Download Bài giảng Nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội

Download miễn phí Bài giảng Nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội





Theo các nhà xã hội học, trong lịch sử đã tồn tại 4 kiểu phân tầng xã hội chủ yếu:
-Kiểu phân tầng nô lệ: Xuất hiện trong xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội được chia thành 3 tầng chủ yếu là:
Kiểu phân tầng chủ nô, nô lệ, dân tự do (đây là kiểu phấn tầng ít tính cơ động dọc)
- Kiểu phân tầng đẳng cấp:
+ Đẳng cấp là những vị trí xã hội mà trong đó con người sinh ra và cuộc đời của họ tồn tại, gắn chặt với nó không thay đổi. Những thành viên trong cùng một đẳng cấp có một địa vị được gán cho chứ không phải địa vị đạt được( Nam tước, bá tước )
+ Phân chia xã hội thành đẳng cấp là một dạng phân tầng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, chẳng hạn:
Ở Trung Quốc cổ đại có quân tử, tiểu nhân, thứ dân ( Sĩ, nông, công, thương)
Ở Hi Lạp cổ đại có: Chủ nô, nô lệ và dân tự do
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

h để hiểu được cơ cấu xã hội, là nét đặc trưng của tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội. Cũng thông qua sự phân tích này mà chúng ta biết được vị thế, vai trò của từng cá nhân, từng nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội. Cũng thông qua sự phân tích này cho ta biết về các thiết chế xã hội bảo đảm cho hoạt động, hành vi của cá nhân phù hợp với giá trị, chuẩn mực xã hội mà các thiết chế xã hội đặt ra.
* Nhóm xã hội:
- Nhóm xã hội là một tập hợp người trong xã hội có liên quan với nhau về vị trí, vị thế, vai trò, nhu cầu, lợi ích và tính định hướng giá trị xã hội.
- Trong xã hội tồn tại rất nhiều loại nhóm khác nhau như: nhóm lớn, nhóm nhỏ; nhóm chính thức, nhóm không chính thức; nhóm trực tiếp, nhóm không trực tiếp…
- Sự đa dạng và phức tạp của việc hình thành các loại nhóm trong xã hội phản ánh tính đa dạng và phức tạp trong cơ cấu xã hội của một xã hội cụ thể.
- Nhóm xã hội là một khái niệm cơ bản của xã hội học. Trong nghiên cứu xã hội học tuỳ vào mục đích, phạm vi nghiên cứu mà xác định các chỉ báo để xem xét, phân tích các loại nhóm.
* Thiết chế xã hội.
- Thiết chế xã hội là một tổ chức nhất định của hoạt động xã hội và của các quan hệ xã hội được thực thi bằng hệ thống đã phối hợp của những quy chuẩn về hành vi, chuẩn mực và giá trị được định hướng một cách hợp lý.
- Thiết chế xã hội đươc hình thành từ nhu cầu hoạt động sống của con người và được thực hiện thông qua hành vi xã hội của con người.
- Thiết chế xã hội có chức năng điều tiết các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực khác nhau cua hệ thống xã hội, tạo nên sự vận hành, ăn khớp nhịp nhàng của các hoạt động xã hội và tổ chức xã hội; thiết chế xã hội là phương tiện để kiểm soát và quản lý xã hội.
- Trong xã hội có nhiều thiết chế xã hội khác nhau như: Chính trị, kinh tế, pháp luật, gia đình, tôn giáo, giáo dục, quân sự… mỗi loại thiết chế có đặc điểm, chức năng riêng, nhưng giữa chúng có quan hệ khăng khít với nhau.
2. Phương pháp tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội.
Từ quan niệm về cơ cấu xã hội như đã trình bày ở trên, phương pháp tiếp cận, nghiên cứu xã hội học dựa trên cơ sở phương pháp luận chung của xã hội học với những nội dung cơ bản sau:
- Cơ cấu xã hội là hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định, là sự thống nhất của 2 mặt: các thành phần xã hội và các liên hệ xã hội.
- Nghiên cứu cơ cấu xã hội của bất kỳ hệ thống xã hội nào cũng phải đi từ việc phân tích nhóm xã hội với vai trò, vị thế, thiết chế của nó và phân tích mối quan hệ giữa các nhóm xã hội.
- Phân tích cơ cấu xã hội phải đồng thời phân tích mô hình văn hoá có liên quan; làm rõ giá trị, định hướng giá trị, thang giá trị là những yếu tố tạo nên sự thống nhất, ổn định của hệ thống xã hội.
