Download miễn phí Chuyên đề Bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng



Mục Lục
Phần Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài . .1
2. Mục đích .1
3. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu 2
4. Lịch sử vấn đề . .2
5. Ý nghĩa việc nghiên cứu đề tài . .3
6. Phương pháp nghiên cứu . .3
Nội Dung
1. Cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng . 4
1.1. Cuộc đời . . . .4
1.2. Sự nghiệp . .6
2. Bút pháp trào phúng . .7
2.1. Thuật ngữ trào phúng . 7
2.2. Bút pháp trào phúng của một số nhà văn Việt Nam .8
3. Bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng . .8
3.1. Nhân vật trào phúng .9
3.2. Ngôn ngữ trào phúng .12
3.3. Giọng điệu trào phúng . .13
3.4. Các phương diện khác của trào phúng . 14
Kết Luận . .16
Một số hình ảnh về tác giả Vũ Trọng Phụng và các tác phẩm của ông . .17
Tài Liệu Tham Khảo .1

của giai cấp cần lao các dân tộc đã khốn đốn lại càng khốn đốn hơn. Rồi cuộc khủng
bố trắng chưa từng có thời kỳ 1930 – 1931. Tiếp đó là bầu không khí ngạt thở của
cuộc thoái trào cách mạng 1931 – 1933. Rồi phong trào Âu hóa rầm rộ, trớ trêu như
một dịch bệnh tràn lan khắp chốn thị thành. Tất cả cộng đồng lại làm cho tình trạng xã
hội vốn đã bi thương lại còn bi hài, đặc biệt đối với tầng lớp trí thức tiểu tư sản thì
cuộc sống lại càng bế tắc. Đời sống xã hội ấy đã cung cấp cho Vũ Trọng Phụng nhiều
mẫu hình nhân vật, gây ra trong ông cái ý thức mạnh bạo, sự cần thiết phải bày tỏ thái
độ trước một thực trạng xã hội vô nghĩa lý. Cũng như ý thức về thân phận và cảnh tình
cùng kiệt khó cơ cực của mình.
Khoảng thời gian từ 1930 – 1939, Vũ Trọng Phụng cộng tác với rất nhiều tờ báo :
Hà thành ngọ báo, Nhật tân, Tiến hóa, Nông công thương, Tân thiếu niên… và viết đủ
các thể loại : truyện ngắn, truyện dài, phóng sự, tiểu thuyết, trào phúng… Ngoài ra,
ông còn dịch các tác phẩm của văn hào người Pháp Victo Huygô.
Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng là hai bút danh mà nhà văn của chúng ta thường dùng. Vũ
Trọng Phụng đặc biệt thành công và nổi danh ở hai thể loại phóng sự và tiểu thuyết.
Ông được mệnh danh là : “Ông vua phóng sự đất Bắc”.
Trong khoảng thời gian này, Vũ Trọng Phụng đã nổi danh như cồn nhờ những tác
phẩm của ông được đăng báo như : Cảm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm
cô…
Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thường được đăng trên các báo trước khi in thành
sách. Tuy là một trong những hiện tượng văn học gây ra nhiều tranh luận vào bậc nhất
trong văn đàn văn học Việt Nam hiện đại, nhưng hầu hết các tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng đã được tái bản trong thời kỳ đất nước tiến hành sự nghiệp đổi mới từ năm
1986. Vũ Trọng Phụng được quan tâm nhiều trong đời sống nghiên cứu giảng dạy văn
học và trong đông đảo bạn đọc.
Đầu năm 1938, Vũ Trọng Phụng lập gia đình với cô Vũ My Lương, con một gia đình
buôn bán cùng kiệt ở xã Nhân Mục, thôn Giáp Nhất (nay thuộc phường Nhân Chính,
quận Thanh Xuân, Hà Nội). Cuối năm sinh con gái đầu lòng đặt tên là Vũ My Hằng.
