Download Luận văn Phát triển bao thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm tài trợ vốn doanh nghiệp xuất khẩu

Download miễn phí Luận văn Phát triển bao thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm tài trợ vốn doanh nghiệp xuất khẩu





Việt Nam vào WTO đồng nghĩa với sự gia tăng cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Trên thế giới các nhà
nhập khẩu đang có xu hướng chuyển từ cách thanh toán tín dụng chứng
từ, nhờ thu trả ngay sang cách thanh toán mở sổ (open account). Theo
thống kê của nhiều tạp chí thì hiện nay có khoảng 80% giao dịch ngoại thương
trên thế giới được thanh toán bằng cách mở sổ. Khách hàng đã phản
ảnh rằng: rất nhiều nhà nhập khẩu tại Mỹ và Tây Âu yêu cầu các nhà xuất
khẩu Việt Nam bán hàng theo cách thanh toán mở sổ.Và hiện nay có
nhiều quốc gia châu Á đã mạnh dạn thay đổi thói quen sử dụng các phương
thức thanh toán trả ngay như L/C, D/P sang cách mở sổ, cụ thể như
Đài Loan có đến 80% giao dịch ngoại thương sử dụng cách mở sổ, Nhật
Bản-Hồng Kong-Singapore .thì đã sử dụng cách mở sổ cũng khá lâu
rồi.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

