petuyen_kutiep

New Member
Download Đề tài Tìm hiểu thần tượng của học sinh trường THPT và những ảnh hưởng của thần tượng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu thần tượng của học sinh trường THPT và những ảnh hưởng của thần tượng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh





Mục lục:
trang
Chương 1 :
Giới thiệu chung 4
1.1 Vấn đề nghiên cứu 4
1.2 Mục đích nghiên cứu 4
1.3 Câu hỏi ngiên cứu 4
1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4
1.5 Nhiêm vụ nghiên cứu 4
1.6 Phạm vi nghiên cứu 5
1.7.Phương pháp nghiên cứu 5
1.8 Kế hoạch nghiên cứu 5
Chương 2:
Cơ sở lí luận 6
2.1 Khái niệm 6
2.1.1 Thần tượng 6
2.1.2 Nhân cách 6
2.1.3 Văn hóa 6
2.1.4 Học sinh THPT 6
2.2 Đối tượng trở thành thần tượng 7
2.3 Thần tượng và văn hóa giá trị 7
2.4 Văn hóa thần tượng 8
2.5 Sơ lược tâm lý lứa tuối học sinh THPT 10
2.6 Sự hình thành thế giới quan và nhân cách học sinh THPT 10
2.7Quá trình hình thành thần tượng ở học sinh THPT 11
2.8 Đời sống và vai trò thần tượng 12
2.9 Xu hướng thần tượng hiện nay 13
2.10 Thần tượng ảnh hưởng đến học sinh THPT 13
2.10.1 Ảnh hưởng tích cực 13
2.10.2 Ảnh hưởng tiêu cực 14
Chương 3:
Phương pháp nghiên cứu 15
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 15
3.2 Phương pháp nghiên cứu khảo sát 15
Chương 4:
Phân tích đánh giá khảo sát 16
Chương 5:
Kết luận và kiến nghị 28
5.1. Kết luận 28
5.1.1 Kết luận của nhóm nghiên cứu qua khảo sát thực tế 28
5.1.2 Tìm hiểu thần tượng của hoc sinh THPT ở TPHCM 29
5.1.3 Thuận lợi và khó khăn khi khảo sát 30
5.2. Kiến nghị 30
5.2.1 Đối với trường THPT 30
5.2.2 Đối với gia đình 31
5.2.3 Đối với học sinh 31
5.2.4 Đối với các trường cao đẳng,đại học,sư phạm 31
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ếp. Với người khác nữa, TT có thể là một biểu tượng tâm linh hay tín ngưỡng mà người ta tin vào đó để hoài vọng, để tôn thờ bằng việc sùng bái rất kính cẩn.
2.1.2 Nhân cách
Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá từ mối quan hệ qua lại của người đó với những người khác, với tập thể, với xã hội và cả với thế giới tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong tòan bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc, nhân cách chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân
2.1.3 Văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa.
2.1.4 Học sinh THPT
Là các em có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi, còn được gọi là lứa tuổi thanh niên, hay một cách gọi khác là Teen.
2.2 Đối tượng trở thành thần tượng
Đối tượng trở thành thần tượng của một người nào đó có thể rơi vào các trường hợp sau đây:
- Các thầy cô giáo.
- Người trong gia đình.
- Ngôi sao trong làng giải trí.
- Các nhà khoa học.
- Những vị anh hùng.
- Ngôi sao trong làng thể thao.
- Những người bình thường.
- Bạn bè.
2.3 Thần tượng và văn hóa giá trị
Khi có TT, nhiều người thường xác định: TT đó có những giá trị văn hóa nào? Tìm thần tượng (theo nghĩa có văn hóa) là đi tìm những cung bậc giá trị tốt đẹp của TT để học hỏi.
Đến với TT (dù chỉ đến gián tiếp qua tiếp xúc với sản phẩm của TT) là tiếp cận với những giá trị văn hóa của TT. Ở đây có hiện tượng thẩm thấu và sàng lọc những giá trị văn hóa đó. Việc thẩm thấu và sàng lọc này được thông qua “bộ lọc” của từng chủ thể. Bộ lọc ấy chính là nhận thức, trình độ, cảm xúc, nhu cầu… và nhất là nền tảng văn hóa giá trị của chính người đó (chứ không phải của TT). Nếu bộ lọc đó tốt, nghĩa là văn hóa giá trị của người đó cao thì sẽ “đãi được cát và lấy được vàng”. Bằng không, một khi bộ lọc đó yếu hay bị rách thủng thì “cát to đọng lại mà vàng vụn bị trôi đi”. Do vậy, nền tảng văn hóa giá trị của người ấy vốn đã yếu lại không được bồi đắp, còn bị băng hoại thêm nữa. Đó là bi kịch của những người mơ mộng cái vỏ của TT (lóa mắt bởi đèn màu, thời trang, diện mạo…) mà không hiểu kỹ về thực chất.
Trên nhiều diễn đàn cho thấy một số bạn trẻ đã tỏ ra minh triết khi đến với TT nhờ có bộ lọc khá tốt. Như bạn "Nụ cười Sơn Cước” trên diễn đàn của Việt Báo đã TT hóa vị giáo sư của mình vì ông không chỉ uyên thâm về trí tuệ, ân cần trong đối xử, nhân ái với mọi người, còn rất đẹp trong sinh hoạt: không để hạt cơm rơi, không bỏ thức ăn thừa…
Một bạn khác (bí danh: HS đang ôn thi trên diễn đàn tuổi trẻ) cũng lấy người thầy của mình làm TT vì những bài giảng của thầy “không đụng hàng”, lối giảng rất dung dị, giải thích những điều phức tạp bằng những ngôn từ chân phương, dễ hiểu… Nhiều bạn lấy những gương sắc sảo của các nhà lãnh đạo, nhà khoa học hay nhà kinh doanh (như Putin, Bill Gates…) làm TT cho mình.
