Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Quảng Ninh có truyền thống văn hóa lâu đời, là cái nôi của nền văn hóa cổ Hạ Long, là nơi có thương cảng Vân Đồn, một thương cảng cổ nổi tiếng sầm uất của nước ta trong nhiều thế kỷ. Quảng Ninh còn là vùng đất đã chứng kiến biết bao chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm mà nổi bật là chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, phá tan giặc Nguyên Mông thế kỷ XIII. Truyền thống ấy còn được lưu truyền và phát huy đến tận ngày nay, khi quân và dân vùng mỏ đứng lên chống lại chế độ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ khi chúng sang xâm lược nước ta. Cũng từ nơi đây, giai cấp công nhân Việt Nam đã được hình thành và phát triển, góp phần vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Là một tỉnh tiếp giáp với vùng đồng bằng Bắc Bộ, nên Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng của vùng văn hóa Bắc Bộ. Rất nhiều các công trình kiến trúc, đền đài, miếu mạo, chùa chiền được xây dựng trên mảnh đất này, để phục vụ nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân, như: Khu di tích danh thắng chùa Yên Tử, nơi ra đời của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; đền Cửa Ông thờ Đức Ông Trần Quốc Tảng, chùa Quỳnh Lâm, đình làng Trà Cổ, đình làng Phong Cốc Hà Nam, đình làng Quan Lạn....Bên cạnh đó, văn hóa Quảng Ninh còn mang những sắc thái riêng, đặc trưng của vùng duyên hải Bắc Bộ với những làng chài ven biển, như làng chài Cửa Vạn, Ba Hang, Vông Viêng, Cặp La....
Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Quảng Ninh với vai trò là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc, đã từng bước xây dựng và phát triển trên các lĩnh vực Kinh tế- xã hội. Với mục tiêu: “ xây dựng Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với khu vực và quốc tế, một khu vực phát triển năng động của kinh tế ven biển và biển, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, có thế và lực ngày càng lớn thúc đẩy sự phát triển và khả năng cạnh tranh” và chiến lược “ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của tỉnh. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tích cực chuẩn bị tốt tiền đề để phát triển nhanh và bền vững hơn sau năm 2010”. Trong quá trình đó, kinh tế giữ vai trò là nền tảng vật chất của xã hội, còn văn hóa là “ nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội”. Bảo vệ và gìn giữ giá trị văn hóa của tỉnh là một trong những nhiệm vụ hết sức cấp bách, đòi hỏi sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành và địa phương, nhằm góp phần xây dựng “ một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đề tài: Giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông ( xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ) được thực hiện với mục đích bảo tồn, giữ gìn và phát huy một trong những di sản văn hóa nghệ thuật đặc sắc của tỉnh Quảng Ninh và địa bàn huyện Yên Hưng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu:
Từ nhiều năm nay các công trình nghiên cứu về văn hóa dân tộc liên tục được xuất bản với cả hai mảng đề tài là văn hóa vật thể và phi vật thể. Đặc biệt các di tích lịch sử trong đó các ngôi chùa nổi tiếng được nhiều nhà khoa học quan tâm khảo cứu.Các giá trị văn hóa nghệ thuật trong các ngôi chùa ở Việt Nam đã được đề cập tới trong các công trình nghiên cứu như:
- “ Chùa Việt” của PGS- TS Trần Lâm Biền , nghiên cứu tính chất văn hóa, nghệ thuật, kiểu kiến trúc và phong cách tượng Phật giáo tại các ngôi chùa của người Việt từ thời Lý ( thế kỷ XI, XII) đến thế kỷ XIX. Ngoài ra, trong luận án Phó Tiến sỹ Khoa học lịch sử với đề tài: “ Những giá trị văn hóa nghệ thuật của ngôi chùa truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng” của tác giả cũng đề cập sơ lược về ngôi chùa ở vùng đồng bằng sông Hồng, kết cấu của ngôi chùa Việt, tượng thờ trong ngôi chùa Việt
- Cuốn:“ Sáng giá chùa xưa” của PGS Chu Quang Trứ nghiên cứu kiến trúc các ngôi chùa ở Việt Nam với nền văn hóa dân tộc cổ truyền. Trong đó, tác giả giới thiệu về một số ngôi chùa và các di vật đặc sắc trong các ngôi chùa ở Việt Nam.
