angel_baby

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài
Ăn uống đó là một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của tất cả mọi người, từ xưa khi các công cụ để sản xuất ra lương thực thực phẩm chưa ra đời thì tổ tiên của chúng ta đã săn bắn hái lượm để phục vụ nhu cầu sinh sống và để tồn tại. Dần dần khi xã hội phát triển thì nhu cầu ăn của con người cũng phát triển theo và đến ngày này ăn uống không chỉ đơi thuần là nhu cầu ăn uống của con người nữa mà nó còn là thể hiện thính thẩm mỹ trong từng món ăn. Hiện nay trong những món ăn còn thể hiện được đẳng cấp và địa vị trong xã hội.
Nước ta là một nước có nền văn hóa lâu đời. Văn hóa đó không chỉ thể hiện ở các lĩnh vực như âm nhạc, hội họa điêu khắc…mà nó thể hiện ngay trong ẩm thực. Với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống chung trên một lãnh thổ nhưng mỗi dân tộc lại có một nét văn hóa riêng, đặc biệt là mỗi dân tộc lại có một món ăn được coi là đặc sản riêng của họ ví dụ như Cơm lam của đồng bào dân tộc Tây Nguyên hay bánh Ngải của đồng bào dân tộc Tày…làm cho nét văn hóa Việt Nam thêm phong phú và đậm đà bẳn sắc dân tộc.
Ngoài ra khi nhắc đến ẩm thực Việt Nam thì chúng ta phải nói đến ẩm thực của ba miền, mỗi miền lại có đặc trưng riêng và có những đặc sản riêng như miền Bắc có phở Hà Nội, miền Nam có hủ tiếu Mỹ Tho, đặc biệt là miền Trung nổi tiếng với mỳ quảng, bún bò Huế hay bánh xèo Bình Định…
Những món ăn đặc sản đó thể hiện bản sắc văn hóa của từng vùng, từng miền trong đó có món bánh xèo Bình Định. Đến với quê hương đất võ Bình Định mọi người không chỉ có cơ hội tìm hiểu về lịch sử của vùng đất võ Tây Sơn Thượng đạo, về vị anh hùng áo vải Quang Trung, mà còn để khám phá biết bao điều hấp dẫn từ những món ngon. Trong đó, có món Bánh xèo Tháp chàm nổi tiếng. Khác với chiếc bánh xèo xứ Huế nho nhỏ, hay chiều rộng quá khổ của chiếc bánh xèo Nam bộ, bánh xèo xứ Bình Định có độ lớn vừa phải, nhưng gói gém vào bên trong là tất cả những tinh túy của đất trời.
Bánh xèo Bình Định nói riêng và ẩm thực miền Trung nói chung đó là một bộ phận quan trọng của ẩm thực Việt Nam, của văn hóa Việt. Với đề tài này tui muốn khẳng định và nêu nổi bật lên được bản sắc văn hóa của miền đất võ Bình Định qua món bánh xèo. Từ đó, góp phần khẳng định giá trị văn hóa ẩm thực của miền đất này đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
2/ Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ẩm thực miền Trung nói chung và ẩm thực Bình Định nói riêng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đạt được những thành tựu to lớn. Trong những năm gần đây khi các phương tiện thông tin đại chúng phát triển mạnh thì những nét đặc trưng và bản sắc văn hóa của Bình Định được giới thiệu khắp cả nước. Tuy nhiên số lượng bài viết và nghiên cứu về ẩm thực Bình Định hiện nay vẫn còn hạn chế. Một số bài viết liên quan đến ẩm thực Bình Định được đăng trên các trang web của các báo đây chỉ là phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc.
Vì phạm vi nghiên cứu của đề tài hẹp nên có một số đề tài nghiên cứu tui chưa cập nhật được tui sẽ cố gắng bổ sung vào bài làm sau.
3/ Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về vùng đất, văn hóa và lịch sử Bình Định đã có rất nhiều công trình nghiên cứu từ trước đến nay. Qua đề tài này, tui muốn tìm hiểu một cách cụ thể, có hệ thống và khoa học về bản sắc văn hóa Bình Định cụ thể là qua món bánh xèo. Qua đó khắc họa hình ảnh và diện mạo của một vùng đất có truyền thống văn hóa và chống giặc ngoại xâm hết sức kiên cường.
4/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bản sắc văn hóa Bình Định là một bộ phận của văn hóa Việt Nam thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Hơn nữa, do điều kiện và phạm vi của một bài tiểu luận nên tui giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu như sau:
- Nói đến bánh xèo Bình Định từ đó nó lên tầm ảnh hưởng của nó đến các vùng khác
- Miêu thuật cách làm món bánh xèo qua đó nêu lên bản sắc văn hóa Bình Định
5/ Ý nghĩa đề tài
Qua đề tài này, tui muốn nêu bật lên những giá trị văn hóa của vùng đất Bịnh Định được thể hiện qua ẩm thực đó là món bánh xèo. Qua đó người đọc có thể thấy được truyền thống văn hóa của con người Bình Định không chỉ giỏi trong chống giặc ngoại xâm mà còn còn có một bẳn sắc văn hóa hết sức đặt trưng. Đồng thời, qua đề tài này có thể cung cấp cho những ai quan tâm đến ẩm thực cũng như văn hóa của vùng đất này một tài liệu đáng tin cậy.
