freeze.nature

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
I. Đặt vấn đề
Nguồn gốc của văn nghệ nói chung và văn học nói riêng không tách khỏi
nguồn gốc của con người. Quá trình phát triển của xã hội loài người gắn với quá
trình lao động, chính lao động đã làm cho con người phát triển về tư duy mà
trước hết được thể hiện ở việc con người luôn tìm cách cải tiến công cụ lao
động. Con người luôn có ý thức vươn lên đến sự hoàn thiện bởi thế luôn có có
sự sáng tạo trong mọi hoạt động. Đồng thời với sự phát triển của lao động, nhu
cầu cuộc sống và thị hiếu thẩm mĩ của con người cũng sớm nảy sinh và phát
triển. Sự nảy sinh và phát triển này cũng đồng hành với quá trình hình thành và
phát triển của nghệ thuật. M. Gorki đã khái quát nghệ thuật này như sau: “Con
người bẩm sinh đã là một nghệ sĩ. Ở đâu nó cũng cố gắng bằng cách này hoặc
cách khác đưa cái đẹp vào cuộc sống của mình. Nó không muốn con người chỉ
biết ăn uống và sinh con đẻ cái một cách khá vô ý thức, gần như máy móc. Nó
đã tạo nên xung quanh mình một thiên nhiên thứ hai gọi là văn hoá”.
Nghệ thuật chỉ nảy sinh khi con người đã phát triển đầy đủ về năng lực tư
duy và cảm xúc thẩm mĩ. Trong những nhân tố góp phần quyết định vào sự phát
triển của những cảm xúc thẩm mĩ, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ thì vai trò của
những tác phẩm nghệ thuật rất quan trọng. Việc bồi dưỡng thị hiếu và trình độ
cảm thụ nghệ thuật ở từng người chính là trực tiếp tạo nên một đối tượng thưởng
thức nghệ thuật, tạo nên sự hoà hợp giữa khách quan và chủ quan trong sáng tác
và thưởng thức nghệ thuật. Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật đã
chứng minh nhận định trên rất rõ, đó là ứng với mỗi giai đoạn phát triển của xã
hội loài người là sự ra đời và phát triển của một loại hình nghệ thuật. Ở đây dưới
khuôn khổ một tiểu luận nhỏ, điều kiện chưa cho phép có thể đưa ra những
chứng minh cụ thể ở diện rộng đó là nghệ thuật nói chung mà chỉ đi vào xem xét
ở một chuyên ngành nhỏ đó là Văn học để lí giải cho một thể loại có thể coi là
“máy cái của văn học” đó là tiểu thuyết. Qua đó nhằm tìm hiểu để trả lời cho câu
hỏi: “Tiểu thuyết đi về đâu? Tiểu thuyết chết hay không chết?” và soi ngay
chính vào nền văn học Việt Nam để xem “Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?”.
II. Hành trình của tiểu thuyết
1. Quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm cơ bản
của tiểu thuyết.
Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, “xã hội thế nào văn
học thế ấy”, quả không sai. Quá trình phát triển của loài người cũng cho ra đời
những thể loại văn học tương ứng mang nội dung phản ánh đời sống của chính
xã hội sinh ra nó. Ví như thời nguyên thuỷ có thần thoại, khi xã hội đã có sự
phân chia giàu cùng kiệt thì cổ tích cũng ra đời…Xã hội loài người phát triển, tư
duy thẩm mĩ của con người ngày càng cao thì các thể loại văn học cũng không
còn là thuần tuý, đơn giản nữa mà đòi hỏi phải ra đời loại tác phẩm văn học cho
phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ của con người đương thời. Điều này nêu lên mối
quan hệ mật thiết giữa văn học (mà cụ thể là tác phẩm văn học) – Nhà văn − Bạn
đọc. Nghĩa là quá trình sáng tác gắn liền với quá trình tiếp nhận, không thể tách
rời từng khâu riêng biệt. Tác phẩm muốn tồn tại thì trong quá trình sáng tác nhà văn phải xác định đối tượng tiếp nhận của mình là ai (viết cho ai) rồi mới đến
viết cái gì? viết như thế nào?.
Từ những lí luận chung về văn học trên đây ta đi vào tìm hiểu quá trình
