Ponce

New Member
Download Tiểu luận Hôm nay với Nho giáo

Download miễn phí Tiểu luận Hôm nay với Nho giáo





Đến với Nho giáo, còn có vấn đề thực tiễn của nó cũng có một sự biến huyễn vô cùng phức tạp vì ở đây đã có vai trò chi phối của thực tiễn đời sống xã hội vốn dĩ cũng biến huyễn thiên hình vạn trạng. Bởi thế mới hình thành ra lịch sử Nho giáo thời này thời khác ở Trung Hoa và cả ở Việt Nam. Nói lại điều đó đúng là thừa nhưng thiết tưởng không thừa khi ghi thêm điều này: Không thể đồng chất Nho giáo trong văn bản và Nho giáo trong đời sống thực tế nghiên cứu như đã có đó đây trong lịch sử phê bình Nho giáo ở nước ta và dĩ nhiên cũng là ở Trung Hoa. Tôi có đọc lại tiểu luận Lối học khoa cử và lối học Tống Nho có phải là học đạo Khổng Mạnh không? của cụ Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng đăng trên báo Tiếng Dân (được in lại trong Khổng học đăng của Phan Bội Châu) quả có thấy ít nhiều hiện tượng đồng nhất này, nhất là đoạn cụ nói về Nho giáo thời Nguyễn (đặc biệt là dưới triều Tự Đức). Rồi sau này, qua nhiều bài viết về Nho giáo, qua nhiều ý kiến về Nho giáo (trong đó có ý kiến của người có cương vị), tôi càng có ấn tượng rõ thêm về hiện tượng đồng nhất văn bản Nho giáo với thực tiễn xã hội mà trong đó Nho giáo chỉ là một phương diện ảnh hưởng chứ không phải là tất cả. Đó là chưa kể tới hiện tượng hiểu văn bản Nho giáo rất cạn cợt, (thậm chí có người hình như không đọc gì đáng kể về Nho giáo, nhưng đã không ít đại khôn về Nho giáo). Cho nên, nếu quả có điều như tôi vừa nói, và nếu thực sự muốn có một sự nhận thức khoa học về Nho giáo thì xin hãy giảm bớt, nếu không muốn nói là chấm dứt tình trạng đó. Vì điều này thuộc tư cách khoa học nhưng cũng là phương pháp khoa học.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

