Kathlynn

New Member
Download Đề tài Tìm hiểu vai trò của các vị chức sắc, sư cả Chăm tại Bình Thuận trong việc nâng cao đời sống cộng đồng và phát triển xã hội

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu vai trò của các vị chức sắc, sư cả Chăm tại Bình Thuận trong việc nâng cao đời sống cộng đồng và phát triển xã hội





Tôn giáo có chỗ đứng rất cao trong đời sống của cộng đồng người Chăm. Ở BìnhThuận tôn giáo được coi là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống và sinh hoạt cộng đồng. Nó luôn định hình cho mỗi người Chăm trong suy nghĩ và hành động. Sở dĩ tôn giáo dược tôn sùng độc tôn ở người Chăm là vì trong cuộc sống họ luôn bị các lễ nghi tôn giáo như nói trên đã ràng buộc và chi phối. Lâu ngày hình thành trong đời sống sinh hoạt của mỗi người Chăm, định hình cho họ những nếp suy nghĩ và hoạt động của mỗi cộng đồng mình. Dần dần những tập quán ấy ăn sâu vào máu thịt của mọi người và khó tháo gỡ ra được, nó trở thành những nét đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc Chăm. Chính sự ràng buộc này mà trong đời sống sinh hoạt, những người làm tôn giáo rất được đề cao. Đặc biệt các vị chức sắc, sư cả rất được xem trọng và có vị trí cao nhất trong cộng đồng. Đối với cộng đồng xã hội Chăm những người làm tôn giáo là một đẳng cấp khác biệt, giống như chế độ đẳng cấp Bàlamôn giáo Ấn Độ họ chỉ là người đứng sau Brama, Visnu hay Allah, Mohamat trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của mình. Họ là người kết nối giữa thần và con người hiên tại trong đời sống. Điều này càng làm cho họ có quyển hành và sự ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. Vì vậy trong thời buổi ngày nay, tranh thủ những mặt tích cực, phát huy sự ảnh hưởng của những vị chức sắc, sư cả trong phát triển của cộng đồng Chăm ở Bình Thuận là việc làm hết sức cần thiết và mang nhiều ý nghĩa.
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

ận tiền trước) để cho đứa lớn được học lên cao. Khi đứa lớn tốt nghiệp và có công ăn việc làm rồi thì lại giúp cho đứa nhỏ học hệ bổ túc văn hóa. Trong lúc đó, cha mẹ không từ nan bất cứ công việc nặng nhọc nào như: rũ rơm, lượm phân bò, nhổ cỏ mướn, chăn cừu, chăn bò thuê. Vì thế nhiều gia đình luôn cố gắng cho con mình được đi đến trường…
- Tôn ti trật tự
Quan sát sự sinh hoạt một làng Chăm, chúng ta sẽ thấy họ không sống xô bồ, nhếch nhác mà rất có tôn ti “kính trên nhường dưới”. Rõ nhất là cách mời ăn ở đám đình hay sinh hoạt nơi công cộng: Không bao giờ thấy một người nhỏ tuổi ngồi phía trên người lớn tuổi hơn mình. Chính do sự tôn ti trật tự này mà trong các đám đình, lễ hội, người ta nhận thấy rằng sự mời mọc các vị khách đến ngồi ở các ván dài để vào tiệc là cả một việc khó khăn vì không ai muốn vào cuộc, người này mời người kia, người kia lại đưa đẩy người nọ. Sự việc này làm cho nhiều người không giấu được sự bực bội của mình mà nhăn nhó! Nhưng lý do của nó thì khá đặc trưng, ai cũng chờ người khác ngồi trước để mình còn xem xem mình phải ngồi vào chỗ nào mới đúng ý tôn ti “ăn coi nồi, ngồi xem hướng”.
Khi một người con trai trong tộc họ lấy vợ thì cả tộc họ được mời về bàn bạc về việc cưới gả này (mẫu hệ). Có khi ý kiến của người lớn tuổi trong tộc họ lấn át cả ý kiến của cha mẹ. Tộc trưởng thường là các vị chức sắc, vì luôn là người thay mặt cho dòng tộc với hội đồng tôn giáo.Chính tôn ti trật tự này làm cho tộc họ Chăm sinh hoạt rất gắn bó và giữ được nề nếp gia phong khá độc đáo.
