b4by_kut3_93

New Member
Download Đề tài Thưc trang, nguyên nhân, hình thức và giải pháp cho vấn đề bạo lực gia đình hiện nay

Download miễn phí Đề tài Thưc trang, nguyên nhân, hình thức và giải pháp cho vấn đề bạo lực gia đình hiện nay





Tư tưởng ”trọng nam khinh nữ” dường như đãăn sâu vào trong tiềm thức
của con người. Tư tưởng ấy thể hiện rõ nhất ở định kiến ” Nhất nam viết hữu, thập
nữ viết vô”, có nghĩa là nếu trong gia đình đó mà sinh được mười người con gái thì
vẫn coi như là chưa có con nhưng chỉ cần có một người con trai thì xem như là đã
có con rồi. Nho giáo quan niệm: một người đàn ông chết đi mà không có con trai
thì coi như dòng giống đó ”tuyệt tự”, cho nên không có con trai là tội còn nặng hơn
tội lớn nhất là bất hiếu. Nghiên cứu của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 1997đã chỉ
ra việc vợ chồng không có con trai cũng có thể là lý do để người chồng gây sự với
vợ. ”Có nhiều người, nhiều gia đình do quan niệm phong kiến lạc hậu, trọng nam
khinh nữ nên suốt ngày đánh đập vợ con tàn nhẫn, bỏ mặc vợ con đói khát không
thương tâm chỉ vì người vợ sinh toàn con gái”. Đó cũng là lý do dẫn đến các hành
vi bạo lực của người chồng để buộc vợ mình chấp nhận ly hôn. Trong năm 1996,
các tòa án địa phương đã xét xử 49.711 vụ ly hôn, trong đó có 18% là do không có
con trai. Do luật pháp Việt Nam thường ủng hộ người vợ trong những trường hợp
này nên những người chồng có ý định ly hôn vợ thường tìm cách gây sự để người
vợ phải đứng nguyên đơn xin ly hôn. Người phụ nữ thường phải chịu đựng sự
ngược đãi trong thời gian dài trước khi ly hôn. Đó là nhận xét trong đề tài ”Nghiên
cứu BLGĐ trên cơ sở giới ở Việt Nam”của các tác giả thuộc Viện nghiên cứu Gia
đình và Giớinăm 2005.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

ật pháp Việt Nam thường ủng hộ người vợ trong những trường hợp
này nên những người chồng có ý định ly hôn vợ thường tìm cách gây sự để người
vợ phải đứng nguyên đơn xin ly hôn. Người phụ nữ thường phải chịu đựng sự
ngược đãi trong thời gian dài trước khi ly hôn. Đó là nhận xét trong đề tài ”Nghiên
cứu BLGĐ trên cơ sở giới ở Việt Nam” của các tác giả thuộc Viện nghiên cứu Gia
đình và Giới năm 2005.
Do ảnh hưởng của quan niệm ”xuất giá tòng phu” lấy chồng thì phải theo
chồng cho nên xã hội nhìn chung mong đợi người phụ nữ sống nhẫn nhục, cam
chịu để gia đình bình yên. Vì vậy, khi chồng có hành vi bạo lực với mình, những
người vợ thường chấp nhận và không dám phản kháng. Một phụ nữ nói ”tui bị đày
đọa hắt hủi bao nhiêu năm nay nhưng tui nhất sống nhất chết gì cũng phải ở gia
đình nhà chồng, có đánh tui cũng không đi” (Phụ nữ bị bạo lực, 53 tuổi).
Tư tưởng ”xuất giá tòng phu” cũng là sự mong đợi của gia đình bên chính
người phụ nữ khi họ biết con cái họ bị chồng đánh. ”Một lần tui bị ổng cầm cây
đòn đánh vào người, mình mẩy bầm tím hết. tui đau và giận ổng lắm nên bỏ về nhà
ngoại, ba má tui cũng thương tui lắm nhưng vẫn khuyên bảo tui phải gắng nhịn và
quay trở về nếu không người chịu thiệt nhất chỉ là tui và sắp nhỏ thôi” (Phụ nữ bị
bạo lực, 37 tuổi). Chính những điều này cũng có thể làm cho mâu thuẫn giữa hai vợ
chồng xấu hơn.
