quang17112001

New Member
Download Dịch văn học nước ngoài ở Trung Quốc - Shuyu Kong

Download miễn phí Dịch văn học nước ngoài ở Trung Quốc - Shuyu Kong





Thành công của tạp chí Yilin và việc lập nên nhà xuất bản đã không thể xảy ra nếu thiếu Li Jingduan, tổng biên tập của tạp chí Yilin và là giám đốc nhà xuất bản cho đến năm 1999. Trước khi tiến vào ngành xuất bản năm 1975, Li làm việc trong ngành ngoại thương và báo chí; điều này giúp ông có kinh nghiệm kinh doanh nhiều hơn đa số các tổng biên tập ở Trung Quốc thời kì ấy. Đến đầu thập niên 1990, nhà xuất bản Yilin đã xác lập danh tiếng là nơi xuất bản văn học phổ thông nước ngoài và là nơi nhập khẩu lớn nhất các sách ăn khách của Mỹ và châu Âu. Nhưng Li nhận ra rằng để thật sự thách thức các nhà xuất bản lâu đời hơn và tăng thị phần, họ cũng phải lấn sân vào khu vực văn học tinh tuý. Ông quyết định tạo tiếng vang bằng cách “bổ sung cho những lỗ hổng lớn nhất của lịch sử văn học dịch Trung Quốc”; để làm điều đó, ông cho dịch hai tuyệt tác của văn học Phương Tây: Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust và Ulysses của James Joyce.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

