svishop

New Member
Download Đồ án Phong cách thơ của Nguyễn Trọng Tạo

Download miễn phí Đồ án Phong cách thơ của Nguyễn Trọng Tạo





A-Phần mở đầu 1
I-Lý do chọn đề tài 1
II- Lịch sử đề tài 1
III-Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2
IV-Bố cục khóa luận 3
B-Phần nội dung 4
ChuơngI- Hình tượng thơ và quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 4
I-Hình tượng thơ Nguyễn Trọng Tạo 4
1-Khái niệm hình tượng thơ 4
2-Hình tượng thơ Nguyễn Trọng Tạo 4
2.1-Hình tượng nhân vật trữ tình 5
2.2-Hình tượng thiên nhiên 9
II-Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 16
1-Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người 16
2-Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 16
2.1-Con người cô đơn 17
2.2-Con người đồng hiện quá khứ - hiện tại - tương lai 20
Chương II-Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 24
I- Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 24
1-Khái niệm không gian nghệ thuật 24
2- Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 25
2.1-Không gian trần thế 25
2.2-Không gian vĩnh hằng 28
II-Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 32
1-Khái niệm thời gian nghệ thuật 32
2-Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 33
2.1-Thời gian trần thế 34
2.2-Thời gian vĩnh hằng 37
Chương III- Ngôn ngữ và giọng điệu thơ Nguyễn Trọng Tạo 41
I-Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo 41
1-Khái niêm ngôn ngữ thơ 41
2-Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo 42
2.1-Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo là ngôn ngữ "hòa giải" giữa cái mới và cái cũ 42
2.2- Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo là ngôn ngữ đặc biệt giàu nhạc tính, đầy sự ngân rung khác người. 47
II- Giọng điệu thơ Nguyễn Trọng Tạo 50
1-Khái niệm giọng điệu tác phẩm văn học 50
2-Giọng điệu thơ Nguyễn Trọng Tạo 50
2.1-Giọng thơ suy tư, ngẫm ngợi 50
2.2-Giọng thơ tưng tửng, ngu ngơ 53
C-Phần kết luận 56
D-Tài liệu tham khảo 57
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

