Download miễn phí Dự án bảo tồn loài - sinh cảnh thủy tùng (glyptostrobus pensilis) tại tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 5 năm: 2011 – 2015​





MỤC LỤC
Phần I . 1
MỞ ĐẦU . 1
I. LÝ DO HÌNH THÀNH DỰ ÁN BẢO TỒN LOÀI – SINH CẢNH THỦY TÙNG Ở ĐĂK LĂK
II. NHỮNG CĂN CỨ LẬP DỰ ÁN BẢO TỒN LOÀI – SINH CẢNH THỦY TÙNG . 2
III. THỜI GIAN VÀ THÀNH PHẦN THAM GIA XÂY DỰNG DỰ ÁN . 3
IV. NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP XÂY DỰNG DỰ ÁN . 3
1. Nội dung nghiên cứu xây dựng dự án . 3
2. Phương pháp luận – Cách tiếp cận xây dựng dự án . 4
3. Phương pháp cụ thể . 4
V. NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN . 7
Phần II . 9
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CÁC KHU VỰC PHÂN
BỐ THỦY TÙNG . 9
I. Điều kiện tự nhiên của 3 xã có phân bố thủy tùng . 9
1. Khu vực Trấp Kso . 9
2. Khu vực Ea Ral . 10
3. Khu vực Cư Né. 11
II. Đặc điểm kinh tế xã hội . 12
1. Khu vực Trấp Ksơ . 12
2. Khu vực Ea Ral . 14
3. Khu vực Cư Né. 15
Phần III . 17
TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU, QUẢN LÝ BẢO TỒN
THỦY TÙNG VÀ NHU CẦU LẬP DỰ ÁN BẢO TỒN LOÀI – SINH
CẢNH THỦY TÙNG Ở DĂK LĂK . 17
I. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU BẢO TỒN THỦY TÙNG TRÊN THẾ GIỚI. 17
II. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU, QUẢN LÝ BẢO TỒN THỦY TÙNG TẠI DĂK LĂK . 19
1. Vấn đề di truyền, nhân giống Thủy tùng . 19
2. Đặc điểm sinh thái, sinh trưởng, phân bố cá thể và quần thể Thủy tùng ở Dak Lak . 22
3. Tình hình quản lý, bảo vệ Thủy tùng, vấn đề xã hội liên quan đến Thủy tùng . 40
III. VẤN ĐỀ TRONG QUẢN LÝ BẢO TỒN THỦY TÙNG VÀ NHU CẦU
THIẾT LẬP DỰ ÁN BẢO LOÀI – SINH CẢNH THỦY TÙNG Ở DĂK LĂK . 43
Phần IV . 45
MỤC TIÊU, KẾT QUẢ ĐẦU RA VÀ CHưỜNG TRÌNH CỦA DỰ ÁN
BẢO TỒN LOÀI – SINH CẢNH THỦY TÙNG Ở ĐĂK LĂK . 45
I. MỤC TIÊU – KẾT QUẢ ĐẦU RA DỰ ÁN . 45
1. Mục tiêu tổng thể . 45
2. Mục tiêu cụ thể . 45
3. Kết quả đầu ra của dự án . 45
4. Khung logic dự án (Logframe) . 46
II. CÁC CHưƠNG TRÌNH – GIẢI PHÁP . 48
1. CHưƠNG TRÌNH 1: QUY HOẠCH KHU BẢO TỒN LOÀI – SINH CẢNH
THỦY TÙNG . 48
2. CHưƠNG TRÌNH 2: XÂY DỰNG BỘ MÁY KHU BẢO TỒN BẢO TỒN LOÀI
– SINH CẢNH THỦY TÙNG . 52
3. CHưƠNG TRÌNH 3: XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU BẢO TỒN LOÀI –
SINH CẢNH THỦY TÙNG . 54
4. CHưƠNG TRÌNH 4: QUẢN LÝ GIÁM SÁT BẢO VỆ THỦY TÙNG . 55
5. CHưƠNG TRÌNH 5: NHÂN GIỐNG THỦY TÙNG VÀ THỤC HIỆN BIỆN
PHÁP BẢO TỒN LOÀI – SINH CẢNH THỦY TÙNG . 56
6. CHưƠNG TRÌNH 6: PHÁT TRIỂN HỢP TÁC QUỐC TẾ ĐỂ BẢO TỒN THỦY TÙNG . 56
Phần V . 58
NHU CẦU VỐN ĐẦU Tư, TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM. 58
SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN . 58
I. NHU CẦU VỐN ĐẦU Tư . 58
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN . 59
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN . 61
IV. QUẢN LÝ, GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN . 62
Phần VI . 64
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 64
I. HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN . 64
II. KẾT LUẬN . 65
III. KIẾN NGHỊ . 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 67

Phần I MỞ ĐẦU
LÝ DO HÌNH THÀNH DỰ ÁN BẢO TỒN LOÀI – SINH CẢNH THỦY TÙNG Ở ĐĂK LĂK
1
Cây Thủy tùng Glyptostrobus pensilis (Staunt) K.Koch thuộc họ Bụt mọc Taxodiaceae là loài thực vật quý hiếm, không những ở Việt Nam mà còn trên thế giới; quần thể tự nhiên thủy tùng hiện tại còn lại duy nhất ở Việt Nam; nó có lịch sử phát triển trên một triệu năm nay nên đã có xu hướng thoái hóa, nhất là trong điều kiện sinh thái thay đổi như hiện nay. Nguy cơ tuyệt chủng đã thấy rõ, khả năng tái sinh rất khó khăn. Đây là loài thực vật được nói tới nhiều, được quan tâm bảo vệ sớm nhất, là loài quý hiếm được ghi vào sách đỏ. Ngoài giá trị khoa học, cây Thủy tùng còn là cây có giá trị kinh tế như là loài cây cho gỗ lớn rất bền trong điều kiện ngâm nước hay chôn trong đất, trong sinh cảnh đầm lầy hay ngập nước; gỗ tốt, có mùi thơm, thớ mịn, không bị mối mọt, nứt nẻ, cong vênh, dễ gia công, nên được sử dụng làm đồ dùng gia đình, đồ mỹ nghệ, nhạc cụ, để tiện, khắc ... rễ thở mềm, xốp, nhẹ, nên có thể dùng làm mũ, nút chai và phích, phao; vỏ chứa tanin; cành lá và nón chín dùng làm thuốc chữa phong thấp, giảm đau, làm săn da. Mặt khác Thủy tùng còn là cây dược liệu để chữa một số bệnh như phong thấp, giảm đau, săng da. Cây có dáng đẹp, có thể trồng làm cảnh hay trồng ven hồ ao để giữ đất, chống xói lở.
Về tình trạng, Thông nước được xem là loài thực vật quý hiếm, sách đỏ thế giới và sách đỏ của Việt Nam đều xếp ở tình trạng nguy cấp (EN: Endangered). Nghị định 32/2006/NĐCP hiện xếp Thông nước vào nhóm IA: Nghiêm cấm khai thác và sử dụng với mục đích thương mại.
Vấn đề quản lý bảo tồn thuỷ tùng hiện nay bao gồm:
- Về quy hoạch, phân cấp quản lý rừng đặc dụng: Hiện các quần thể thủy tùng ở Dak Lak chưa được chính thức công nhận là rừng đặc dụng; trong khi đó đây là loài quý hiếm, đặc hữu và ở Việt Nam chỉ có ở Dak Lak; quy hoạch vùng bảo vệ nghiệm ngặt, phục hồi sinh thái và vùng đệm cho tất cả các khu vực bảo tồn thủy tùng chưa được làm rõ, do đó rất khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển loài này.