6/ Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tui sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp diễn dịch – quy nạp
Ngoài những phương pháp trên tui còn sử dụng một sô phương pháp có liên quan đến đề tài để đạt mục đích tốt nhất trong quá trình nghiên cứu.
7/ Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài gồm có ba chương:
* Chương I: Những vấn đề chung
* Chương II: Bình Định – đặc điểm một vùng đất
* Chương III: Bản sắc văn hóa Bình Định qua món bánh xèo


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.Khái niệm văn hóa
Khi nhắc đến khái niệm văn hóa thì hiện này có rất nhiều khái niệm. Trong lịch sử, khái niệm văn hóa xuất hiện rất sớm ở phương Đông cũng như ở phương Tây. Trong thời kỳ Cổ đại ở Trung Quốc, văn hóa được hiểu là cách thức điều hành xã hội của tầng lớp thống trị dùng “văn hóa” và “giáo hóa”, dùng cái hay, cái đẹp để giáo dục và cảm hóa con người. “Văn” đối lập với “vũ”, “vũ công”, “vũ uy” dùng sức mạnh để cai trị. Ơ nước ta gần 600 năm trước, Nguyễn Trãi cũng đã mơ ước một xã hội văn trị, lấy nền tảng văn hiến cao, lấy trình độ học vấn và trình độ tu thân của mỗi người làm cơ sở cho sự phát triển hài hòa của xã hội.
Ở đây tui chỉ nêu ra khái niệm văn hóa của tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn cơ sơ văn hóa Việt Nam. “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Như vậy với cách định nghĩa này thì nội hàm của khái niệm văn hóa bao gồm: Thứ nhất, đó là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người và vì con người. Thứ hai, những giá trị mà con người sáng tạo ra đó phải mang tính nhân tính nghĩa là nó phải mang tính người.
Hay một định nghĩa ngăn gọn hơn đó là văn hóa là tất cả những yếu tố vật chất tinh thần đặc trưng cho một cộng đồng xã hội, được cộng đồng đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian.
Như vậy văn hóa là yếu tố đã có sự lựa chọn mà người làm việc đó là cả cộng đồng dân cư. Một yếu tố chỉ được coi là văn hóa của một cộng đồng khi nó "sống" và tồn tại với cộng đồng đó trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, một đặc tính quan trọng khác đó là văn hóa có thể thay đổi, bổ sung và phát triển theo thời gian, cùng với sự thay đổi và phát triển của xã hội đó.
1.2. Bản sắc văn hóa là gì?
Bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, đặc trưng riêng của một cộng đồng văn hó trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Bản sắc văn hóa thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống, ý thức của một cộng đồng bao gồm cội nguồn, cách tư duy,cách sống, dựng nước, giữ nước, sáng tạo văn hóa, khoa học nghệ thuật…
Khái niệm bản sắc văn hóa có hai quan hệ cơ bản:
Quan hệ ngoài là để phân biệt các cộng đồng với nhau
Quan hệ trong chỉ tính đồng nhất mà mỗi cá thế trong một cộng đồng phải có
Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa vun đắp nên qua lịch sử hang nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước trở thành nét đặc sắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết tính công đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng, nước,lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đầu óc thực tế, tinh thần cần cù sáng tạo trong lao động, tế nhị trong ứng xử, giản dị trong lối sống.
1.3. Ẩm thực Việt Nam – văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống nhất là đối với con người Việt Nam, ẩm thực không chỉ nét văn hóa về vật chất mà con là văn hóa về tinh thần và qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa, đạ lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống.
Văn hóa ẩm thực người Việt được biết đến với những nét đặc trưng như tính hòa đồng, tính đa dạng, đậm đà hương vị. Đặc biệt là ăn thành mâm, sử dụng đũa và không thể thiếu cơm là tập quán chung của cả dân tộc. Người miền Trung lại ưa dung những món ăn thường có vị cay đặc trưng. Ẩm thực miền Trung thương nổi tiếng với mắm tôm chua, các loại mắm ruốc. Ẩm thực cung đình Huế không chỉ cay, rất nhiều màu sắc mà còn chú trọng vào số lượng các món ăn, cách bày trí món. Người miền Nam, là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường gia thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía v.v.). Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hay đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui v.v.. người miền Bắc thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến v.v. và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp cùng kiệt nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá. Nhiều người đánh giá cao Ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó thay mặt tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì v.v. và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.