đây trực tiếp thể hiện là trên phương diện hình thái xã hội (một bên là tư bản chủ nghĩa, một bên là phong kiến chủ nghĩa), phương diện kinh tế (một bên chủ yếu là kinh tế công thương nghiệp, kinh tế hàng hóa, một bên chủ yếu là kinh tế nông nghiệp,có kinh tế hàng hoá nhưng không phát triển), phương diện khoa học kỹ thuật (một bên phát ttiển bề thế, một bên yếu ớt kém cỏi)… Sự mạnh yếu này, truy nguyên đến cùng thì còn liên quan tới hai kiểu tư duy vốn có chỗ mạnh chỗ yếu khác nhau. Với kiểu tư duy của phương Tây, chỗ mạnh của nó đã dẫn đến sự phát triển của khoa học thực nghiệm và do đó là kỹ thuật để giành thành tựu văn minh vật chất. Tư duy của phương Đông là kiểu tư duy cầu tính (esprit sphèrique, globale). Tư duy của phương Tây là kiểu tư duy tuyến tính(esprit linéaire). Kiểu tư duy tuyến tính này đã dẫn đến năng lực tư duy phân tích (analytique) tiền đề quan trọng cho sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học thực nghiệm. Sự khu biệt hai kiểu tư duy như trên là tương đối mặc dù chính mức độ tương đối đó đã làm nên tính đặc thù của hai kiểu tư duy. Trong quá trình phát triển thế giới trong đó có sự giao lưu văn hóa ngày một gắn bó, tăng trưởng giữa phương Tây và phương Đông, tính dị biệt giữa hai kiểu tư duy này sẽ bị giảm bớt rõ rệt. Nước Nhật Bản từ thời đại Duy Tân Minh Trị với khẩu hiệu: “Tinh thần Nhật Bản, kỹ thuật phương Tây” đến thời đại ngày nay với khẩu hiệu “Tinh thần Nhật Bản, kỹ thuật Nhật Bản” đã chứng tỏ sự khu biệt này bị xóa đi về cơ bản. Nhưng Nhật Bản chưa phải là toàn bộ phương Đông. Trở lại vấn đề áp đảo và bị áp đảo mà có lẽ chơ tới hôm nay vẫn chưa phải đã dành lại một sự cân bằng cần có. Cần nói thêm là kẻ mạnh để áp đảo được không phải không có cái dở. Ngược lại kẻ yếu bị áp đảo không phải không có cái hay. Nhưng một khi đã có sự áp đảo và bị áp đâo thì cái dở của kẻ mạnh cũng thành chiến thắng, còn cái hay của kẻ yếu cũng thanh chiến bại. Vấn đề là ở chỗ,chúng bị áp đảo có nghĩa là nhất thời bị mai một đi, nhưng chúng vẫn là cái hay, cái mạnh, có điều kiện được phục hưng, nó vẫn góp ích cho sứ sống, trước hết là ở sự sống của xứ sở của chúng. tui đã nghĩ về Nho giáo, cũng như nhiều phương diện khác thuộc văn minh, văn hóa, đặc biệt là nhiều giá trị tinh thần khác của phương Đông trong qúa khứ từ niềm tin vào những điều đã trình bày trên đây về sự áp đảo của phương Tây đối với phương Đông. Cũng nói thêm: trong khi chuẩn bị để viết những điều trên đây, tui đã đọc lại Nho giáo của Trần Trọng Kim mà suốt mấy chục năm qua từ ngày nó ra đời hầu như đã bị tấn công từ cả hai phía: tả hữu, bỗng thấy có mặt gặp gỡ công trình này, và dấy lên một mong muốn: giá gì chúng ta cũng chịu đọc kỹ Trần Trọng Kim hơn. Và không chỉ đọc kỹ mà còn là đọc trong một tâm thể nhận thức về vấn đề Đông Tây như trên đã nói dù còn là rất sơ lược. Chuyện cần kết luận ở đây là: đến với Nho giáo hôm nay mà không thương cho cái thân phận của nó trước cuộc tấn công áp đảo không ít phũ phàng của phương Tây đối phương Đông thì dứt khoát là không ổn, thì dứt khoát là thiếu đi một điều kiện tiên quyết để nhận thức vấn đề. Vấn đề II: Vấn đề văn bản và thực tiễn.Với những ai muốn có sự chuẩn xác, khoa học cao, trong việc luận bàn thẩm đinh về Nho giáo xin hãy coi chừng tính phức tạp của nó Khoa học nào cũng vậy, trước hết là phải xuất phát từ việc nhận diện đối tượng nghiên