- Về nhân giống, gây trồng thủy tùng: Tuy đã có một số nghiên cứu về di truyền cá thể, quần thể, nuôi cấy mô, hom, ghép, ... nhưng thực tế việc thực hiện bảo tồn tại

2
chổ (Insitu) và chuyển vị (Exsitu) chưa được làm có hệ thống và nguy cơ mất hết loài này là sắp diễn ra.
- Về thông tin dữ liệu sinh thái quần thể và loài thủy tùng quý hiếm: Tuy đã có nhiều nghiên cứu và bài báo, báo cáo về thủy tùng, và thực tế tuy diện tích và số cây thủy tùng không nhiều nhưng lại chưa thu thập được đầy đủ cơ sở dữ liệu sinh trưởng và sinh thái môi trường sinh cảnh của cây thủy tùng như: Thiếu số liệu chính xác số cây, kích thước, tình hình sinh trưởng, tính chất đất, mức ngập nước, sinh cảnh, sinh thái lâm phần và mối quan hệ loài thủy tùng với các loài khác và dự báo về diễn thế của quần thể thủy tùng trong điều kiện thay đổi môi trường hiện nay để có giải pháp bảo tồn thích hợp.
- Về quản lý, bảo vệ: Chưa có một đơn vị chức năng có tư cách pháp nhân, thống nhất trách nhiệm quản lý, bảo vệ, thiếu đầu tư và nhân sự; do vậy tình trạng các quần thể thủy tùng ở Dak Lak đã và đang bị biến đổi điều kiện sinh thái nghiệm trọng như thiếu kiểm soát nguồn nước, tác động của người dân trong canh tác, lấy nước tưới cà phê, phá hoại hay chặt trộm thủy tùng, đào bới gốc rễ thủy tùng, gây chết, ....chưa được giải quyết.
Vì vậy việc xây dựng dự án bảo tồn loài – sinh cảnh Thủy tùng tại tỉnh Đak Lak là điều cần thiết, góp phần giải quyết các các vấn đề đang đặt ra cho bảo tồn một loài quý hiếm, đặc hữu, có giá trị về nhiều mặt nhưng đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại và tuyệt chủng.
II. NHỮNG CĂN CỨ LẬP DỰ ÁN BẢO TỒN LOÀI – SINH CẢNH THỦY TÙNG
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng, ngày 13/12/ 2004;
- Quyết định số 62//2005QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân
loại rừng đặc dụng;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành
Luật Bảo vệ phát triển rừng; Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm;
- Quyết định số 186//2006QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng;

- -
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG DỰ ÁN
IV.
1. Nội dung nghiên cứu xây dựng dự án
3
- Quyết định số 1030/2007QĐ-UBND ngày 16/5/2007 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt kết qủa rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Đắk Lắk;
- Công văn số 6601/2009 UBND-NN&MT ngày 25/12/2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc thành lập khu bảo tồn loài sinh cảnh EaRal, huyện Ea H’leo.
- Công văn số 1795/UBND-NN&MT, ngày 15/4/2010 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đắk Lắk, về việc cho chủ trương lập Dự án khu bảo tồn loài sinh cảnh Thông nước tại Đắk Lắk
Trên cơ sở các văn bản pháp lý và công văn của UBND tỉnh Đăk Lăk về chủ trương lập dự án hình thành khu bảo tồn loài – sinh cảnh thủy tùng; từ kết quả nghiên cứu đánh giá theo các phương pháp đã duyệt trong đề cương, dự án bảo tồn loài – sinh cảnh Thủy tùng tại tỉnh Dak Lak được xây dựng để thực hiện trong giai đoạn 5 năm từ 2011 – 2015.
III.