Vũ Trọng Phụng là con người bình dị, phải chăng và giàu lòng tự trọng. Một con
người nề nếp, khuôn phép. Trong cuộc sống riêng, ông chỉ mong kiếm tiền giúp mẹ và
giành giụm tiền để cưới vợ có con nối dõi. Dù ông viết rất nhiều trong khoảng thời
gian chưa đầy mười năm, gần hai mươi tác phẩm và nhiều bài báo nhưng cái cùng kiệt cứ
bám riết gia đình ông. Do phải làm việc quá sức lại trong cảnh thiếu thốn, căn bệnh lao
ngày một thêm trầm trọng và làm ông kiệt sức. Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939,
tại căn nhà số 73 phố Cầu Mới ngã tư Sở, nay thuộc quận Thanh xuân, Hà Nội nơi ông
mới về ở được vài tháng.
Năm ấy Vũ Trọng Phụng mới 27 tuổi.
Ông ra đi để lại bà nội, mẹ, vợ - ba người đàn bà góa và cô con gái vừa đầy năm.
- 6 -
1.2. Sự nghiệp
Vũ Trọng Phụng là một tài năng lớn, sự nghiệp của ông thành công ở nhiều thể loại :
tiểu thuyết, phóng sự, truyện ngắn, kịch nói,… nhưng ông thành công đặc biệt ở hai
loại tiểu thuyết và phóng sự. Các tác phẩm của ông hầu hết được đăng báo rồi mới in
thành sách. Các tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết và phóng sự của ông trở thành một
hiện tượng được dư luận quan tâm.
Các tác phẩm của ông qua các thể loại như sau :
Kịch
Không một tiếng vang (1931)
Tài tử (1934)
Chín đầu một lúc (1934)
Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937)
Hội nghị đùa nhả (1938)
Phân bua (1939)
Tết cụ Cố (Di cảo - đăng sau khi tác giả qua đời, trên Tiểu thuyết thứ bảy số 295, ngày
3 tháng 2 năm 1940)
Dịch thuật
Giết mẹ (1936) - nguyên bản Lucrèce Borgia của Victo HuyGô
Phóng sự
Đời cạo giấy (1932)
Cạm bẫy người (1933)
Kĩ nghệ lấy Tây (1934)
Hải Phòng 1934 (1934)
Dân biểu và dân biểu (1936)
Cơm thầy cơm cô (1936)
Vẽ nhọ bôi hề (1936)
Lục sì (1937)
Một huyện ăn Tết (1938)
Tiểu thuyết
Dứt tình (1934)
Giông tố (1936), khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch.
Vỡ đê (1936) - Báo Tương Lai
Số đỏ (1936) - Hà Nội báo
Làm đĩ (1936) - Tạp chí Sông Hương
Lấy nhau vì tình (1937)
Trúng số độc đắc (1938)
Quý phái (1937, đăng dang dở trên Đông Dương tạp chí - bộ mới)
Người tù được tha (Di cảo)
Truyện ngắn
- 7 -
Chống nạng lên đường (1930)
Một cái chết (1931)
Bà lão lòa (1931)
Con người điêu trá (1932)
Quyền làm bố (1933)
Cuộc vui ít có (1933)
Hai hộp xì gà (1933)
Cái hàng rào (1934)
Tình là dây oan (1934)
Duyên không đi lại (1934)
Thầy lang bất hủ (1934)
Ông đừng lầm (1934)
Sao mày không vỡ, nắp ơi? (1934)
Sư cụ triết lý (1935)
Rửa hờn (1935)
Bộ răng vàng (1936)
Hồ sê líu hồ líu sê sàng (1936)
Mơ ngày Tết (1936)
Tết ăn mày (1936)
Lỡ lời (1936)
Người có quyền (1937)
Cái ghen đàn ông (1937)
Lòng tự ái (1937)
Đi săn khỉ (1937)
Máu mê (1937)
Tự do (1937)
Lấy vợ xấu (1937)
Một con chó hay chim chuột (1937)
Một đồng bạc (1939)
Đời là một cuộc chiến đấu (1939)
Bắt vích (1939)
Ăn mừng (1939)
Gương tống tiền (không rõ năm viết)
Đoạn tuyệt (không rõ năm viết)
Từ lý thuyết đến thực hành (không rõ năm viết)
Cái ghen đàn ông
2. Bút pháp trào phúng
2.1. Thuật ngữ trào phúng
Trong lịch sử văn học Việt Nam thuật ngữ trào phúng được sử dụng rất nhiều, và đây
cũng là một khái niệm đã có từ lâu.
