Download Luận văn Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá (1995 - 2007)

Download miễn phí Luận văn Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá (1995 - 2007)





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. THÁI NGUYÊN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC .7
1.1.Vài nét về điều kiện tự nhiên và xã hội .7
1.2. Địa danh Thái Nguyên qua các thời kỳ lịch sử. 15
1.3. Truyền thống chống ngoại xâm . 17
Tiểu kết chương 1 . 23
Chương 2. TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ . 24
2.1. Thành phố Thái Nguyên . 26
2.2. Đại Từ . 29
2.3. Định Hoá - Phú Lương . 32
2.4. Đồng Hỷ - Võ Nhai . 39
2.5. Phú Bình, Phổ Yên . 44
Tiểu kết chương 2 . 54
Chương 3. MỘT VÀI GIẢI PHÁP PHÁT HUY TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN . 56
3.1. Thực trạng . 56
3.2. Một vài giải pháp nhằm phát huy tiềm năng du lịch Thái Nguyên. 67
Tiểu kết chương 3 . 80
KẾT LUẬN . 82
Tài liệu tham khảo . 86
Phần phụ lục . 92



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

, thành phố Thái Nguyên, thậm chí cả
dân các tỉnh Bắc Giang, Hà Nội, Lạng Sơn… đến tế lễ, dâng hương, cầu lộc, cầu
tài… Ngày lễ chính của Động được tổ chức vào mồng 8 tháng Giêng hàng năm.
Ngoài chùa Hang, động Linh Sơn, Đồng Hỷ còn có rất nhiều các di tích lịch sử,
văn hoá và danh lam thắng cảnh có tiếng khác như: Đình, đền Đồng Tâm (xã
Đồng Bẩm), đình Bảo Nang (xã Tân Lợi), núi Voi (thị trấn Chùa Hang)…
Tạm biệt Đồng Hỷ, ngược Quốc lộ 1B theo hướng Đông Bắc, du khách sẽ
đến với Võ Nhai. Theo thống kê của Sở Thương mại và Du lịch [51], Võ Nhai
có 87 điểm di tích trong đó 51 điểm là di tích lịch sử, 7 điểm là di tích tín
ngưỡng, 19 thắng cảnh, 10 di tích khảo cổ học với các địa danh đã trở nên quen
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
thuộc như Thần Sa, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, rừng Khuôn Mánh….Tất
cả đã tạo nên một quần thể di tích hấp dẫn, hứa hẹn mang lại cho du khách một
tour du lịch kỳ thú, đồng thời, đem lại một nguồn lợi không nhỏ cho Võ Nhai từ
loại hình du lịch lịch sử, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái… Điểm đầu tiên mà
du khách dừng chân là trong tuyến du lịch này là di chỉ khảo cổ học Thần Sa
thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, gồm các di chỉ: Phiêng Tung, mái đá Ngườm,
Ranh 1, Ranh 2, Nà Ngần… Tại Phiêng Tung qua 4 đợt khai quật vào các năm
1972, 1973, 1980 (hai đợt) các nhà khảo cổ học đã thu thập được 659 công cụ đá
với nhiều loại hình khác nhau như: Công cụ hòn cuội, công cụ mũi nhọn, công
cụ mảnh cuội, công cụ mảnh tước.
Di chỉ quan trọng nhất của Thần Sa là mái đá Ngườm, nằm trên sườn núi
phía Bắc dãy núi Ngườm, thuộc bản Trung Sơn, cách Phiêng Tung khoảng 1km
về phía Nam. Đây là một mái đá khổng lồ, chiều rộng chừng 60m, chiều cao
30m, nằm ở độ cao 30m so với mặt sông Thần Sa. Các nhà khảo cổ phát hiện tại
đây có 4 tầng văn hoá. Những di vật đá đặc trưng của các nền văn hoá Bắc Sơn,
Hoà Bình, Sơn Vi nằm ở tầng 1, tầng 2, còn tầng 3 thuần các công cụ đặc trưng
của Ngườm, ở tầng 4 là hàng vạn công cụ đá kiểu Phiêng Tung. Những công cụ
mũi nhọn, công cụ nạo và kĩ thuật gia công lần thứ 2 ở Phiêng Tung và Ngườm
giống với những công cụ và kĩ thuật của văn hoá Mút-chi-ê - Nền văn hoá tiêu
biểu cho thời đại trung kì đồ đá cũ của thế giới và gần gũi với nền văn hoá trung
kì đá cũ của Ấn Độ Nêvasien.
Những phát hiện khảo cổ học ở Phiêng Tung và Ngườm đã giúp các nhà
khảo cổ học xác định, ở Thần Sa có một nền văn hoá - văn hoá Thần Sa, chủ
nhân của nền văn hoá này là những người Homosapiens. Ngoài 2 di chỉ quan
trọng là Ngườm và Phiêng Tung, những di chỉ còn lại cũng là nơi cư trú của
người nguyên thuỷ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Như vậy, những phát hiện khảo cổ học quan trọng nêu trên đã góp phần
chứng minh sự xuất hiện và phát triển liên tục của con người trên đất Việt Nam
thuộc các nền văn hoá: Núi Đọ, Thần Sa, Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn… để bước