THỜI GIAN VÀ THÀNH PHẦN THAM GIA XÂY DỰNG DỰ ÁN
Thời gian xây dựng dự án là: 8 tháng, từ 01/04/2010 – 30/11/2010
Thành phần tham gia nghiên cứu xây dựng dự án: Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên; Chi cục kiểm lâm tỉnh Dak Lak; 3 hạt kiểm lâm: huyện Ea H’leo; Krông Năng và Krông Buk; người dân sống trong vùng có thông nước. Ngoài ra còn tham vấn các nhà khoa học trong cả nước đã và đang nghiên cứu về cây Thủy tùng ở các trường Đại học Quốc Gia Tp. HCM, Đại học Đà Lạt, trường Đại học Tây Nguyên, Viện Khoa học Kỹ Thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.
Căn cứ vào mục tiêu và các vấn đề tồn tại, các hoạt động sau đã được tiến hành để lập dự án khả thi bảo tồn loài và sinh cảnh thủy từng ở Dăk Lak
i) Đánh giá hiện trạng quản lý bảo tồn và các tác động xã hội đến các quần thể thủy tùng hiện nay
ii) Thiết lập cơ sở dữ liệu sinh trưởng và sinh thái môi trường của quần thể và cá thể thủy tùng như: Số liệu chính xác số cây, kích thước, tình hình sinh trưởng, yêu cầu sinh thái thủy tùng như tính chất đất, mức ngập nước, mối quan hệ

3.1.
-
-
Đánh giá hiện trạng quản lý bảo tồn và các tác động xã hội đến các quần
thể thủy tùng hiện nay
Thu thập các số liệu, tài
liệu, văn bản, bản đồ liên
quan đến công tác quản lý
bảo tồn cây thông nước
hiện nay tại tỉnh Đak Lak.
Thảo luận nhóm và phân
tích SWOT về công tác
quản lý cây thông nước.
Đối tượng tham gia là
lãnh đạo và cán bộ 3 hạt:
Krông Buk, Ea H’leo; Krong Năng và 2 trạm bảo vệ thủy tùng ở Trấp K’Sơ, Ea Ral.
4
loài thủy tùng với các loài cây bạn, đặc điểm lâm học quẩn thể và xu hướng
diễn thế của nó.
iii) Quy hoạch vùng lõi, phục hồi, dịch vụ hành chính và đệm để hình thành khu
bao tồn loài – sinh cảnh thủy tùng.
iv) Xác lập giải pháp bảo tồn và phương hướng phát triển cây thuỷ tùng và cải
thiện quần thể.
v) Nghiên cứu đề xuất xây dựng ban quản lý khu bảo tồn loài- sinh cảnh thủy
tùng có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và nguồn lực để thực hiện các giải pháp bảo tồn cả về sinh thái, sinh học và xã hội.
2. Phương pháp luận – Cách tiếp cận xây dựng dự án
Việc luận chứng để hình thành một khu bảo tồn loài sinh cảnh liên quan đến nhiều khía cạnh; do đó cách tiếp cận bao gồm nghiên cứu các quy định, văn bản pháp luật, các vấn đề tổ chức xã hội kết hợp với đánh giá, hiện trường và phân tích kỹ thuật, sinh thái môi trường trong bảo tồn quần thể và loài.
3. Phương pháp cụ thể
Thảo luận với các hạt kiểm lâm và trạm bảo vệ Thủy tùng Ea Ral, Hạt kiểm lâm Ea H’Leo

5
- Điều tra tình hình kinh tế xã hội của người dân sống trong vùng có thông nước, bao gồm việc thu thập thông tin các hộ có liên quan chung quanh khu vực thủy tùng, đất canh tác, quyền sử dụng đất, hợp đồng, ....
3.2. Thiết lập cơ sở dữ liệu sinh trưởng và sinh thái môi trường của quần thể và cá thể thủy tùng
- Điều tra đặc điểm sinh thái quần thể: Tiến hành ở hai quần thể chính ở Trap K’Sơ (Xã Ea Hồ, huyện Krông Năng) và Ea Ral (xã Ea Ral, huyện Ea H’Leo), bao gồm các chỉ tiêu về sinh thái: Khí hậu, đất, pH đất, thảm thực vật, thảm phủ, ưu hợp, độ tàn che, địa hình, độ cao, ...