cơ hội mới để phát huy những lợi thế
so sánh vốn có về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, sử
dụng những lợi thế đó vào việc phát triển các nguồn hàng xuất khẩu ngày càng
lớn nên tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu Việt Nam tăng dần qua các năm 2001-2005
mang lại một nguồn thu ngoại tệ ngày càng cao phục vụ cho tăng trưởng kinh
tế và công nghiệp hóa.
40
2.2.3. Thực trạng nhu cầu sử dụng bao thanh toán xuất khẩu tại Việt
Nam
2.2.3.1. Thực trạng nhu cầu vốn tại doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều thuộc loại doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Tính đến nay, cả nước có khoảng 200 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ,
đóng góp hơn 30% GDP. Theo chiến lược phát triển, dự kiến đến năm 2010 thì
khu vực này sẽ có 500 nghìn doanh nghiệp. Đây là đối tượng khách hàng có
nhiều tiềm năng mà các Ngân hàng TM Việt Nam phải quan tâm phục vụ.
Nhiều ngân hàng lớn, trước đây chỉ xác định những khách hàng ‘đại gia’, nay
cũng đã có những chương trình dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo kết quả điều tra mới đây về thực trạng doanh nghiệp xuất khẩu
vừa và nhỏ của Cục Phát Triển Doanh Nghiệp (Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư), thì
chỉ có 32,38% doanh nghiệp có khả năng tiếp cận được các nguồn tài chính từ
các ngân hàng, 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được. Thực tế,
số doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận các
nguồn tài chính chính thức, như vay vốn ưu đãi ở ngân hàng hay các tổ chức
tín dụng khác. Vì các cách cho vay truyền thống thì Ngân hàng luôn
tiến hành phân tích tín dụng gồm phân tích phi tài chính (khả năng tương tác
của doanh nghiệp với môi trường kinh doanh, uy tín của khách hàng trên
thương trường, khả năng và uy tín của Hội đồng quản trị và Ban Giám Đốc, xu
hướng phát triển của ngành mà khách hàng đang kinh doanh, các chiến lược
phát triển trong tương lai…) và phân tích tài chính (yêu cầu báo cáo tài chính
phải đầy đủ và được kiểm toán để đánh giá khái quát về quản trị vốn và các
41
hoạt động kinh doanh..) nhằm xác định nhu cầu vốn vay và thời hạn vay hợp lý.
Nhưng những doanh nghiệp này thì thường là báo cáo tài chính chưa được lập
theo đúng chuẩn mực kế toán, chưa có thông tin quá khứ để xác lập uy tín trên
thương trường cũng như khả năng tương tác với thương trường….nên kết quả của
việc phân tích tín dụng này là họ thường không đáp ứng đủ các yêu cầu trên để
được xếp hạng tín nhiệm cao, vì thế để hạn chế rủi ro thì Ngân hàng luôn luôn
yêu cầu tài sản đảm bảo để ngân hàng thu hồi được nợ, mà các doanh nghiệp
này thường thì tài sản không nhiều. Thật khó để các doanh nghiệp này tiếp cận
nguồn vốn của Ngân hàng khi mà Ngân hàng luôn yêu cầu tài sản đảm bảo
nhiều hơn, điều khoản cho vay giới hạn hạn hơn, thời hạn cho vay ngắn hơn…
so với những doanh nghiệp có quy mô lớn.
Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất
là khi Việt Nam gia nhập WTO trong thời gian tới. Hầu hết các doanh nghiệp
trong nước đang rơi vào tình trạng cái gì cũng khó và thiếu. Muốn ‘tăng lực’ để
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vùa và nhỏ, ngoài yếu tố con
người, điều quan trọng nhất vẫn là giải quyết được nguồn vay tín dụng. Vậy
nên, tiền đầu tư từ đâu, luôn là vấn đề quan tâm đầu tiên đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.
Xuất phát từ nhu cầu trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy
chế hoạt động bao thanh toán 1096 vào ngày 06/09/2004 để tạo hành lang pháp
lý cho các Ngân hàng Việt Nam cung cấp sản phẩm bao thanh toán để giúp
những doanh nghiệp này giải quyết khó khăn về vốn. Vì sản phẩm bao thanh
42
toán với bản chất tài trợ dựa trên khoản phải thu đã tạo ra một kênh bổ sung
nguồn vốn lưu động quan trọng để các doanh nghiệp tăng vốn hoạt động, mở
rộng sản xuất, tăng doanh số bán hàng, nâng cao tính cạnh tranh trên thương
trường.
2.2.3.2. Nhu cầu sử dụng BTTXK của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam
Người viết đã tiến hành khảo sát 30 doanh nghiệp xuất khẩu thuộc nhiều
ngành nghề khác nhau. Tỷ lệ xuất khẩu trên tổng doanh số bán hàng trung bình
là khoảng 70%, số hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp khoảng 8 hợp
đồng/tháng, giá trị trung bình khoảng 620,000usd/tháng. Trong đó có 13 doanh
nghiệp chỉ sử dụng cách L/C, 27 doanh nghiệp sử dụng vừa L/C vừa
D/P vừa T/T, có 27 doanh nghiệp có sử dụng cách T/T, và đặc biệt có 5
doanh nghiệp có sử dụng L/C , D/A, T/T trả chậm.
Kết quả cuộc khảo sát trên cho thấy 90% các doanh nghiệp sử dụng
cách T/T, 17% sử dụng hình thức trả chậm, minh chứng cho nhu cầu sử
dụng sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khi được hỏi về sản phẩm BTTXK thì có khoảng 40%
doanh nghiệp trả lời là có nghe thấy, trong đó có khoảng 90% quan tâm đến
sản phầm này và muốn có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm này. Nhưng
nhìn chung, đa số các doanh nghiệp này đều mong muốn được hỗ trợ vốn thông
qua số tiền ứng trước, muốn rút ngắn dần những khoản nợ chậm trả hay loại
43
bỏ tổn thất những khoản nợ xấu để có điều kiện sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
Đây là một kết quả khả quan cho triển vọng phát triển BTTXK.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thì bao thanh toán xuất
khẩu là sự tổng hợp của bảo hiểm rủi ro tín dụng và tài trợ luồng tiền mặt,
nhưng vẫn mang lại cho người bán khả năng cạnh tranh cao và cho người mua
một cách thanh toán dễ chịu. Sau đây là bảng phân tích một số phương
thức bao gồm D/A, D/P, L/C, bảo hiểm tín dụng và BTTXK xét từ quan điểm
của người xuất khẩu:
Bảng 2.3: Bảng phân tích D/A, D/P, L/C, bảo hiểm tín dụng và BTTXK
cách Chi phí Rủi ro tín
dụng
Tài trợ luồng
tiền mặt
Khả năng cạnh
tranh của người bán
D/A Thấp Cao Không Cao
D/P Thấp Cao Không Thấp
L/C Cao nhất Thấp nhất Có Thấp nhất
Bảo hiểm tín
dụng
Cao nhất Thấp nhất Không Cao
Bao thanh
toán XK
Cao nhất Thấp Có Cao nhất
(nguồn số liệu: sách nghiệp vụ bao thanh toán của Nguyễn Quỳnh Lan)
Nhìn chung, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có nhu cầu bức thiết
phải sử dụng cách mở sổ trong các giao dịch xuất khẩu hàng hóa để
nâng cao tính cạnh tranh bán hàng trong khu vực và thế giới, xu hướng tăng số
lượng doanh nghiệp xuất khẩu và tăng trưởng doanh số xuất khẩu qua các năm
và những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng theo các phương
44
thức vay truyền thống, lợi ích của bao thanh toán so với các cách
khác…cho ta thấy được sức cầu về sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu. Còn
cung về sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu như thế nào, chúng ta cùng đi đến
phần 2.3
2..3. Thực trạng bao thanh toán xuất khẩu tại các Ngân hàng TM
Việt Nam
2..3.1. Tình hình cung cấp bao thanh toán xuất khẩu tại các Ngân hàng
TM Việt Nam
Một số chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như Deutsche
bank, HSBC, Citi bank, Far East National Bank… đ
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top