Download Luận văn Nghiên cứu hệ thống thí nghiệm hoá học phần vô cơ líp 12 ban khoa học tự nhiên (thí điểm) và phương pháp sử dông chúng theo hướng dạy học tích cực

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu hệ thống thí nghiệm hoá học phần vô cơ líp 12 ban khoa học tự nhiên (thí điểm) và phương pháp sử dông chúng theo hướng dạy học tích cực





Phương pháp tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những PPGD, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.Vì vậy PPDH tích cực thực chất là những PPDH hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người người học chống lại thãi quen học tập thụ động.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

oạt động nhóm. GV cần động viên HS hoạt động nhiều hơn trong giê học, giảm tối đa các hoạt động nhận thức thụ động.Việc tăng thời gian hoạt động của HS có thể thực hiện bằng nhiều cách như:
- Giảm thuyết trình của GV xuống dưới 40-50% thời gian của một tiết học, tăng đàm thoại giữa thầy và trò, trong đó ưu tiên sử dông PP đàm thoại nêu vấn đề. Tập luyện cho HS được thảo luận, tranh luận.
- Khi HS nghiên cứu sách giáo khoa tại líp, GV cần đặt ra những câu hỏi tổng hợp đòi hái HS phải so sánh, khái quát hóa, suy luận nhằm khắc sâu và vận dụng sáng tạo kiến thức. Cần yêu cầu HS phát biểu nội dung theo ý hiểu của các em
mà không phụ thuộc vào từng từ trong sách.
- Dành thời gian thích đáng để chỉ dẫn, uốn nắn PP học tập của HS trên cơ sở luyện tập cho HS được trình bày về PP tiếp cận vấn đề và vận dụng tổng hợp,sáng tạo kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong học tập hay trong thực tiễn.
+ Tăng mức độ hoạt động trí lực chủ động tích cực sáng tạo của HS.
Có thể thực hiện biện pháp này bằng nhiều cách như:
- Thường xuyên sử dụng tổ hợp PPDH phức hợp-dạy học nêu vấn đề và dạy cho HS giải quyết các vấn đề học tập(bài toán nhận thức) và các vấn đề có liên quan đến thực tiễn từ thấp đến cao.
- Tăng cường sử dụng các câu hỏi, bài tập đòi hái HS phải suy luận, sáng tạo, trong đó có các bài tập sử dụng hình vẽ.
- Từng bước đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá nhằm đánh giá cao(và ngày càng cao) những biểu hiện chủ động sáng tạo của HS và đánh giá cao kiến thức về TN hoá học, kĩ năng thực hành cũng như kĩ năng biết vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết các vấn đề có liên quan đến thực tiễn.
+ Sử dụng phương tiện kĩ thụât dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin trong dạy học hoá học. Các phương tiện kĩ thuật dạy học bao gồm: đèn chiếu, máy chiếu phim, rađio, cacset, tivi, camera, máy vi tính …,cùng các giá mang thông tin như: bản trong(sử dụng cho máy chiếu hắt ), phim, đĩa và băng từ (sử dụng cho camera, máy vi tính, đầu kĩ thuật số…).
Máy chiếu hắt được sử dụng để trình chiếu các hình ảnh tĩnh được in lên bản trong, do đó có thể vẽ, in các hình vẽ, sơ đồ, bài tập, câu hỏi hệ thống hoá…để tiết kiệm thời gian dành cho HS hoạt động.
Sử dụng máy chiếu đa năng kết hợp cùng với máy vi tính cho phép ta đưa ra các hình ảnh động phục vụ rất tốt cho việc mô tả các quá trình hoá học, giúp các em dễ dàng tưởng tượng hơn, tiết kiệm được thời gian hơn…
Hiện nay đã có nhiều phần mềm hoá học do các tác giả trong nước và các phần mềm của nước ngoài phục vụ rất tốt cho việc dạy học hoá học ở trường phổ thông nh­ : phầm mềm xây dựng bài tập trắc nghiệm, TN ảo, biểu diễn cấu tạo
không gian của hợp chất hữu cơ, mô phỏng, đĩa CD TN hoá học …
2.3. Tiếp cận kiến tạo trong dạy học
2.3.1. Quan điểm kiến tạo trong học tập
Lí thuyết kiến tạo là một tiếp cận mang tính GD, trong đó nhấn mạnh rằng người học sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi họ chủ động tạo dựng kiến thức và sự hiểu biết cho mình. Thuyết kiến tạo coi việc học tập là một quá trình tạo dựng và chuyển đổi kiến thức. Nếu người học sử dụng kinh nghiệm của bản thân để tạo dựng(kiến tạo) kiến thức thì hơn là việc nắm bắt kiến thức có sẵn.
Nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đã chỉ rõ: quá trình nhận thức của HS đã tích cực tiếp thu và tự xây dựng có lùa chọn những kiến thức có ý nghĩa cho bản thân mình chứ không phải tất cả các kiến thức thông tin từ thế giới xung quanh. Những kiến thức HS tiếp thu được phụ thuộc vào vốn kiến thức sẵn có của HS và trong nhận thức của người học đã tạo ra mối liên tưởng giữa thông tin vào với kiến thức đã có để kiến tạo những kiến thức có ý nghĩa cho mình, sau đó họ có thể kiểm nghiệm lại, sắp xếp vào bộ nhớ hay loại bỏ nó.
Như vậy, lí thuyết kiến tạo đã coi quá trình học tập như là quá trình biến đổi nhận thức tức là quá trình sửa đổi, phát triển những khái niệm, những ý tưởng có sẵn trong người học để đạt đến kết quả là người học có những khái niệm mới. Tiếp cận kiến tạo đã nhấn mạnh đến mối liên tưởng giữa những kiên thức vốn có với những kiến thức đã học,chú trọng đến việc tạo điều kiện, cơ hội giúp HS kiến tạo những kiến thức có ý nghĩa một cách tích cực và có mục đích.
2.3.2. Lí thuyết kiến tạo trong dạy học
Theo quan điểm kiến tạo, mục đích dạy học không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là quá trình biến đổi nhận thức của HS, tạo điều kiện cho họ kiến tạo kiến thức thông qua đó phát triển trí tuệ và nhân cách.
Để làm biến đổi nhận thức của HS thì trong giê học GV cần chú ý đến các hoạt động giúp HS:
- Nắm bắt được vấn đề học tập.
- Tạo được mâu thuẫn giữa kinh nghiệm vốn có của họcc sinh với thực tiễn quan sát được và kiến thức cần tiếp thu.
- Thực hiện hoạt động nhận thức những kiến thức một cách tích cực .
Tiếp cận quan điểm kiến tạo trong dạy học đòi hái GV phải tạo được môi trường học tập thúc đẩy sự biến đổi nhận thức, tức là:
- Phải tạo cơ hội đề HS trình bày, thể hiện được những kiến thức vốn có của họ.
- Cần cung cấp những kiến thức dưới dạng tình huống có vấn đề, kiến thức có ý nghĩa với HS nhưng có liên quan đến kiến thức vốn có của họ.
- Phải tạo cơ hội cho HS suy nghĩ tìm ra cách giải quyết vấn đề, kiến tạo kiến thức mới, đề ra giả thuyết, các nguyên tắc thực hiện và thử nghiệm kiến thức mới.
- Cần động viên HS thể hiện, trình bày những kiến thức mới kiến tạo được và tạo môi trường học tập khuyến khích HS tham gia tích cực.
Trong giê học người GV không chỉ đơn thuần là người truyền thụ kiÕn thức mà còn thể hiện vai trò:
- Người động viên, khuyến khích HS tham gia tích cực vào quá trình kiến tạo kiến thức.
- Người dự đoán, tìm hiểu những suy nghĩ, những kiến thức vốn có trong đầu HS trước giê học cũng như trong giê học.
- Người chỉ dẫn giúp HS kiến tạo những kiến thức có ý nghĩa với họ.
- Người thúc đẩy những họat động học tập, quá trình biến đổi kiến thức trong HS.
Ta có thể hình dung ra những điểm cơ bản của mô hình dạy học theo tiếp cận kiến tạo là:
- Bài giảng của GV sẽ không theo một khuôn mẫu cứng nhắc, cố định nào đó mà có thể theo nhiều kịch bản khác nhau. Điều này tạo điều kiện cho GV và HS tham gia vào quá trình dạy học theo nguyên tắc: HS tìm kiếm-GV tư vấn trợ giúp. GV khuyến khích HS tù đưa ra câu hỏi, tình huống để khám phá đối tượng, giúp HS mở rộng kiến thức và vận dụng tốt hơn các kiến thức thu được vào các tình huống khác nhau. Trong quá trình tư vấn, trợ giúp GV cần đặc biệt chú ý truyền đạt cho HS PP khái quát, tổng hợp kiến thức từ các giữ liệu, tình huống học tập mà HS kiến tạo.
- Khi kiến tạo kiến thức HS không chỉ dùa vào nội dung kiến thức GV đưa ra mà còn căn cứ vào các hoạt động tương tác đối thoại giữa thầy-trò,trò-trò v...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top