- Phân tích cơ cấu xã hội phải xem xét nó ở cả trạng thái tĩnh và trạng thái động để vừa chỉ ra được bức tranh tổng quát về xã hội và sự vận động biến đổi của xã hội thông qua nghiên cứu cơ động (di động) xã hội của các nhóm người và của từng con người.
Cơ động xã hội là một hiện tượng xã hội phổ biến, phản ánh sự dịch chuyển vị trí xã hội của một cá nhân hay một nhóm xã hội trong cơ cấu của một hệ thống xã hội. Cơ cấu xã hội có: cơ động theo chiều dọc và cơ động theo chiều ngang.
- Nghiên cứu cơ cấu xã hội phải tiến hành phân tích phân hoá giàu cùng kiệt và phân tầng xã hội.
Phân hoá giàu cùng kiệt và phân tầng xã hội là một hiện tượng phổ biến trong lịch sử xã hội loài người. Đây là lát cắt dọc trong phân tích cơ cấu xã hội để ta hiểu được một cách sâu sắc cơ cấu xã hội, sự đa dạng phức tạp của nó; để làm rõ hơn tính cơ động xã hội.
- Xã hội là một hệ thống đa cấu trúc, chứa đựng trong đó nhiều phân hệ cơ cấu khác nhau, cho nên phân tích cơ cấu xã hội phải đi sâu vào các phân hệ của nó, trong đó trọng tâm là phân hệ cơ cấu giai cấp.
- Phân tích cơ cấu xã hội của một hệ thống xã hội nhằm phát hiện những khuyết tật trong cấu trúc của nó, phát hiện những vấn đề xã hội cần giải quyết, phục vụ cho công tác quản lý và kiểm soát xã hội một cách có hiệu quả.
3. Các phân hệ cơ bản của cơ cấu xã hội
* Cơ cấu xã hội - giai cấp.
- Cơ cấu xã hội giai cấp là cơ cấu xã hội được xem xét dưới góc độ giai cấp, tầng lớp; là hệ thống các giai cấp, tầng lớp trong xã hội và những mối liên hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đó.
- Nghiên cứu, tiếp cân xã hội học về cơ cấu giai cấp được xem xét ở 2 phương diện:
+ Thứ nhất, nó đòi hỏi phải được nghiên cứu, xem xét không chỉ các giai cấp mà còn phải xem xét tất cả các tầng lớp, các tập đoàn xã hội khác. Đây là quan niệm phân tích cơ cấu xã hội giai cấp theo nghĩa rộng, để chỉ ra:
+ Vị thế, vai trò, tương quan của các giai cấp trong xã hội,
+ Vị trí trung tâm của một giai cấp nhất định nào đó trong xã hội,
+ Sự liên minh của giai cấp trung tâm với các giai cấp, tập đoàn xã hội khác,
+ Sự thay đổi trong cơ cấu lợi ích và xu hướng biến đổi về vị thế, vai trò của các giai cấp, tầng lớp, tập đoàn… trong xã hội.
+ Tỷ trọng cơ cấu giai cấp, tầng lớp, tính cơ động xã hội của các giai cấp, giai tầng xã hội.
+ Thứ hai, nghiên cứu cơ cấu xã hội giai cấp còn hướng vào việc nghiên cứu những giá trị, chuẩn mực trong từng giai cấp, tầng lớp xã hội, nhằm chỉ ra:
+ Sự khác biệt với những ảnh hưởng qua lại về mặt văn hoá, lối sống và những khuôn mẫu hành vi giữa các giai cấp, giai tầng xã hội
+ Sự chuyển dịch vị trí của một số thành viên của giai cấp, giai tầng xã hội này sang giai cấp giai tầng xã hội khác.
+ Mức độ của sự liên minh giữa các giai cấp và quan hệ nội bộ của các giai cấp tập đoàn xã hội.
- Nghiên cứu cơ cấu xã hội giai cấp nhằm cung cấp những thông tin về các giai cấp, giai tầng trong xã hội, dự báo xu thế biến đổi của nó và đưa ra các kiến nghị nhằm xây dựng giai cấp công nhân Việt nam có đủ sức mạnh lãnh đạo dân tộc Việt nam tiến hành thắng lợi sự nghiệp cách mạng XHCN.
* Cơ cấu xã hội - lãnh thổ.
Cơ cấu xã hội lãnh thổ được nhận diện theo đường phân ranh giới về lãnh thổ. Các vùng lãnh thổ có sự khác biệt nhất định về điều kiện sống, trình độ sản xuất, đặc trưng văn hoá, mật độ dân cư, thiết chế xã hội cũng như sự khác biệt về mức sống, thị hiếu tiêu dùng, phong tục tập quán…
- Cơ cấu xã hội lãnh thổ thường được chia thành 2 loại là cơ cấu xã hội đo thị và cơ cấu xã hội nông thôn. Ngoài ra người ta cũng có thể chia theo cơ cấu vùng, miền, như: Đồng bằng sông hồng, đồng bằng nam bộ…
- Nghiên cứu cơ cấu xã hội- lãnh thổ nhằm thấy được:
+ Sự khác biệt giữa các vùng, miền về trình độ phát triển sản xuất, Kinh tế, văn hoá,
+ Sự khác biệt về lối sống, mức sống giữa các vùng miền.
- Nghiên cứu cơ cấu xã hội lãnh thổ để dự báo và kiến nghị các giải pháp kinh tế, xã hội phù hợp cho từng vùng, miền để phát huy lợi th
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top