Trên thực tế, ở nhiều nơi, việc chồng đánh vợ được coi là một phương pháp ”giáo
dục” vợ để gia đình tốt đẹp hơn. Bị ảnh hưởng bởi những quan niệm sai lầm trước
đây mà có không ít ông chồng cho rằng: ”Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”, họ tự cho
mình cái quyền được ”dạy vợ” khi vợ không nghe lời.
”tui khổ quá, lúc nào cũng sống trong cảnh ”chồng chúa vợ tôi”, tui sống có điều
tiếng gì với mọi ngời đâu mà ổng lại đối xử với tui như vậy” (Phụ nữ bị bạo lực, 49
tuổi).
” Ông ấy không bao giờ đánh giá là mình có lỗi. Không bao giờ xin lỗi, đã đánh tui lại
còn buộc tui phải xin lỗi. Ngay cả việc ông ấy đánh bạc, bỏ bê con cái ông ấy cũng
nói là đó là lỗi tại vợ, vợ không biết chiều chồng” (PVS, Nguyễn Thị T., Hà Nội).
Quan niệm ”chồng chúa vợ tôi” và ”thuyết tam tòng” gán cho người chồng
toàn quyền quyết định mọi công việc lớn trong gia đình. Người vợ là người thừa
hành, có bổn phận phục vụ chồng con. Trong nhiều trường hợp người chồng đã
dùng bạo lực để duy trì quyền này. Sự ngược đãi cua người chồng đối với người vợ
chính là biểu hiện cụ thể của điều này. Người chồng có thể xử tệ với vợ khi nổi cáu,
khi vợ là gì trái ý mình, hay thậm chí khi vợ tỏ ra thành đạt có thể đe dọa đến địa
vị cao của người chồng (Vũ Mạnh Lợi và cộng sự, 1999).
Với suy nghĩ ”xấu chàng hổ ai”, không nên ”vạch áo cho người xem lưng”
cho nên những người phụ nữ bị chồng sử dụng bạo lực đều giấu giếm, không kể
với người khác về những gì họ phải chịu đựng. Nhiều phụ nữ không báo cáo các
hành vi bạo lực vì họ cho rằng họ sẽ bị người ngoài nhìn nhận là đã làm điều gì đó
không tốt nên mới bị chồng đánh (Lê Thị Phương Mai và Lucinda Willshire 2000).
Cho dù bị đánh đau thì người phụ nữ vẫn cố gắng không làm to chuyện.
”Em nghĩ có hay ho gì chuyện bị ổng đánh đâu, ổng mà bị chê cười thì em cũng
chẳng dám nhìn mặt ai nữa. Em chỉ biết cầu giời khấn phật để anh ấy tu tỉnh lại để
gia đình lại được vui vẻ hạnh phúc như xưa” (Phụ nữ bị bạo lực, 36 tuổi).
”Cũng có ông chồng biết nghe, biết sợ thì họ sẽ thôi còn nhiều trường hợp lại về
gây lộn với vợ vì tội đã bêu xấu chồng” (Chủ tịch Hội phụ nữ phường Tân Xuân,
thị xã Đồng Xoài, Bình Phước).
Với những kết quả nghiên cứu đó, khi vận dụng thuyết chức năng, chúng ta
đã thấy được phần nào vai trò, vị trí của người vợ trong gia đình. Trong gia đình,
người vợ là người phải chịu đựng và nếu họ làm không đúng với bổn phận, chức
năng của mình thì BLGĐ diễn ra là điều đương nhiên.
Như vậy, định kiến giới vốn vẫn được coi là chuẩn mực đã ăn sâu vào trong
tiềm thức con người. Ngay từ khi sinh ra, xã hội đã gán cho nam giới và nữ giới
những vai trò nhất định. Những giá trị này con người sẽ không thể nhận thức được
khi sinh ra nhưng cùng với quá trình họ lớn lên, phát triển thì cũng dần ý thức
được. Đó chính là tác động của quá trình xã hội hóa đối với mỗi cá nhân trong xã
hội.
2. SỰ THAM GIA CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI
Trong những năm qua, các cơ quan chính quyền, tổ chức xã hội, các cộng
đồng dân cư đã có những đóng góp quan trọng góp phần ngăn chặn, hạn chế các
hành vi bạo lực gia đình chống lại phụ nữ. Đó là điều không thể phủ nhận được.