3.5. Sự hài hòa giữa món bánh xèo với nghề nông
Bình Định là một vùng đất mà chủ yếu sống bằng nghề nông trồng lúa và hoa màu chính vì thế món bánh xèo với nghề nông có sự hài hòa với nhau. Nguyên liệu chủ yếu để làm ra món bánh xèo đó là bột gạo là sản phẩm của chính của người dân nơi đây. Là một món ăn dễ thực hiện nguyên liệu có sẵn chính vì thế món bánh xèo ra đời phù hợp với con người nơi đây. Sau mùa thu hoạch là khoảng thời gian nhà rỗi nếu có món bánh xèo để thưởng thức đồng thời để tận hưởng những thành quả lao động của mình đó là điều mà người dân nơi đây vẫn thường làm. Như vậy món bánh xèo không những đáp ứng nhu cầu về ăn uống của người dân Bình Định mà nó còn là một món ăn tinh thần của người dân nơi đây sau những ngày làm việc mệt nhọc được tận hưởng những giá trị của mình làm ra thật là sung sướng. Và món bánh xèo đã trở thành đặc sản của vùng quê này đồng thời nó đã lan ra khắp cả nước.
3.6. Vai trò của món bánh xèo trong truyền thống và hiện đại
Từ thời xưa món bánh xèo đã trở thành món ăn vừa ngon, vừa có ý nghĩa, nó đã giúp con người, làng xóm ở Bình Định gần nhau hơn. Hiện nay món bánh xèo không chỉ dừng lại ở chỗ gắn kết cộng đồng lại với nhau mà nó đã trở thành một đặc sản thu hút mọi người trong và ngoài nước để thưởng thức mùi vị đặc trưng của nó. Ngoài ra bánh xèo còn góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực Bình Định nói riêng và văn hóa ẩm thực cả nước nói chung góp phần tạo nên một nước Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc
3.7. Thực trạng của món ăn hiện nay.
Hiện nay bánh xèo đã trở thành một món ăn dân dã đã có mặt ở khắp mọi miền trong cả nước. Theo tài liệu được biết thì bánh xèo có nguồn gốc ở Bình Định, nhưng hiện nay khó có thể biết được bánh xèo xuất hiện ở đâu đầu tiên vì bánh xèo hiện nay ở mỗi vùng có những nguyện liệu, cách chế biến và cách dùng khác nhau phù hợp với khẩu vị của mỗi vùng. Không chỉ đơn thuần là những chiếc khuôn nhỏ đúc nhiều cái như ngày xưa nữa, mà hiện nay với tốc độ phát triển kinh tế nhanh con người luôn hoạt đông không ngừng thì việc thưởng thức bánh xèo phải nhanh vì thế ở một số nơi bánh xèo được đúc trong những chiếc chảo lớn, hay một số vùng đặc biệt trong miền nam thì chiếc bánh xèo được đúc không còn mềm như nguyên gốc của nó nữa mà trở thành bánh xèo giòn.
Về cách ăn, hiện nay cách ăn mỗi vùng cũng khác nhau, có nơi họ xếp vào đĩa lấy kéo cắt nhỏ và cuốn với bánh tráng, có nơi vì đúc bằng những chiếc chảo lớn vì vậy họ xéo nhỏ ra bỏ vào chén và dùng nước chấm…
Nhưng vậy bánh xèo hiện nay khác nhiều so với lúc trước và đã trở thành đặc sản của nhiều vùng góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực Việt Nam.

PHẦN KẾT LUẬN
Bình Định – mảnh đất địa linh nhân kiệt còn biết bao điều bí ẩn, thắm đượm tình đất tình người mà bạn phải tự mình đến và khám phá thì mới cảm nhận được tất cả những gì đẹp nhất, đáng yêu, trìu mến nhất nơi đây.
Một vùng đất đã quy tụ rất nhiều đặc trưng văn hóa và văn hóa ẩm thực là một trong số đó. Ẩm thực Bình Định rất phong phú và đa dạng đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước như cá chạch nấu lá gừng, gỏi các niên,Bún song thằn An Thái, các mòn được nấu với dừa…và bánh xèo thì một món không thể không nói tới với hương vị đặc trưng của nó, với những tiếng xèo nghe vui tai làm nào lòng những thực khách.
Tóm lại bánh xèo nói riêng và ẩm thực Bình Định nói chung đã góp phần xây dựng nền văn hóa ẩm thực Việt ngày càng phong phú, ẩm thực nơi đây là cái gốc để từ đó tỏa đi khắp nơi và những nơi mà nó đến đã tạo dấu ấn riêng của nó ở đó phai mờ đi cái gốc. Bình Định không những là một vùng đất võ anh hung mà nó còn là cái nôi của ẩm thực Việt Nam, làm cho nên văn hóa Bình Định nói riêng và văn hóa Việt nói chung thêm đậm đà hòa nhập vào với các nền văn hóa khác trên thế giới mà không làm mất đi bản sắc riêng.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top