- Cuốn “ Chùa Việt Nam” của GS Hà Văn Tấn nghiên cứu về toàn cảnh các ngôi chùa Việt Nam trong lịch sử và trong đời sống văn hóa dân tộc cũng như những đặc điểm của Phật giáo và văn hóa tâm linh của dân tộc được thể hiện ở các ngôi chùa Việt Nam. Tác giả đi vào giới thiệu khái quát về 118 ngôi chùa trên khắp mọi miền đất nước qua các thời kỳ.
- Tác giả Trần Mạnh Thường trong cuốn “ Đình chùa, lăng tẩm nổi tiếng ở Việt Nam” giới thiệu lịch sử, kiến trúc các thành lũy, đền tháp, đình chùa ở Việt Nam từ xưa đến nay.
- Tác giá Nguyễn Huy Quang trong luận văn tốt nghiệp Cao học với đề tài: “ Chùa Láng- những giá trị văn hóa nghệ thuật” đề cập đến chùa Láng, đi sâu phân tích các giá trị văn hóa nghệ thuật của chùa Láng.
Nằm ở ven biển phía Tây Nam của Quảng Ninh, Yên Hưng là huyện có hệ thống các di tích lịch sử văn hóa đặc sắc với các công trình kiến trúc, đền chùa, miếu mạo ...tiêu biểu của một làng quê Việt Nam. Có nhiều các công trình nghiên cứu về mảnh đất này, khi trước đây nó có tên là tỉnh Quảng Yên.
Về giá trị văn hóa, nghệ thuật trong các di tích lịch sử văn hóa của huyện Yên Hưng, tác giả Đinh Kiều Sơn với đề tài tốt nghiệp Cao học“ Giá trị văn hóa nghệ thuật đình Phong Cốc” đi sâu vào nghiên cứu các giá trị văn hóa, nghệ thuật của một ngôi đình nổi tiếng ở huyện Yên Hưng.
Chùa Yên Đông, nằm ở xã Yên Hải, cũng được đề cập đến trong một số cuốn sách :
- Trong Địa chí Quảng Ninh ( tập 3), do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xuất bản năm 2003 đã khái quát về lịch sử hình thành của ngôi chùa cũng như hệ thống hiện vật còn lưu giữ được ở trong chùa.
- Cuốn: “ Di tích và danh thắng Quảng Ninh” của Ban quản lý di tích thắng cảnh Quảng Ninh liệt kê các di tích của tỉnh Quảng Ninh đã được xếp hạng cũng đề cập đến chùa Yên Đông với tư cách là một ngôi chùa cổ còn giữ được ở Huyện Yên Hưng.
- Tác giả Lê Đồng Sơn trong cuốn “ Văn hóa Yên Hưng- Di tích, văn bia, câu đối, đại tự, xuất bản năm 2008..... Cuốn sách đã giới thiệu hệ thống văn bia và câu đối còn lưu giữ được ở các di tích của huyện Yên Hưng cùng với việc phiên dịch hệ thống các văn bia, câu đối đó ra tiếng Việt.
Bên cạnh đó có một số trang web đề cập đến chùa Yên Đông. Trang Web: chuyên mục những di tích được xếp hạng cấp quốc gia, có thể thấy một số thông tin về chùa Yên Đông ở góc độ miêu thuật, bao gồm: tên chùa, vị trí địa lý, niên đại ngôi chùa, hệ thống hiện vật còn lưu giữ được...cùng với việc công nhận chùa là di tích nghệ thuật cấp quốc gia tại quyết định số 30/QĐ-BVHTT ngày 24/11/2000 của Bộ Văn hóa thông tin ( nay là Bộ Văn hóa- thể thao và du lịch).
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ giới thiệu những nét khái quát nhất về chùa Yên Đông mà chưa đi sâu vào nghiên cứu những giá trị văn hóa nghệ thuật tiềm ẩn ở trong đó. Dù vậy, đây là những nguồn tài liệu quý để tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
*.Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một số vấn đề:
- Những giá trị văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu của chùa Yên Đông trong kiến trúc, điêu khắc, nghi lễ tôn giáo và một số di vật tiêu biểu.
- Đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật của chùa Yên Đông.
*. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các tư liệu liên quan đến chùa Yên Đông.
- Phân tích vai trò của chùa Yên Đông trong đời sống văn hóa nhân dân xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.
- Làm rõ các giá trị văn hóa, nghệ thuật được thể hiện qua kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc, trang trí của chùa Yên Đông.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị chùa Yên Đông trong đời sống hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: chùa Yên Đông (xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh).
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: chùa Yên Đông trong không gian xã Yên Hải
+. Về thời gian: từ khi xây dựng chùa Yên Đông đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu giá trị di tích lịch sử, văn hóa.
Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành Văn hóa học, mỹ thuật học, dân tộc học...Những phương pháp này giúp người viết có những tiếp cận, nghiên cứu và đánh giá về các hiện tượng , các vấn đề văn hóa một cách khoa học và khách quan.
- Phương pháp điền dã điều tra xã hội học kết hợp khảo sát thực địa, chụp ảnh- ghi hình và phỏng vấn trực tiếp, nhằm kiểm tra, đánh giá chính xác dựa trên những thông tin đầy đủ mà người viết thu thập được.
- Phương pháp phân tích- tổng hợp: dựa trên những thông tin đã có qua điều tra, khai thác thần tích, truyền thuyết, thư tịch và tìm hiểu, kết hợp với những công trình đi trước để có một cái nhìn tổng thể về di tích, đồng thời đối chiếu so sánh và phân tích những kết quả đó mà đưa ra kết luận cuối cùng cho luận văn.

Hưng Trị tam niên chi vạn vạn Long tập Canh Dần thập nguyệt cốc nhật khắc.
Quốc Tử Giám Thượng ( ) sinh Phạm Thành ( ) Chuyết Phu hiệu Đằng Xuyên soạn.
...Huyện Lung Thục xã ( ) Tây học huấn ( ) Nguyễn Nhân Hiền ký.

Dịch nghĩa
Bản dịch số 134 trong sách Văn bia thời Mạc ( Đinh Khắc Thuận sưu tập khảo cứu và dịch chú ) dẫn nguyên văn như sau :
BIA CHÙA YÊN ĐÔNG
Bia văn và minh ký về việc tu tạo tượng Phật ở thượng điện chùa Yên Đông
Thường nghe : Giác ngộ ở tâm là Phật, Phật có thể cảm ứng mà tâm luôn linh nghiệm. Làm điều thiện gọi là nhân, nhân có thể thực hành thì lòng thiện có được. Cái lý có thể được kiểm nghiệm, lời nói đâu chỉ là lời tô vẽ, thực tế họ Cồ Đàm ở Tây Trúc đã làm ( đời nào chả có). Từ thời Đông Hán do việc sai sứ đi Tây Trúc mà có được kinh Phật. Nhân đó đạo Phật vào Trung Quốc nhưng chưa hưng thịnh vậy. Sau đó mới được tôn sùng, mở rộng chùa chiền để phụng thờ. Chùa Yên Đông được tứ khí chung đúc, địa thế hùng tráng. Phía Đông tiếp giáp sông Hoa ( Phong) Yên ( ?) là Thanh Long. Phía Tây tiếp giáp núi Thủy Đường là Bạch Hổ. Phía trước có...là Chu Tước. Phía sau có núi Yên Tử là Huyền Vũ. Quả là danh thắng số một ở Hải Đông. Từ triều trước, chùa đã được xây dựng nguy nga, có đủ tượng Phật. Nay hư hỏng, muốn làm mới lại, nếu không phải bậc Đàn việt ( có tâm với Phật) lớn, có lực lượng lớn thì không thành được. Các vị đại sĩ trong xã làm điều phúc và các thiện sĩ, vãi cày ruộng phúc, gieo quả thiện, cùng bỏ tiền của riêng khởi công xây dựng. Ngày 21 tháng 8 năm Đinh Hợi, niên hiệu Đoan Thái Thứ 3 ( 1588), dựng 1 gian 2 dĩ thượng điện. Ngày 4 tháng 2 năm Mậu Tý, tô 7 pho tượng Phật. Công việc hoàn hảo. thật là đẹp nhân duyên, tròn phúc quả. Công đức lớn lao vậy há chẳng đáng ngợi khen sao ? Ngày 23 tháng 2, làm lễ khánh thành, chư tăng đông đủ. Hoa cây phô sắc, người vật tưng bừng, bồng sơn cảnh đẹp, ánh nhật rọi soi, tiên giới siêu phàm. Người vật hòa vui, ban bố đại lễ. Phong tục của làng được vãn hồi.