cuốn sách văn học thuần tuý. Kết quả là nhiều nhà xuất bản và tạp chí bắt đầu tiếp thị, trình bày đẹp, và quảng bá văn học nghiêm túc với những kỹ thuật học hỏi từ thị trường sách ăn khách. Đồng thời, chất lượng văn học phổ thông cũng cải thiện do những người làm sách tư nhân trở nên chuyên nghiệp và học thức hơn. Thay vì ngẫu nhiên tóm các tựa sách phổ thông, thì nay họ để ý nhiều hơn đến thị trường sách nước ngoài. Càng lúc họ càng chọn dịch các tác phẩm đã chứng tỏ giá trị ở các nước khác. Để cung cấp một bức tranh rõ nét hơn về những thay đổi diễn ra trên thị trường sách dịch từ đầu thập niên 1980 đến giữa 1990, trong phần tiếp theo, tui giới thiệu một trường hợp: tạp chí Yilin (Dịch Lâm). Trong thập niên 1980 và 1990, tạp chí văn học ở tỉnh này đã có danh tiếng là giúp giới thiệu và quảng bá văn học hiện đại nước ngoài. Năm 1988, tạp chí tập hợp tài sản đáng kể của mình – một bộ các tác phẩm đã dịch – để thành lập một nhà xuất bản lấy tên Yilin, chủ yếu in văn học nước ngoài. Việc xem xét cách thức và sản phẩm của tạp chí và nhà xuất bản này sẽ giúp nêu bật nhiều tính chất của thị trường văn học nước ngoài lúc ấy đang phát triển ở Trung Quốc: các nhà xuất bản lựa chọn nhiều dạng sách hơn, đặc biệt là sách ăn khách; nhiều nhà xuất bản, đặc biệt ở tỉnh, bắt đầu tiến vào thị trường văn học nước ngoài; và quan trọng nhất, các tiêu chí nghệ thuật và chính trị bắt đầu nhường chỗ cho động cơ lợi nhuận trong vấn đề chọn dịch và quảng bá sách. 2. Hiện tượng Yilin Yilin được thành lập năm 1979 với tư cách một tạp chí văn học ba tháng một kỳ, trực thuộc nhà xuất bản nhân dân Giang Tô. Việc thành lập tạp chí, với mục đích tập trung cho văn học hiện đại nước ngoài, trùng với chính sách “trăm nhà đua tiếng” trong lĩnh vực văn hoá của chính phủ. Cùng thời điểm này, nhiều tạp chí văn học khác cũng được thành lập hay phục hồi trở lại. Nhưng nếu chúng ta nhớ rằng trước đó văn học nước ngoài vẫn là một lĩnh vực đặc quyền với vài nhà xuất bản, thì ta thấy thật đặc biệt khi một nhà xuất bản bình thường ở tỉnh lại cấp giấy phép cho một tạp chí văn học dịch. Năm 1979, chỉ có thêm hai tạp chí khác chuyên về văn học nước ngoài: Văn học thế giới, thành lập năm 1953 và mới được phục hồi, trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, và Văn nghệ nước ngoài, thành lập năm 1978, thuộc Nhà xuất bản ngoại văn Thượng Hải, và tập trung nhiều hơn vào thị trường miền nam. Tuy nhiên, hai tạp chí này có xu hướng giáo khoa và chọn lọc hơn trong việc dịch văn học nước ngoài. Yilin là sự báo hiệu cho xu hướng phổ thông hoá trong việc xuất bản sách ngoại văn ở Trung Quốc. Đây là kết quả của một sự thay đổi thái độ cố ý được nhà xuất bản khuyến khích. Vào cuối thập niên 1970, nhà xuất bản nhân dân Giang Tô đã thành công trong việc xuất bản văn học nước ngoài, đặc biệt là các tác phẩm hiện đại thu hút nhiều người đọc. Trong lĩnh vực này, Giang Tô, cùng nhiều nhà xuất bản cấp tỉnh khác, bắt đầu thách thức sự độc bá của Nhà xuất bản văn học nhân dân ở Bắc Kinh. Một phần thành công của nhà xuất bản nhân dân Giang Tô là nhờ nó đặt tại thủ phủ Nam Kinh, nơi có hai đại học với các khoa văn học nước ngoài chất lượng cao có thể cung cấp người dịch và cả nhà nghiên cứu giúp biên tập sách. Doanh thu khá trong việc in văn học nước ngoài khiến các giám đốc tin rằng họ có thể có một tạp chí văn học thành công. Họ cũng tin là điều này sẽ giúp làm tăng danh tiếng của nhà xuất bản như một trung tâm văn hoá và giúp họ kiếm tiền. Trong phần định hướng biên tập của tạp chí, các giám đốc nêu rõ tham vọng của họ: “Mở cửa sổ và nhìn ra thế giới”. Phần định hướng cũng nêu: “Yilin xuất bản các bản dịch phản ánh xã hội nước ngoài hiện đại và các tác phẩm đã ra mắt trong năm năm trở lại”. Tuyên ngôn chào mừng văn học nước ngoài này, mặc dù đã thành bình thường ngày hôm nay, lại rất táo bạo vào lúc ấy. Vì thế không ngạc nhiên khi ngay tức khắc Yilin gặp rắc rối trong vụ Cái chết trên sông Nile. Trong số ra mắt năm 1979, Yilin giới thiệu truyện Cái chết trên sông Nile của Agatha Christie. Đây là một chiến lược khéo léo vì lúc đó bộ phim dựa trên tác phẩm này đang chiếu trên toàn Trung Quốc và hàng triệu khán giả bị cốt truyện mê hoặc. 200.000 bản in của số tạp chí đầu tiên đã bán hết sạch; họ in thêm 200.000 bản khác nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng. Trên thị trường chợ đen, mỗi số tạp chí được bán với giá 2 Nhân dân tệ - gần gấp đôi giá chính thức là 1,2 Nhân dân tệ. Nhà xuất bản nhân dân Giang Tô ăn theo với việc in tác phẩm dưới dạng sách, với số bản in là 400.000. Yilin thu hút sự chú ý của quần chúng nhờ Cái chết trên sông Nile. Nhưng thành công này lại tạo ra tranh cãi trong các nhà nghiên cứu và dịch thuật. Ngạc nhiên là chính giới trí thức, chứ không phải chính phủ, là những người đầu tiên chỉ trích tạp chí. Vào đầu năm 1980, Feng Zhi, một nhà thơ và là dịch giả nổi tiếng về văn học Đức của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, viết thư cho Hu Qiaomu, khi đó đứng đầu Ban Tuyên huấn. Lá thư phê phán Yilin đã xuất bản các tác phẩm “suy đồi” như Cái chết trên sông Nile chỉ để thoả mãn “thị hiếu thấp” của độc giả và để kiếm tiền. Ông này thậm chí tuyên bố: “Lĩnh vực xuất bản chưa bao giờ suy thoái như vậy kể từ phong trào Ngũ Tứ 1919”. Lời phê phán như thế từ một trí thức nổi tiếng đủ để giết đa số các nhà xuất bản, và mọi người trong lĩnh vực dịch văn học xem đây là trường hợp thử thách chính sách mới của chính phủ về dịch và xuất bản văn học nước ngoài. Tuy nhiên, Cục xuất bản của tỉnh Giang Tô đã ủng hộ Yilin, và Yilin cũng khéo léo dùng báo chí để tuyên truyền cho họ. Sự chú ý của truyền thông, cùng với sự ủng hộ rộng rãi dành cho Yilin, khiến lãnh đạo phải tỏ ra thận trọng trong việc này. Tại Hội nghị các tạp chí văn học vào tháng Năm 1980, Wang Renzhong, hiện đứng đầu Ban Tuyên huấn, nói rằng Yilin đã tuân thủ các nguyên tắc của chính sách mở cửa của chính phủ và rằng Cái chết trên sông Nile không có nội dụng độc hại. Vì thế, ông nói, theo sau đề nghị của Đảng uỷ tỉnh Giang Tô, Yilin được cho phép tiếp tục phát hành, mặc dù tạp chí phải tránh các nội dung nguy hiểm trong tương lai. Phản ứng quá khích của nhà thơ Feng Zhi đối với truyện của Agatha Christie được xã hội tiếp nhận nghiêm túc đến mức nó trở thành sự kiện quốc gia; tuy nhiên, quyết định chung cuộc đã cho thấy thái độ chính thống đối với văn học nước ngoài bắt đầu thay đổi. Trong một thập niên sau đó, người ta dễ dàng hơn khi xuất bản văn học nước ngoài mà không có sự can thiệp của chính quyền, ngoại trừ trong một số trường hợp. Yilin tồn tại, và trong thập niên 1980, nó hoạt động khá thoải mái trong thị trường văn học dịch. Tạp chí theo dõi sát các sách ăn khách ở phương Tây, đặc biệt ở Bắc Mỹ, và nhanh chóng thuê người dịch. Các nhà văn Mỹ như Sidney Sheldon, Robin Cook, Michael Cri...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top