vào thời đại kim khí với nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ.
Ngày nay, khi đến với Thần Sa, du khách không những có cơ hội được đến
với những ngọn núi đá vôi hùng vĩ, được tìm hiểu về cuộc sống của người xưa,
mà còn được chiêm ngưỡng một vùng non nước “Sơn thuỷ hữu tình” với rừng
già nguyên sinh, với thác Mưa Rơi ào ạt… và biết thêm về nền văn hoá đặc sắc
của dân tộc Tày với măng đắng, rau rừng, với những phong tục, tập quán khác
lạ, được tận mắt ngắm những bản nhà sàn xinh xắn mà ít nơi nào có được.
Ở Võ Nhai, ngoài di chỉ khảo cổ học Thần Sa, du khách còn được đến với
nơi thành lập đội Cứu Quốc quân II tại rừng Khuôn Mánh - Tràng Xá. Sau khi
khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại (27/9/1940), Pháp khủng bố ác liệt phong trào cách
mạng ở căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, hầu hết đội Cứu quốc quân I đã phải rút
lui khỏi các căn cứ để bảo toàn lực lượng. Nhiều cơ sở Đảng của ta bị phá vỡ,
phong trào cách mạng ở vào thế cực kì khó khăn. Trước tình hình đó, đồng chí
Hoàng Quốc Việt - Uỷ viên Trung ương Đảng cùng ban lãnh đạo căn cứ địa Bắc
Sơn - Võ Nhai (lúc đó đang ở núi Lều, Tràng Xá) đã chủ trương khôi phục lại
đội Cứu quốc quân I, nhằm duy trì lực lượng vũ trang để hỗ trợ và cổ vũ cho
phong trào cách mạng.
Sáng 15/9/1941, từng tốp chiến sĩ Cứu quốc kéo đến một quả đồi nhỏ nằm
giữa rừng Khuôn Mánh hiểm trở. Khoảng 9 giờ, các chiến sĩ tập trung đông đủ,
đội ngũ chỉnh tề, đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung ương Đảng, tuyên
bố thành lập đội Cứu quốc quân II. Nhiệm vụ của đội Cứu quốc quân II là tích
cực đấu tranh chống địch khủng bố, trừ gian, diệt ác, bảo vệ cơ sở cách mạng,
bảo vệ căn cứ địa, không ngừng củng cố và phát triển các đội tự vệ làm nguồn
bổ sung cho Cứu quốc quân, duy trì tiếng súng đấu tranh vũ trang để cổ vũ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
phong trào cách mạng cả nước. Sau đó, các chiến sĩ Cứu quốc quân đọc 12 điều
kỉ luật và lời thề quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ Quốc. Ban chỉ huy
đội Cứu quốc quân II do đồng chí Hoàng Quốc Việt chỉ định gồm: Đồng chí
Chu Văn Tấn, Chỉ huy trưởng, Nguyễn Cao Đàm, Chính trị Chỉ đạo viên, Trần
Văn Phấn, Chỉ huy phó. Buổi lễ thành lập đội Cứu quốc quân II diễn ra nhanh
gọn trong khoảng 30 phút, sau đó, các tiểu đội được phân công tản đi cơ sở, tiếp
tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống khủng bố. Giữa vòng vây của thực dân Pháp
và bộ máy cai trị của phong kiến tay sai, sự ra đời của đội Cứu quốc quân II là
mốc son đánh dấu một thời kì lịch sử đấu tranh kiên cường của Đảng và nhân
dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngày nay, danh sách đội cứu quốc
quân II được khắc trang trọng trên đá hoa cương giữa rừng đại ngàn Khuôn
Mánh [54].
Rời rừng Khuôn Mánh, theo quốc lộ 1B lên hướng Đông Bắc, du khách
vượt sẽ đến với di tích hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà nằm kề quốc lộ 1B
thuộc xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng.
Theo truyền thuyết dân gian, ngày xưa, có đôi chim phượng hoàng đi tìm
nơi xây tổ ấm, bay mãi vẫn chưa tìm được nơi nào vừa ý. Mệt mỏi, đói khát, lúc
đó, chúng phát hiện ra một máng đá đầy nước trước cửa hang. Đôi chim dừng
cánh nghỉ ngơi, vẻ đẹp quyến rũ của nơi đây đã níu giữ đôi phượng hoàng dừng
lại. Cho đến một ngày kia, chim trống không tìm được mồi nữa bèn chui vào
hang và chết ở đó, chim mái kiếm mồi về không thấy chim trống đâu, nó đậu
trên mỏm đá vách hang đợi, đợi mãi rồi hoá thành đá. Hang Phượng Hoàng có
tên từ đó.
Từ chân núi, sau khoảng một giờ leo núi, con đường lởm chởm đá tai mèo
dẫn ta đến cửa hang. Ánh sáng từ 2 cửa hang rọi vào khiến du khách được chiêm
ngưỡng những nhũ đá vôi thiên tạo rực rỡ với những hình voi chầu, kì lân múa,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
mẹ bồng con, vũ nữ, bút tháp… Đặc biệt, trê...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top