nh0xdangyeu

New Member
Download Jordan Ryan - Việt Nam hội nhập toàn cầu

Download miễn phí Jordan Ryan - Việt Nam hội nhập toàn cầu





 
Những nhà dân tộc chủ nghĩa Việt Nam thời đầu như Phan Bội Châu từng coi Nhật Bản là khuôn mẫu của một nền tư bản độc lập châu Á. Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của Nhật Bản và chiến thắng trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật đã khẳng định thêm cái ý tưởng rằng số phận những quốc gia châu Á là phải mang một địa vị thấp kém trong trật tự toàn cầu. Nhưng những tham vọng đế quốc của Nhật, và sự liên minh của nước này với chính phủ Vichy của Pháp, đã chứng tỏ cho những nhà dân tộc chủ nghĩa rằng độc lập và đấu tranh chống đế quốc là đồng nghĩa. Cố gắng ngốc nghếch và xét cho cùng là vô ích của Pháp nhằm tái thiết lập nền thuộc địa ở Việt Nam sau chiến tranh và vai trò thay thế Pháp của Mỹ tại miền Nam trong những năm 1960 củng cố thêm cho quan điểm này.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

Jordan Ryan
Việt Nam hội nhập toàn cầu
Bùi Văn Phú dịch
Trong những ngày vừa qua, bản dịch bài báo của ông Jordan Ryan đăng trên VietNamNet đã gây dư luận sôi nổi và kéo theo nhiều lời phê bình. Vì sao VietNamNet phải đăng một bản dịch chẳng những bị cắt xén nặng nề mà còn đầy những “sáng tạo” bất ngờ, trong một thời đại mà thông tin không còn là sở hữu của một nhóm thiểu số và trong khi tác giả của bài báo là người có nhiều năm làm việc tại Việt Nam ở những cương vị cao, thuộc một trong những tổ chức quốc tế quan trọng nhất? Câu trả lời xin nhường cho độc giả. Chúng tui xin giới thiệu bài báo nói trên qua bản dịch của Bùi Văn Phú. Trong phần Phụ lục là toàn văn bản dịch của VietNamNet, có thể trở thành mẫu mực cho dịch thuật như một công cụ tuyên truyền và kiểm duyệt. Sau vài lần thay đổi trong phần giới thiệu của VietNamNet, bản cuối cùng đề ngày 19.12.2005 đã cho biết đây là bản “lược dịch” vì lí do “có một số chi tiết nhạy cảm”, thay vì “nguyên văn” như thông tin ban đầu.
Nhà nước chấp nhận chủ nghĩa tư bản, nhưng cho đến nay chỉ đối với giới tiểu thương Dù Việt Nam đã hi vọng được gia nhập WTO trước kì họp cấp bộ trưởng của tổ chức này vào tháng 12, việc này chắc sẽ không xảy ra trước giữa năm 2006. Tuy nhiên, theo lời của Jordan Ryan, thay mặt thường trú của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Hà Nội, thì việc Việt Nam tha thiết muốn được gia nhập hệ thống mậu dịch toàn cầu đánh dấu một sự chuyển đổi ý thức hệ đáng ghi nhận của Đảng Cộng sản. Những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã từng phủ nhận chủ nghĩa tư bản vì sợ rằng nó sẽ cho phép những quyền lực đế quốc duy trì sự kiểm soát trên đất nước họ. Ngày nay Đảng đã chọn việc đầu tư và trao đổi thương mại quốc tế làm tâm điểm của chiến lược kinh tế. Sự tái hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam đã tiến triển với tốc độ chóng mặt, với lượng xuất khẩu đạt đến 30 tỉ đô la vào năm ngoái. Nhưng trên đường tiến nhanh đến thịnh vượng, Ryan kết luận, quốc gia này cần chú ý đừng bỏ quên những người dân cùng kiệt khổ nhất.- YaleGlobal. Hà Nội: Gần hai thập kỉ sau khi khởi xướng những cải cách kinh tế, Việt Nam chắc chắn là đang trên con đường tiến tới giấc mơ của Hồ Chí Minh về một quốc gia độc lập và thịnh vượng. Nhưng vị chủ tịch nước đầu tiên sẽ không hình dung ra tiến trình của Việt Nam: Thay vì chống lại cuộc tiến bước của chủ nghĩa tư bản quốc tế, nước Việt Nam mới lại đón chào nó. Nếu đất nước này muốn sử dụng tới mức tối đa những mặt tích cực của toàn cầu hoá thì nhà nước sẽ phải thả lỏng doanh nghiệp trong nước cũng như của nước ngoài. Dù Hà Nội đã hi vọng sẽ hoàn tất những cuộc thương thảo để kịp kì họp Hội nghị Bộ trưởng Thương mại WTO ở Hồng Kông vào tháng này, nhưng Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển mới đây đã thừa nhận rằng Việt Nam sẽ không có cơ hội gia nhập WTO cho tới giữa năm 2006. Hà Nội đã kí 21 thoả thuận song phương với nhiều đối tác, trong đó có Liên