- Thu thập số liệu
chính xác số liệu
tất cả các cây thủy
tùng trong tỉnh
Dak Lak, đóng
bảng số hiệu cho
từng cây, đo đếm
kích thước:
Đường kính
(D1.3), chiều cao
(H), đường kính ở
các vị trí 1/5H bằng máy đo cây Laser, xác định phẩm chất; đo đếm vòng năm của các thớt đã bị chặt hạ. Từ đây lập cơ sở dữ liệu thủy tùng bao gồm: Tọa độ VN2000, D, H, thể tích (V), phẩm chất, tuổi (A) và hình ảnh của từng cây và đưa vào phần mềm GIS - Mapinfo để lập bản đồ phân bố cây và quản lý lâu dài
- Lập phương trình xác định tuổi cây thủy tùng: A = f(D) và phương trình thể tích thủy tùng: V = f(D, H) trong phần mềm Statgraphics Centurion XV.
- Phân tích mối quan hệ sinh thái giữa thủy tùng và các loài cây thân gỗ khác để phát hiện 3 mối quan hệ: Hỗ trợ, canh tranh và ngẫu nhiên giữa các loài trong quần thể với thủy tùng, làm cơ sở để xuất biện pháp lâm sinh trong phát triển quần thể thủy tùng bền vững trong mối quan hệ với các loài khác. Đã thu thập 69 ô mẫu Prodan (5.5 cây) trong hai quần thể Trấp KSơ và Ea Ral và
Phần VI
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
Bảo tồn thủy tùng và sinh cảnh của nó sẽ mang lại nhiều hiệu quả không thể tích thành tiền:
Bảo tồn được một loài cây có nhiều giá trị, thực sự quý hiếm, chỉ còn tồn tại trong tự nhiên trên thế giới ở tỉnh Dak Lak, mà cụ thể hơn chỉ còn 255 cá thể. Nếu bảo vệ và phát triển được loài này sẽ đóng góp lớn cho đất nước, xã hội, thế giới việc giữ gìn một loài cổ thực vật có giá trị đang đứng bên bờ tuyệt chủng trong khi những giá trị nhiều mặt của nó chưa được khoa học khám phá hết
Hình thành được một khu bảo tồn loài – sinh cảnh thủy tùng để thống nhất quản lý bảo vệ và có những chiến lược bảo tồn lâu dài loài cây quý hiếm, tạo tiền đề và rút kinh nghiệm cho việc bảo tồn các loài cây nguy cấp khác. Cơ sở vật chất của khu bảo tồn cũng là nơi để nghiên cứu, học tập đào tạo chuyên môn về bảo tồn, nâng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học trong cộng đồng.
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng dân cư, các ban ngành, tổ chức, cá nhân trong bảo tồn loài và sinh cảnh thủy tùng khi mà cuộc chạy đua săn lùng gỗ thủy tùng vì thị hiếu đang diễn ra ráo riết, khó kiểm soát
Tạo ra mối quan hệ hợp tác quốc tế chặt chẻ, nhận đươc nguồn tài trợ cũng như kỹ thuật của cộng đồng quốc tế để bảo tồn loài cây đặc không chỉ của Việt Nam mà cả thể giới.
Đóng góp vào việc du lịch – nghiên cứu, tạo việc làm: Tuy không tạo thành một chương trình du lịch – nghiên cứu, nhưng đây là một tiềm năng lớn trên thế giới. Nếu tổ chức tốt các giải pháp nghiên cứu bảo tồn cũng sẽ thu hút nhiều người tham quan nghiên cứu, trao đổi thông tin

65
II. KẾT LUẬN
Dự án bảo tồn loài – sinh cảnh thủy tùng được tiến hành trên cơ sở đánh giá kỹ thuật, xã hội và tham vấn nhiều bên liên quan, đồng thời thông qua nghiên cứu lập dự án cũng đã phát hiện nhiều vấn đề có tiềm năng trong xúc tiến tái sinh tự nhiên, nhân giống để phát triển và bảo tồn loài – sinh cảnh thủy tùng.
