệu để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ. Thiế...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top