,134] Người nghệ sĩ khi chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn và một trường nhìn nhất định. Chính yếu tố này sẽ chi phối đến việc cảm thụ không gian của tác giả. Ngoài không gian vật thể, địa lý, còn xuất hiện không gian tâm lý trong văn hoc .
Nhìn chung, không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của hiên thực cuộc sống như: thời gian, xã hội, đạo đức hay mang tính địa điểm, tính phạm vi. Không gian nghệ thuật còn góp phần trong việc thể hiện một cách tích cực hay hạn chế những nét tính cách của con người. Ví dụ như trong một không gian thoải mái, tự do con người được vùng vẫy với chính mình, ở đó họ cũng bộc lộ con người thật của mình, cũng như những suy nghĩ, ước mơ hay khát vọng của bản thân. Ngược lại, nếu không gian chi phối họ thì phần nào đó họ phải thay đổi cách sống cho phù hợp, phải điều chính những suy nghĩ cá nhân để thích nghi. Ngôn ngữ không gian nghệ thuật rất đa dạng và nhiều phạm trù: cao - thấp, xa - gần, trên - dưới...tuỳ từng trường hợp vào ý đồ của tác giả song mục đích chính là, sử dụng để biểu hiện các phạm vi giá trị phẩm chất của đời sống xã hội, trong đó con người là tâm điểm.
Như vậy không thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại. Mặt khác đó là phương tiện để tác giả xây dựng thế giới nghệ thuật của mình. Khám phá thế giới nghệ thuật thơ không thể không khai thác không gian nghệ thuật ở phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của nó. Nó là mấu chốt quan trong giúp người đọc hình dung được người nghệ sĩ đang đứng điểm nhìn nào để đánh giá sự việc. Xét cho cùng nếu không có không gian nghệ thuật thì văn cũng như thơ mất đi một hình thức quan trọng khi xây dựng thế giới nghệ thuật.
2-Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo
Không gian nghệ thuật cũng như thời gian nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng của thế giới nghệ thuật. Không gian trong thơ được cảm nhận qua con mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc của người nghệ sĩ. Những không gian nghệ thuật tô điểm cho thơ vẻ đẹp từ điểm nhìn thẩm mỹ của thi nhân. Nhà thơ Sóng Hồng đã từng nhận xét: "Thơ có khả năng bao quát sâu rộng không gian và thời gian mà nhiều nghệ thuật khác không có ...Thơ là nghệ thuật kỳ diệu của trí tưởng tượng". Không gian trong thơ Nguyễn Trọng Tạo có thể thấy nổi bật là không gian trần thế và không gian vĩnh hằng - đây là sự kết hợp kỳ diệu trong thơ anh.
2.1-Không gian trần thế
2.1.2- Không gian trần thế trong thơ Nguyễn Trọng Tạo được xây dựng từ nhiều bình diện, nhiều góc độ địa lý, xã hội tạo nên một bức tranh vô biên. Đó là "đường phố", là "rừng già", là "phố phường xộn xạo chợ lấn bờ"...- một không gian mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp đâu đó, mà bạn cũng thấy chợt lạ, chợt xa trong tầm mắt bạn. Nguyễn Trọng Tạo đi hoài rồi ung dung đưa cái trần thế đa chiều ấy vào thơ. Nó biểu hiện với những vẻ màu đậm nhạt khác nhau và người đọc có thể cảm nhận bằng tâm cảm cho thơ, cho đời.
Trong thơ Nguyễn Trọng Tạo, nói đến không gian trần thế trước hết phải nói đến những không gian địa phương dưới cái nhìn thâm trầm, giàu xảm xúc của một con người vốn đã lưu lạc nhiều nơi:
người về Hà Tĩnh xa Vinh
nửa thân trong nớ nửa mình trong ni
cầm lòng sao cứ vân vi
mây thì nặng trĩu núi thì nhẹ tênh
(Cầm lòng)
Nếu như không gian trần thế trong thơ Trần Hoàng Phố là không gian trong "cõi biến động lịch sử, cõi bể dâu phận người", là "tiếc thương cõi tình và những cánh chim hạc tuổi trẻ" thì không gian trần thế trong thơ Nguyễn Trọng Tạo lại là những không gian riêng - chung khác nhau mà khi soi vào người ta tưởng mình đã từng bắt gặp, từng đi qua hay thậm chí đã từng trải mình vào trong đó. Đó là Đà Lạt mùa thu:
đồi núi. Thông xanh. Villa. Biệt thự
áo ấm. Dù hoa. Má đỏ. Tóc mềm
những con đường. Những con đường. Cao. Thấp
ngày bốn mùa. Đà Lạt. Chập chùng. Em
(Mùa thu áo ấm )
Mọi thứ: "đồi núi" - "thông xanh" - "villa" - "áo ấm" hay "má đỏ" và "những con đường" đã đan dệt vào nhau, vẽ nên một bức tranh gợi mở bao cảm giác quen mà lạ, xa mà thương với Đà Lạt. Rồi đó còn là Quy Nhơn với không gian biển trắng xóa bạc đầu những con sóng gợi lên bao nổi niềm khó tả:
hoa li vàng cọ chân anh như nhắc
một chiều buồn sóng trắng biển Quy Nhơn
(Không đề )
Không gian trần thế đó còn là một không gian Huế - một không gian không còn vẻ hiền lành và đằm thắm mà trở nên ồn ào và xộn xạo. Nguyễn Trọng Tạo không nhìn Huế từ chiều sâu văn hoá. Anh đã từng sống ở Huế chín năm, và bây giờ dù đang ở Hà Nội nhưng hằng năm anh vẫn về thăm Huế. Trong cơn say tỉnh, Nguyễn Trọng Tạo đã viết nhiều thơ về Huế nhưng anh cảm giác xót xa khi đối diện với một cõi trần thế xô bồ. Ẩn đằng sau những câu thơ ấy vẫn là một tấm lòng yêu Huế, nhớ Huế - rất lặng lẽ mà âm thầm:
sông Hương se lạnh chừng co lại
phố phường xộn xạo chợ lấn bờ
rượu ngon quán Mệ người thưa uống
bia nổ nhà hàng nhạt tiếng thơ
(Huế 2)
Tạo dựng không gian trần thế trong thơ là cách mà Nguyễn Trọng Tạo muốn bứt mình thoát khỏi những không gian quy phạm truyền thống. Anh có một cái nhìn mới, một cái nhìn riêng về "cõi nhân gian bé tí". Không gian trần thế là biểu hiện cái nhìn nhạy cảm với cuộc đời và những khả năng tiên cảm chính xác về con người, cảnh vật. Không mấy khi ta gặp cảnh "lang thang chợ vắng sân ga không tàu" hay "giông giữa ngày xuân bão giữa ngày hè - cao nguyên ngả nghiêng sụt lỡ" như trong thơ Nguyễn Trọng Tạo. Với cách quan sát và miêu tả tinh tế, anh đã tạo dựng nên những không gian trần thế mang nhiều vẻ trái ngược nhau: khi vui - khi buồn; khi ồn ào - khi lặng lẽ... Ở trong thơ anh không chỉ có những khung cảnh, cảnh tượng gợi hình ngay trước mắt, có khi đó còn là những không gian ảo, những không gian mà khi đối diện ta phải vận dụng và phát huy trí tưởng tượng cũng như niềm yêu nghệ thuật mới thấu rõ được:
không gian trắng tinh khôi lót tã
môi chúm chím đào son đầu xoè mũ ngai vàng
(Xứ đầu tiên )
hay có khi là một không gian tràn ngập tiếng cười, thấp thoáng hình ảnh của mỹ nhân:
giêng vừa động cửa cỏ mở chân trời
lay phay mưa bụi hiện nét em cười
anh đóng khung tranh mạ vàng treo chơi
(Bức tranh giêng )
Nguyễn Trọng Tạo coi cuộc đời là một cõi đi về - chấp nhận làm người lưu đày dài hạn nơi trần gian. Song anh thường cố gắng để hiểu, để ngấm vào hồn cái trần thế đa chiều ấy, dù biết: "cõi thế gian tội lỗi ? Đắng cay lẫn nhọc nhằn" (Trẩy hội ngày giáng sinh - Trần Hoàng Phố ). Chưa bao giờ, anh sợ lấm bụi trần, rồi cứ đi, cứ ngao du mãi với con người và cuộc đời trong cõi trần thế, ngay cả khi đang ngủ:
trong giấc ngủ ta thấy ta lang thang mây trời
Ngọc Hoàng ngủ gật
Chúa một bên và Phật một bên
những nhà thơ chìm đắm biển thơ tình
những nhà báo xô vào ga đĩa bay
(Mộng du )
Đọc các tập thơ của Nguyễn Trọng Tạo, chắc chắn không khó để cảm nhận một nổi buồn vời vợi trên "những con đường", "dòng ...
 
Top