hình thành và phát triển của tiểu thuyết để tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Tiểu
thuyết đi về đâu? Hay tiểu thuyết chết hay không chết?”
Tiểu thuyết là thể loại văn học ra đời muộn nhưng lại được coi là cái máy
cái của văn học. Nó có được vị trí như vậy là lẽ đương nhiên bởi lẽ, khi xã hội
loài người phát triển, tâm lí con người, các mối quan hệ xã hội phức tạp hơn thì
phản ánh vào văn học phải bằng một thể loại đủ sức chứa đựng sự phức tạp ấy,
thế là tiểu thuyết ra đời. Ở Châu Âu tiểu thuyết xuất hiện vào thời kì xã hội cổ
đại tan dã cũng như văn học cổ đại suy tàn. Cho nên các tiểu thuyết cổ đại Hi
Lạp, La Mã đã không thể đứng chen vai với anh hùng ca, bi kịch, hài kịch cổ đại
nữa. Cá nhân lúc ấy không còn thấy lợi ích và nguyện vọng của nó gắn liền với
cộng đồng xã hội cổ đại, nhiều vấn đề của đời sống riêng tư đặt ra gay gắt. Số
phận họ luôn bị đe doạ và họ cũng ý thức được tình trạng trơ trọi không nơi bấu
víu của mình. Bêlinxki khi phân tích nguồn gốc của tiểu thuyết đã viết rằng:
Tiểu thuyết bắt đầu phát sinh từ lúc “vận mệnh của con người, mọi mối liên hệ
của nó với đời sống nhân dân được ý thức. Vì vậy đời sống cá nhân bất luận thế
nào cũng không thể là nội dung của anh hùng ca Hi Lạp, nhưng có thể là nội
dung của tiểu thuyết”.
Xã hội ngày càng có nhiều biến động và chính điều đó lại là mảnh đất màu
mỡ, thuận lợi cho sự phát triển của tiểu thuyết. Sự ra đời của tiểu thuyết
“Đônkihôtê”, Xecvantec đã đưa tiểu thuyết sang một trang mới với những cách
tân trong sự mở rộng cốt truyện, phương pháp khắc hoạ tính cách cũng như
chiều sâu hiện thực của tác phẩm.
Cùng với tên tuổi của Banzăc, Stăngđan, Huygô, Đichken, Đôxtôiepxki,
L.Tônxtôi… thế kỉ XIX của văn học Phương Tây là thời đại hoàng kim của tiểu
thuyết. Bằng tài năng nghệ thuật của mình, các nghệ sĩ bậc thầy của chủ nghĩa
hiện thực phê phán đã tạo nên những mẫu mực hoàn thiện của thể loại. Sang thế
kỉ XX với trào lưu văn học hiện thực Xã hội Chủ nghĩa đã xuất hiện nhiều nhà
tiểu thuyết lớn như M.Gorki, A.Tônxtôi, Sôlôkhốp, Êrenbua… và đã góp cho
nền tiểu thuyết hiện đại của Châu Âu nhiều tác phẩm bất hủ. Ở đây những vấn
đề của số phận cá nhân được đặt trong mối liên hệ với số phận giai cấp, nhân
dân và dân tộc…Những biến cố, sự kiện lịch sử được vận dụng theo hướng khái
quát mang ý nghĩa thời đại lớn lao.
Từ việc khái quát quá trình hình thành và những chặng đường hành trình
của tiểu thuyết ta thấy tiểu thuyết luôn có sự vận động, phát triển đi lên gắn liền
với sự tiến lên của xã hội loài người và chính những gì diễn ra trong xã hội loài
người đã tạo nên đặc điểm của tiểu thuyết. Tiểu thuyết là thể loại tự sự cỡ lớn có
khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian.
Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của những cuộc đời, những bức tranh
phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện
những tính cách đa dạng.Trong quá trình vận động và phát triển diện mạo của
tiểu thuyết không ngừng thay đổi nhưng vẫn có thể thấy rõ những đặc điểm cơ
bản phân biệt với các thể loại khác. Thứ nhất, so với các thể loại tự sự khác như

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

0354959494

New Member
Re: Tiểu luận Thi pháp tiểu thuyết truyền thống phương tây và L.Tônxtôi

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

Thank ad
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Thi pháp tiểu thuyết truyền thống phương tây và L.Tônxtôi

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top