hiệp châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng vẫn còn phải hoàn tất thoả thuận với năm nước nữa, trong đó có Hoa Kì và Úc. Dù ở thời điểm nào thì việc Việt Nam gia nhập WTO cũng sẽ là thành tựu cao nhất của chính sách cải cách được khởi xướng năm 1986. Những cải cách, theo cách gọi ở Việt Nam, là đổi mới, đã tạo ra bước chuyển của nước này từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang một nền kinh tế thị trường, và đã mở đường cho tự do hoá thương mại và những chính sách đầu tư từ nước ngoài Việc tái hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu đã diễn tiến rất nhanh. Kim ngạch xuất khẩu đã lên gần 30 tỉ đô la vào năm ngoái, tăng gấp 30 lần so với năm 1988. Hoa Kì bãi bỏ lệnh cấm vận năm 1993 và năm 2000 đã kí một hiệp định thương mại song phương với Việt Nam. Hiệp định này đã thay đổi quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Hoa Kì ngày nay là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong đó hàng dệt may, thủy sản, da giầy, đồ gỗ là những mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất. Tự do hóa thương mại quốc tế và những chính sách đầu tư đòi hỏi một sự chuyển đổi ý thức hệ mang tính lịch sử trong Đảng Cộng sản đương nắm quyền. Đã từng có thời lo sợ về những nối kết quốc tế ngoài khối cộng sản, ngày nay Đảng đặt thương mại và đầu tư nước ngoài thành cương lĩnh trọng yếu của chiến lược kinh tế quốc gia. Cũng như tại Trung Quốc, các nhà cải cách trong Đảng có ý định sử dụng những ràng buộc quốc tế như đã ghi trong WTO để đảm bảo những thay đổi trong chính sách. Phải chào đón toàn cầu hoá là một cú sốc đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, vốn được xây dựng trên những nguyên lý bắt nguồn từ luận đề của Lenin rằng chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản chỉ là một. Quan sát những thế lực đế quốc phân chia Trung Quốc và Đông Nam Á, Hồ Chí Minh và những môn đệ cách mạng của ông đã nhất trí rằng phong trào cộng sản thế giới là hi vọng lớn nhất cho việc thực hiện giấc mơ về một nước Việt Nam độc lập, chủ quyền. Giống như những người Mác-xít ở phương Tây lúc bấy giờ, và cả nhiều năm sau này nữa, họ tin rằng sự phát triển của một chủ nghĩa tư bản tự chủ bản địa là điều không thể xảy ra tại những nước thuộc địa cũ. Ngay cả khi đã đạt được nền độc lập chính thức, họ vẫn cho rằng những nhà tư bản bản địa sẽ vẫn chỉ là những quân cờ trong tay các thế lực đế quốc luôn tìm cách vắt kiệt tài sản và tài nguyên của những nước đang phát triển thông qua bất bình đẳng trong thương mại và kiểm soát vốn tài chính. Những nhà dân tộc chủ nghĩa Việt Nam thời đầu như Phan Bội Châu từng coi Nhật Bản là khuôn mẫu của một nền tư bản độc lập châu Á. Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của Nhật Bản và chiến thắng trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật đã khẳng định thêm cái ý tưởng rằng số phận những quốc gia châu Á là phải mang một địa vị thấp kém trong trật tự toàn cầu. Nhưng những tham vọng đế quốc của Nhật, và sự liên minh của nước này với chính phủ Vichy của Pháp, đã chứng tỏ cho những nhà dân tộc chủ nghĩa rằng độc lập và đấu tranh chống đế quốc là đồng nghĩa. Cố gắng ngốc nghếch và xét cho cùng là vô ích của Pháp nhằm tái thiết lập nền thuộc địa ở Việt Nam sau chiến tranh và vai trò thay thế Pháp của Mỹ tại miền Nam trong những năm 1960 củng cố thêm cho quan điểm này. Nhưng lịch sử đã không mỉm cười với lí thuyết về chủ nghĩa đế quốc của Lenin, ít ra là không ở châu Á. Độc lập chính trị hóa ra lại không phải là cái mặt ngoài để những quyền lực ngoại quốc đứng đằng sau duy trì sự đô hộ về kinh tế. Quốc gia dân tộc đã trở thành một thành tố căn bản của phát triển kinh tế. Như Liah Greenfeld chứng minh hùng hồn trong tác phẩm Spirit of Capitalism (Tinh thần của chủ nghĩa tư bản), chủ nghĩa dân tộc là nguồn gốc, không phải là hệ quả, của phát triển kinh tế trong thời hiện đại. Nhật Bản cuối cùng đã tr
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top