1.2. Những nét đẹp của phong tục tập quán Chăm
Theo sự nhận xét của một số nhà tâm lý học thì tính khí con người được hình thành trên những căn nguyên nhất định: ảnh hưởng của thủy thổ, ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng, ảnh hưởng của sự giáo dục từng chế độ chính trị, ảnh hưởng của thời đại. Tất cả những yếu tố đó cộng với gien của dân tộc nếu được nói như thế tác động tổng hợp, tạo nên tính đặc thù của dân tộc đó. Riêng các yếu tố thủy thổ, tôn giáo, tín ngưỡng và gien phải là những yếu tố đậm nét nhất, khắc sâu vào tiềm thức cũng như ý thức con người một cách sâu sắc nhất vì chúng mang ý nghĩa nền tảng. Sau đây là một số tính cách đặc trưng của dân tộc Chăm tại Việt Nam.(3)
-Tính cộng đồng:
Sinh hoạt trong một xã hội gần như khép kín, người Chăm đã phát huy tính cộng đồng đến mức độ khá cao: Trong các đám đình, đặc biệt là đám tang, người Chăm thường ngưng tất cả hoạt động của mình, dù là hoạt động mang tính cấp bách và quan trọng như ngày gieo lúa chẳng hạn, để tụ tập lại hầu giúp đỡ và an ủi gia đình đương sự. Tính cộng đồng này phản ảnh nền văn minh lúa nước và mang đậm nét tác phong nông nghiệp của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Dĩ nhiên, trong sinh hoạt công nghiệp hôm nay, tác phong này có phần gây cản trở cho sự thăng tiến và phát triển cộng đồng vì ảnh hưởng đến thời gian (cần tiết kiệm) và sức lao động của con người. Nhưng những công việc thông thường nhưng vượt quá sức lao động của các thành viên trong gia đình như: giở nhà, xây nhà, trét tường, lợp tranh, thường phải nhờ đến lao động cộng đồng. Bà con láng giềng đến giúp đỡ một cách vui vẻ, các ông thì làm những công việc nặng nhọc, các bà thì nấu nướng, phục vụ.
Cũng nằm trong tính cộng đồng này, chúng ta nhận thấy người Chăm hưởng ứng rất nhiệt tình các đợt quyên góp mang tính cách xã hội như: góp quĩ khuyến học, góp quĩ hỗ trợ gia đình nghèo, hỗ trợ bão lụt v.v. tui đã từng nhiều lần tham gia các đêm văn nghệ vì mục đích từ thiện ở vùng nông thôn Chăm và đã chứng kiến vài sự kiện khá độc đáo: Những người nông dân hoàn toàn không dư dả gì đã tự động đến sân khấu dâng biếu tiền bạc ủng hộ đêm văn nghệ, và khi loan báo danh sách hảo tâm, từng đợt người tiến lên làm nhiệm vụ của mình một cách vui vẻ và phấn khởi.
- Tính sĩ diện:
Tính sĩ diện của người Chăm có những mặt rất tích cực và đáng được khuyến khích trong sinh hoạt cộng đồng như quan niệm “một người làm xấu cả họ mang nhục” hay “Dak lihik kabaw yuw, oh dak mưluw bbauk” (Thà mất đôi trâu còn hơn mất mặt). Chính vì vậy mà xã hội Chăm đã khắc phục được nạn trộm cắp hay ăn xin. Trong cộng đồng, không có (hay rất ít) kẻ trộm cắp vì mỗi khi bị bắt thì không những đương sự phải chịu hình phạt của luật pháp mà còn chịu sự phỉ nhổ của dòng họ và xóm làng. Dĩ nhiên những hạng người này bị dư luận nhìn bằng nửa con mắt. Đó cũng là lí do hạn chế được nạn ăn xin. Có thể nói trong xã hội Chăm không có người ăn xin. Ai cũng tin thế.