Đến khi làm lễ cúng tế tiên hiền, chúc tư văn trường thọ thì các bậc sĩ tử làm cáo yết tiên thánh đàm luận kinh sách, già trẻ cúng dường để được phúc thiện, cơ hồ được bước lên cõi tiên. Hết thảy mọi người đều có tâm Bồ Đề vậy. Như vậy, sẽ niệm thông tam giới, thấu đến cửu trùng. Phát lòng tín thí, công đức viên tròn, chư Phật chứng minh, phúc đến mọi chốn. Khánh thiện như cát sông Hằng, phúc lộc lan khắp mọi chốn. Bản thân mỗi người được phú, quý, khang, ninh. Cháu con đời đời thừa hưởng. Hết thảy đều được hưởng ngũ phúc trong hòa khí gió xuân. Lại khiến đương thời phong tục thuần hậu, lúa màu bội thu, sản sinh nhân tài, văn thì đài các, võ thì công hầu nhiều vô kể.Gió lành tươi mát muôn thuở, danh thơm lưu truyền ngàn năm. Rạng rỡ thay ! Sung túc thay ! Vui với cái vui, lợi với cái lợi. Còn tên chùa Yên Đông cứ ngời ngời mãi ngàn xuân vậy. Dù có dựng lại văn bia của Hàn Tử Dũ và Liễu Tông Nguyên thì cũng chỉ đủ hình dung một thuở mà thôi. Than ôi, thật tốt đẹp lắm thay, không thể nghĩ bàn được.
Ôi, đạo của Thánh nhân đâu phải dị đoan vậy. Cứ nhìn vào Phật giáo từ bi, Phật thuyết quảng đại thì thấy nảy sinh ra đều từ cái thiện. Việc làm chùa Yên Đông này chủ định nhằm vào việc khuyến khích người làm điều thiện.
Xưa, ( Huệ Lãi Vương) nói : làm điều thiện là vui nhất. Lời nói đó thật lớn lao thay ! Một khi đã cầu điều thiện, thì gió lành, khí hòa phát ra, lòng nhân nảy nở, phúc tất theo đến. Vì lẽ đó tui làm bài minh để truyền dài lâu.
Bài minh rằng :
" Ngắm nơi danh thắng
Chùa là Yên Đông
Truy nguyên cổ tích
Tu sửa Phạn Cung
Nền móng rộng rãi
Xà cột vút cong
Quy mô to rộng
Vẹn tròn đức công
Nhân tài nở rộ
Ngô lúa đầy đồng
Thợ thuyền khoe khéo
Buôn bán lưu thông
Dân cư lạc nghiệp
Thiên hạ hòa đồng
Bàn thạch thêm vững
Cột rễ hưng long
Cơ đồ muôn thuở
Phúc nước khôn cùng”
Họ tên các vị chủ Hội và sãi, vãi xã Phong Lưu liệt kê ra sau đây.
Kê :
Đại sĩ Hoàng Truất tự Phúc Hưng, Đại sĩ Nguyễn Đường tự Phúc Quảng, Phúc sinh Vũ Văn Lan, Nguyễn Như Trác tự Phúc Điền, Nguyễn Đình Nhan tự Phúc Hoa, Nguyễn Thời Hiến tự Phúc Uy, Vũ Thuật tự Tích Thiện, Vũ Khắc Tịnh tự Tích Đức, Ngô Thời ( ) ( ) tự Phúc Tâm, Vũ Thành tự Hiếu Lễ, Trần Nhạc tự Phúc Nguyên, Ngô Công Thiêm tự Phúc Trạch, Dương Quang Tá tự Phúc Long, Vũ Hữu Luân tự Phúc Lương, Bùi Bảng tự Phúc Đức, Hoàng Bào tự Hiền Lương, Ngô Khắc Dũng tự Phúc Trường, Dương Đình Chu tự Hiếu Đức (....)
Ngày lành, tháng 10, năm Hưng Trị thứ 3 ( 1590) khắc bia ; Phạm Thành tự Chuyết Phu hiệu Đằng Xuyên, Thượng...sinh Quốc Tử Giám soạn văn bia. Nguyễn Nhân Hiền người xã Lung Thục, huyện ( Hoa Phong) ghi chép.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
đang cần tìm hiểu về vấn đề này, cho mình xin tài liệu này ạ, chân thành Thank bạn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng Văn Bổn Văn học 0
D Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh hòa bình Văn hóa, Xã hội 0
A Khai thác các giá trị văn hoá của lễ hội đền Sóc (đền Gióng) – Sóc Sơn để phục vụ du lịch Khoa học Tự nhiên 0
R Phân tích giá trị pháp lý của văn bản công chứng Luận văn Luật 0
C Phương hướng, giải pháp lớn phát huy tiềm lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa Luận văn Sư phạm 2
N Đánh giá các di tích lịch sử văn hóa phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Quảng Trị. Luận văn Th Văn hóa, Xã hội 0
K Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch Địa lý & Du lịch 0
T Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật múa rối nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát Địa lý & Du lịch 0
Q Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ - Việt Nam phục vụ phát triển du l Địa lý & Du lịch 2
L Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát t Địa lý & Du lịch 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top