Xuất hiện hàng loạt từ có ý nghĩa tương đồng với trào phúng như : trào lộng, khôi hài,
châm biếm… nói chung đều là việc sử dụng những cử chỉ hay lời nói trước tiên là để
tạo ra tiếng cười nhưng tiếng cười ở đây là tiếng cười mỉa mai, đả kích, phê phán cái
- 8 -
sai. Khi sử dụng những biện pháp này trong văn chương những cái sai không bị phê
phán một cách trực tiếp nhưng thông qua tiêng cười để nói nên nhưng cái sai đó.
Trào phúng là nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý nghĩa phê phán, mỉa mai, đả kích
xã hội và con người trong xã hội đó. Để gây được tiếng cười trào phúng, điều quan
trọng nhất là tạo được tình huống mâu thuẫn thông qua việc xây dựng nhân vật, ngôn
ngữ, giọng điệu trong truyện,và tạo được những tình huống bất ngờ.
2.2. Bút pháp trào phúng của một số nhà văn Việt Nam
Ở nước ta tính chất khôi hài thấm đượm rất sâu sắc trong tầng lớp trí thức và dân gian.
Vì vậy trước, sau và cùng thời với Vũ Trọng Phụng cũng đã có rất nhiều nhà thơ, nhà
văn trào phúng như : Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan, Hồ Chí Minh… nhưng hầu hết thể
hiện ở việc châm biếm. Đây cũng một cách trào phúng nhưng dễ làm cho đối tượng
phật ý ấm ức, thù ghét, cũng gây ra tiếng cười nhưng không thâm thúy sâu sắc bằng
trào phúng.
Như Tú Mỡ là nhà thơ trào phúng. “Tuy nhiên tiếng cười trào phúng của Tú Mỡ hóm
hỉnh, có duyên, nhưng không đậm đà sâu sắc” [5 ; 42]. Tú Mỡ thường giữ mục Dòng
nước ngược trên báo phong hóa.
Là nhà văn cùng thời với Vũ Trọng Phụng. Nguyễn Công Hoan đượ...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng

ad ơi! cho em xin link file này với ạ! em không tìm thấy link trong bài viết!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bút pháp lãng mạn trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà pari của v.hugo Văn học 0
A Phương pháp gia tăng hiệu quả của Đề án tạp chí tiếng Anh trong việc học bút ngữ cho sinh viên chuyê Ngoại ngữ 0
S Bài thơ Giải đi sớm trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh hòa hợp tuyệt diệu giữa bút pháp tượn Văn học 0
T Phân tích truyện ngắn "Vi hành" để thấy một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, một bút pháp mỉa mai, châm Văn học 1
L Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 Tài liệu chưa phân loại 1
S Thực thể trời tâm linh trong thế giới nhân quả truyện Kiều qua bút pháp Nguyễn Du Tài liệu chưa phân loại 0
T Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hoạt động kích thích tiêu thụ tại Công ty bút bi Thiên Long - C Luận văn Kinh tế 0
X Đánh giá, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn và xử lý chất thải cho Công ty xi măng Bút Sơn Tài liệu chưa phân loại 2
B Thực trạng môi trường và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm ở công ty xi măng Bút Sơn Luận văn Kinh tế 0
L Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Xi Măng Bút Sơn. Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top