Mặt trái của vấn đề cũng đáng cho ta phải đề cập đến vì sĩ diện không đúng chỗ, hiểu không thấu đáo sẽ trở thành tai họa cho xã hội. Không ít người Chăm chỉ vì không muốn thua kém chị kém em trong các đám đình của gia đình (như đám cưới, đám tang) mà phải đem con đi ở đợ để được bằng hay hơn người. Như thế gia đình sẽ không bị dư luận chê bai mà còn được tán dương, quí trọng nữa. Đúng là sĩ diện hão. - Tính tiết kiệm:
Mang tác phong nông nghiệp và sinh hoạt theo nhịp sống thanh thản êm xuôi của vùng nông thôn, người Chăm dứt khoát không phải là hạng người sống xa hoa, vung tiền qua cửa sổ. Trong lúc thiếu thốn đã đành nhưng khi họ làm ra tiền hay được mùa họ cũng biết dành dụm, chắc chiu từng đồng lẻ. Họ ăn uống cũng như ăn mặc rất thanh đạm và khiêm tốn nếu không nói là kham khổ. Nhờ biết tiết kiệm mà người Chăm đã biết tích lũy để khắc phục được các nạn đói kém lúc mất mùa hay bị thiên tai địch họa trong quá khứ cũng như trong hiện tại.
Tuy kinh tế nhìn chung chưa phát triển cao, vì sống trong vùng khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, nhưng người Chăm vẫn có cuộc sống tương đối ổn định, nhà cửa khang trang, tươm tất lại còn có thể cho các con đi đến trường, không đứa nào phải thất học. Như vậy, họ làm cách nào để tạo được lối sống như thế? Chắc chắc là phải do biết tiết kiệm trước nhất để có của ăn của để, sau đó mới nói đến sự biết tính toán, xoay sở và cần cù lao động để vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Rõ ràng trong sinh hoạt hàng ngày, biết làm ra tiền chưa đủ, mà phải biết giữ tiền mới là yếu tố quyết định.
Tục ngữ phương Tây có câu: “Gia tài có được là do bàn tay mặt khéo léo và bàn tay trái tiết kiệm”. Sở dĩ người Chăm biết dành dụm, tích lũy là do phải thích nghi với cuộc sống luôn phải đối phó với môi trường tự nhiên của miền Trung khắc nghiệt, hàng năm phải đương đầu với lũ lụt và hạn hán rất gay gắt. Tiếc thay, tính cách cần kiệm rất quí này đã giúp người Chăm xây dựng nên cơ nghiệp trong quá khứ nay đã phai mờ dần trước cuộc sống ồ ạt của thời đại mới mà cộng đồng Chăm cũng bị cuốn theo cơn lốc đua đòi và sĩ diện hão để phung phí trong các đám đình, lễ hội, và xây cất nhà cửa hiện đại trong lúc còn nhiều khó khăn, túng thiếu.
2. Dân tộc C...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về vai trò, quá trình tổng hợp và phân giải các Axitamin trong cơ thể người và nguyên liệu thực phẩm Khoa học Tự nhiên 0
Z Tìm hiểu vai trò người cán bộ giám sát công trình Luận văn Kinh tế 0
H Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệ Luận văn Kinh tế 0
T Tìm hiểu vai trò của các thông lệ tốt về lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp trong việc cải thiện đầu Luận văn Luật 0
C [Free] Tìm hiểu về tài chính với vai trò của nó trong giai đoạn hiện nay Luận văn Kinh tế 0
H Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, vai trò của kiểm toán Nhà nước và bài học thực tiễn đối với Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
C Tìm hiểu về vai trò và chức năng của ngân hàng trung ương Tài liệu chưa phân loại 0
M Tìm hiểu Vai trò và chức năng của ngân hàng trung ương Tài liệu chưa phân loại 0
G Tiểu luận: Tìm hiểu vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội Văn hóa, Xã hội 0
G Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng của sự phân công vai trò giữa người cha và người mẹ trong việc giá Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top