cứu. Ở đây, đối tượng nghiên cứu Nho giáo là gì ? Vấn đề tưởng như không thành vấn đề mà thực tế qua tình hình nghiên cứu lại đã thành vấn đề. Nho giáo chỉ là Khổng giáo và cận viễn phái thuộc hậu duệ của Khổng giáo thôi ư? Ngay trong giới hạn này, không phải là không có người bị coi là lạc dòng, lạc giống. Ví như: Cuối đời Tây Hán cho đến đời Lưỡng Tấn, tuy có 5, 3 ông nhà Nho Vương Sung, Tuân Duyệt, Từ Cán, Trọng Trường Thống, Mã Dung, Trịnh Huyền, bảo các người ấy là nhà Nho, vẫn là Nho, bảo họ thật là chính phái của Khổng học. e họ cũng chẳng dám thừa nhận. Thôi chúng ta chẳng cần dặt ép họ vào “Khổng phái” (Phan Bội Châu: Khổng học đăngchương III: Khổng học viễn phái) và Phan Khôi cũng chẳng đã không thừa nhận Tống Nho là Nho giáo đó sao ? Còn Mặc gia, Pháp gia thì hẳn không phải Khổng giáo rồi. Nhưng đó là với người Trung Hoa, với người có học vấn chu đáo. Chứ ở Việt Nam ta, với không ít người, nhất là trong dân gian, trong khái niệm Nho gia, Nho giáo, thì hiện tượng xô bồ trong nhận thức không phải là không có. Thậm chí, còn có hiện tượng, hễ ai biết chữ Hán (mà quen gọi là chữ Nho) thì đều là Nho cả, là thuộc Nho giáo cả. Nêu qua một chút như trên, ít ra cũng là tự nhắc: khỉ nói về Nho giáo, cần có tính minh xác, không thể xô bồ trước sự phân giòng phân hướng rất phức tạp của Nho giáo nói chung, Khổng giáo nói riêng. Nho giáo như mọi người đã biết là tồn tại dưới hai trạng thái cơ bản: văn bản và thực tiễn (tức là sự chi phối của nó vào đời sống xã hội). Nho giáo có Tư thư, Ngũ kinh vẫn được bao đời nay coi là kinh điển nói chung là cố định, ổn định. Nhưng việc tiếp nhận, nhận thức nội dung văn bản của người đời thì rõ là khá phức tạp mà trước hết một phần là do chính ngôn ngữ văn bản ít nhiều mang tính cổ đại này đã gây nên. Đó là chưa kể đến tính chủ quan trong tiếp nhận văn bản của người tiếp nhận dẫn đến những cách hiểu văn bản khác nhau điều này điều khác vốn cũng mang tính quy luật tất yếu. Xem các sách chú sớ của Trung Quốc sẽ thấy rất rõ tình hình đó chính trên quê hương Nho giáo. Xem Khổng học đăng của Phan Bội Châu, cũng được thêm nhiều dẫn chứng cho điều đang nói này. Rồi nữa, đọc kỹ lại cuộc tranh luận về Nho giáo giữa cụ Tú Phan Khôi với học giả Trần Trọng Kim trên báo “Phụ nữ tân văn” khoảng năm 1930 hẳn là thấy nhiều điều khác nhau giữa hai con người thuộc hai kiểu trình độ Nho học uyên thâm này. Sự đối lập này đã thể hiện ở hai cấp độ nhận thức, chi tiết, bộ phận và khái quát, bản chất Nho giáo. Ví dụ: chỉ một chữ QUÂN (trong cặp từ quân chủ) mà hai họ Phan, Trần đã không chịu nhau về cách hiểu. Họ Phan chỉ hiểu theo nghĩa thông thường là VUA do đó, chê bai chữ TRUNG QUÂN là không hợp thời. Còn họ Trần lại nói chữ “quân” tức là chữ “chủ” . Họ Trần giải thích:” Khi xưa các dân tộc mới nhóm lên, ai có thể lực giữ được một chỗ nào đó thì gọi là quân. Vậy chữ quân với chữ chủ là một nghĩa. Nhưng quân thì nói về đường chính trị, mà chủ thì dùng về việc gì cũng được”(Nho giáo, quyển hạ, Bộ Giáo Dục, Trung tâm học liệu xuất bản. Sài Gòn 1971, tr 406). Họ Trần từ sự giải nghĩa trên, đi đến kêt luận: “Khổng giáo phát minh ra trong thời đại chỉ biết có đế có vương cho nên cũng nhận các bậc ấy là quân và dạy những bậc ấy phải làm chức vụ của mình, nghĩa là phải bảo dân, cho nên mới nói trung quân chứ không nói trung vương hay trung đế”.Cũng theo họ Trần, về sa...
 
Top