Tuy nhiên bảo tồn thủy tùng khi mà quần thể còn quá hẹp và chịu tác động khá lớn của hoạt động con người cũng sẽ đối mặt với nhiều thử thách.
Từ văn bản dự án này cho thấy những điểm chính cần quan tâm trong thực thi dự án sau khi được phê duyệt:
- Cần có sự thống nhất quản lý, quy hoạch và thực hiện nghiêm pháp luật về bảo tồn loài cây qúy hiếm, vì nếu không kip thời bảo vệ thì dự án bảo tồn này cũng sẽ không còn ý nghĩa.
- Đội ngũ nhân sự làm công tác bảo tồn sẽ có nhiệm vụ rộng hơn so với nhiệm vụ bảo vệ rừng của kiểm lâm, do vậy cần có sự tuyển dụng đúng đắn và đào tạo để có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ. Vì nếu thành lập khu bảo tồn chỉ để bảo vệ cây thủy tùng thì không nhất thiết, chỉ cần tăng biên chế kiểm lâm, hay hợp đồng với cộng đồng dân cư là có thể bảo vệ được. Bảo tồn sẽ giúp cho việc hạn chế suy thoái sinh cảnh quần thể một loài qúy hiếm trong tự nhiên do tác động của con người hay điều kiện tự nhiên biến đổi. Điều này là mới mẻ và cần có sự nhận thức và hành động mới có thể thành công.
- Một vấn đề khá quan trọng khác đó là trong nhiều năm chúng ta bằng mọi cách nghiên cứu nhân giống nhân tạo nhưng bỏ quên đi việc nghiên cứu bảo tồn sinh cảnh quần thể thủy tùng; điều này là bất hợp lý, vì cho dù có nhân giống được thì không có môi trường gây trồng phát triển cũng vô nghĩa. Đồng thời ngoài biện pháp tái sinh nhân tạo thì trong tự nhiên còn có những khả năng thực tế hơn như tái sinh chồi trên rễ thở của thủy tùng, tại sao không bao giờ được đặt ra để thúc đẩy phục hồi quần thể đang cạn kiệt, hao mòn. Vì vậy quan điểm phối hợp bảo tồn sinh thái quần thể để từ đó nhân giống, xúc tiến tái sinh, cải thiện quần thể là quan trọng, chứ không phải bảo tồn thủy tùng là nuôi cấy mô!

66
Việc thực hiện dự án bảo tồn loài – sinh cảnh thủy tùng thông qua một khu bảo tổn sẽ thống nhất được về mặt quản lý, chính sách cũng như kỹ thuật để có thể bảo tồn bền vững thủy tùng và các giá trị sinh thái, sinh học của nó cho đời sống xã hội.
III. KIẾN NGHỊ
▪ Ủy ban nhân dân tỉnh Dăk Lăk chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm, xúc tiến ngay các thủ tục để sớm hình thành Khu bảo tồn loài – sinh cảnh thủy tùng và triển khai đầu tư cho dự án.
▪ Cần phổ biến thông tin dự án, chức năng nhiệm vụ của khu bảo tồn rộng rải trong và ngoài nước, để nâng cao nhận thức của cộng đồng, hạn chế việc phá hoại thủy tùng, đồng thời dịch văn bản dự án sang tiếng Anh và cung cấp lên web site để kêu gọi tài trợ về tài chính cũng như kỹ thuật của các tổ chức bảo tồn thiên nhiên trên thế giới, các nhà tài trợ về môi trường.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top