Tuy nhiên, trong quá trình hành động nhằm đấu tranh với hành vi bạo lực gia đình,
các cộng đồng dân cư, chính quyền, tổ chức xã hội vẫn bộc lộ một số hạn chế. Đây
là một trong những yếu tố khiến cho hành vi BL của người chồng với người vợ
chưa được hạn chế một cách tối đa.
2.1 Sự tham gia của cộng đồng, làng xóm
Cộng đồng, làng xóm thường là những người tham gia, giúp các gia đình giải
quyết xung đột. Họ sống gần nhau, hiểu phần nào gia cảnh của nhau nên có thể có
mặt kịp thời khi có hành vi bạo lực xảy ra. Tuy nhiên, thực tế ở nhiều nơi họ chỉ
can thiệp những vụ ngược đãi phụ nữ nghiêm trọng hay những xung đột gia đình
ảnh hưởng đến trật tự của khu ở còn thì người ta né tránh, coi đó là chuyện của ”vợ
chồng người ta”. ”Thường thì cũng có người khuyên can nhưng họ cũng coi đó là
chuyện gia đình nên rất ngại. Ông ấy thì ai sang can cũng chửi nên họ lại càng
ngại, thế nên họ cũng sang khuyên can một vài lần rồi thôi. Mình là người vợ thì
phải chấp nhận thôi” (Phụ nữ bị bạo lực, 47 tuổi).
Trong cộng đồng dân cư cũng có tư tưởng ”Đèn nhà ai nhà ấy sáng” cho nên
khi các hành vi bạo lực xảy ra, người xung quanh cho rằng đó là chuyện nội bộ gia
đình nên ít can thiệp hòa giải ngay từ bước đầu, chỉ khi xảy ra trầm trọng thì mới
đưa ra tổ hòa giải, đoàn thể xã hội (Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 1997). Những
ngược đãi phụ nữ diễn ra bên trong mỗi gia đình thường không được quan tâm một
cách thích đáng. Một mặt, các thành viên trong gia đình thường muốn giữ kín
những chuyện riêng của gia đình mình, đặc biệt là những chuyện mâu thuẫn, xô xát
giữa vợ và chồng. Mặt khác là sự bàng quan của những người hàng xóm, không
muốn can thiệp vào việc riêng của gia đình người khác (Vũ Tuấn Huy, 1999, Bạo
lực trong gia đình – Nguyên nhân và kết quả, Viện Xã hội học).”Vấn đề này cũng
đã nói rất nhiều. Có vẻ là trong thời đại ngày nay có nhiều người tỏ ra rất bàng
quan, tức là đứng ngoài cuộc. Ví dụ như là họ đứng xem, hay là trong mâu thuẫn
của một cặp vợ chồng thì họ kéo đến xem thôi rồi bình luận sôi nổi, nhưng mà bảo
một người vào can thì họ lại rất ngại” (Cán bộ xã, 50 tuổi).
”Bây giờ họ ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
W [Free] Thưc trạng về tổ chức hoạch toán, quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH Trang Sức Bình Min Luận văn Kinh tế 0
H các trang kiếm tiền trên mạng có thưc sự hấp dẫn ko InterNet 1
D báo cáo thưc tập ngành cơ khí chế tạo máy tại công ty cổ phần nghị thắng Khoa học kỹ thuật 0
N Vai trò của ý thưc pháp quyền trong đời sống xã hội và ứng dụng trong quá trình xây dựng ý thức pháp quyền ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 2
N Thưc trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 3
A Huy động và sử dụng vốn đầu tư tại công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị - Bộ Quốc Phòng - Thưc tr Luận văn Kinh tế 0
U Thưc trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ chính sách tiền tệ Luận văn Kinh tế 0
T Báo cáo kết quả thưc hiện dự án "Điều tra cơ bản thành phần loài và xây dựng danh lục nấm Việt Nam ( Luận văn Sư phạm 0
T [Free] Nội dung và các hình thưc chiếm hữu trong bộ luật dân sự Luận văn Kinh tế 0
E [Free]Thưc trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đ Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top