Cứ thế, đâu chỉ đi tìm TT ở nơi rực rỡ đèn màu, có hóa trang, có diễn kịch, có lời ca, có nhún nhảy… Họ tìm TT trong đời thực, dưới ánh mặt trời, như kỳ tích của Hải Ly : nhỏ tuổi, nhỏ người mà đã rạng danh về học vấn, hay như hiệp sĩ nhí dưới đèo Hải Vân : bé hạt tiêu mà đã nhiều lần dũng cảm cứu nhiều người.
Những TT như thế có một nét chung: không chỉ muốn làm điều tốt, còn thể hiện ý chí quyết tâm “biến điều không thể thành có thể”. Đó cũng là những TT rất gần gũi và dung dị với người đời, từ chốn trường học đến nơi hẻo lánh… Một bộ phận trong lớp trẻ hiện nay cũng đã có nhận thức triết lý về giá trị văn hóa trong quan niệm về TT.
Tóm lại, việc thần tượng là một hiện tượng tự nhiên của sự phát triển tâm sinh lí của con người, về bản chất nó là một biểu hiện cho sự phát triển và sự nhận thức khách quan. Việc thần tượng tốt hay xấu là do chính hành động thể hiện của người hâm mộ và nó tác động lớn nhất lên cuộc sống của người hâm mộ.
2.4 Văn hóa thần tượng
Sống có thần tượng cũng là một nét văn hóa và nét văn hóa đó cần được người hâm mộ tự thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh...
Ví dụ, nhà văn và thi sĩ Phùng Quán không chỉ coi người mẹ kính yêu của mình là một TT (qua bài thơ “Lời Mẹ dặn”, ông còn lấy nàng thơ làm TT, nhất là lúc nguy nan. Khi nói chuyện với bạn bè và trong hồi ký của mình, ông từng khẳng định: “Những năm tháng trần ai khổ sở nhất của đời, tui đã vịn vào những dòng thơ để sống, để không bị quật ngã”. Đấy cũng là một nét văn minh của người có văn hóa TT.
Những ai chưa có TT đúng nghĩa hay sống “phi TT” thường dễ có cảm giác bị hẫng hụt, nhất là khi bị mất niềm tin trước những xô đẩy phũ phàng của bão tố thời vận hay sóng gió cuộc đời. Điều đó dẫn ta suy ngẫm đến việc chính cần bàn ở đây là vấn đề văn hóa thần tượng.
Mỗi người có một tầm nhìn, một lối cảm và một cách nghĩ khác nhau về TT. Văn hóa thưởng thức và văn hóa hâm mộ của họ có những cung bậc giá trị chênh nhau.
Trong nền văn hóa giá trị (VHGT) có văn hóa thưởng thức và văn hóa hâm mộ. Không phải ai cũng có trình độ thưởng thức và trình độ hâm mộ như nhau. Mỗi dạng thưởng thức hay mỗi kiểu hâm mộ đều đứng ở một thang bậc giá trị nhất định, tùy theo nền tảng VHGT của mỗi người. Bởi vậy cần phân biệt đâu là văn hóa hâm mộ có giá trị và đâu là văn hóa hâm mộ kém giá trị hay phi giá trị, thậm chí trở thành một hội chứng phi nhân văn: hội chứng thần tượng. Đó là lúc mà, vì cuồng si TT, bị “hớp hồn” bởi hào quang của TT, lại quyết “sống cùng hay chết theo” với TT… nên bị vong thân, tự đánh mất bản thân. Đã có không ít người tự “biện minh”: tui làm theo TT là quyền của tôi, là tự khăng định cái tôi. Nói như vậy chỉ đúng một nửa, nửa còn lại là vô lý. Ta có quyền bắt chước, nhưng đã bắt chước mà gọi là “tự khẳng định”, là “cái tôi” thì không hợp lí. Bởi vậy, cũng cần phân biệt giữa “cái của tôi” và “cái của người”, giữa sự học hỏi và điều bắt chước nơi TT.
Khi học hỏi TT, ta đãi cát lấy vàng, rồi nhờ sáng tạo mà ta chế thứ vàng đó thành “sản phẩm mỹ nghệ” của chính ta, đó là cái tui đích thực. Còn khi bắt chước, ta lấy cả cát và vàng của họ “trát “ lên người, biến ta thành một phó bản của TT, như vậy đâu phải là chính ta. Đó là sự khác nhau giữa VHGT và phi VHGT trong sự hâm mộ TT .
Đề cập việc TT là nói đến hai yếu tố tâm lý chủ yếu: cảm xúc và trí tuệ. Hai ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (nghiên cứu trường hợp tại xã Vũ Văn hóa, Xã hội 0
F Tìm hiểu Thần Long Đỗ qua tư liệu Hán Nôm Văn hóa, Xã hội 0
D Tìm hiểu tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản so sánh với Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
T Tìm hiểu về đời sống văn hóa – tinh thần của các dân tộc ở thành phố Buôn Ma Thuột Tài liệu chưa phân loại 0
D Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới chương trì Tài liệu chưa phân loại 0
D tìm hiểu kiến thức sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình môn khoa học ở tiểu học Văn học 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu về các chỉ tiêu phân tích chất lượng Nho Nông Lâm Thủy sản 0
D Tìm hiểu thơ các vua thời thịnh Trần (Từ Trần Thái Tông đến Trần Minh Tông) Văn học 1
D Tìm hiểu giải pháp phát hiện tấn công từ chối dịch vụ sử dụng phương pháp phân tích thống kê Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top