Download Luận văn Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới

Download miễn phí Luận văn Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch s ử vấn đề . 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 7
4. Mục đích nghiên cứu . 7
5. Phương pháp nghiên c ứu . 7
6. Đóng góp của luận văn . 8
7. Cấu trúc luận văn . 8
NỘI DUNG
Chương 1. Cái nhìn nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời
kỳ Đổi mới . 9
1.1. Khái niệm c ái nhìn nghệ thuật . 9
1.2. Những yế u tố tạo nên cái nhìn nghệ thuật c ủa Ma Văn Kháng . 10
1.2.1. Tố chất thông minh sắc sảo và cá tính sáng tạo của nhà văn . 10
1.2.2. Sự chuyển mình mạnh mẽ của một cơ chế xã hội mới . 13
1 .3 . Cái nhìn nghệ thuật c ủa Ma Văn K hán g tro ng tiể u thuyế t thời kỳ Đổ i mới . . . 15
1.3.1. Cái nhìn hiện thực sắc sảo hướng thẳng vào những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống . 15
1.3.2. Cái nhìn con người tinh tường nghiêng về những giá trị văn hoá truyền thống . 28
Chương 2. Giọng đ iệu nghệ thuật của Ma V ăn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới . 46
2.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật . 46
2.2. Các sắc thái giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của Ma Văn Kháng . 48
2.2.1. Giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng . 50
2.2.2. Giọng điệu triết lý, triết luận . 59
2.2.3. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm . 67
2.2.4. Giọng điệu thương cảm, xót xa . 74
Chương 3. Ngôn ngữ nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới . 80
3.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật . 80
3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn n gữ của Ma Văn Kháng . 82
3.2.1. Ngôn ngữ dung dị đời thường tươi rói sự sống. 83
3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm giản dị mà trong sáng . 98
KẾT LUẬN . 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 110
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hất thơ, cảm xúc chứa chan, thấm đẫm trong giọng điệu trữ
tình thiết tha, sâu lắng.
Với giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng, tác phẩm của Ma Văn Kháng đã đưa
người đọc tới những vùng đất nguyên sơ mà đẹp đẽ, những thân phận, những cảnh
đời đầy biến động mà vẫn trong trẻo hồn nhiên như: Gió rừng, Đồng bạc trắng hoa
xoè, Mưa mùa hạ ở thời kỳ đầu và trong nhiều sáng tác sau này. Xuất phát từ cái
nhìn hiện thực cuộc sống và con người một cách tinh tế sâu sắc, giọng điệu trữ tình
của Ma Văn Kháng thể hiện tình cảm thiết tha của nhà văn về cái đẹp trong cuộc
sống. Giọng điệu ấy đã đưa người đọc đến với những bức tranh sinh động, phong
phú của đời sống hiện thực mới.
Vốn là nhà văn có cảm xúc trước cái đẹp, giọng điệu trữ tình của Ma Văn
Kháng thường là vẻ đẹp tự thân của các đối tượng, đó là vẻ đẹp của những con
người say mê lý tưởng, luôn yêu cái đẹp như thầy giáo Đặng Trần Tự trong Đám
cưới không có giấy giá thú. Có thể nói thầy giáo Đặng Trần Tự tạo dấu ấn sâu sắc
trong lòng độc giả không chỉ vì đây là một nhân vật đẹp, cao thượng mà còn vì tác
giả đã dành chất giọng đặc biệt khi khắc hoạ nhân vật này. Ngòi bút ấy cẩn thận,
nắn nót mà cũng xiết bao hào phóng, yêu thương khi viết về anh. Một thân thể yếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
ớt mảnh mai nhưng đầy tự tin, tự hào khi đứng trước bục giảng, một gương mặt
thanh thoát, nho nhã, luôn phải đối mặt với biết bao đau đớn, một giọng nói sang
sảng mà tròn trịa, ấm áp như chính tấm lòng người nói vậy, đó chính là thầy giáo
Tự - người truyền bá kiến thức và cũng là kẻ "cùng đinh" nhất trong xã hội. Và lạ
thay, sống trong một môi trường biết bao thói đời thấp hèn, đê tiện mà thầy giáo Tự
vẫn cứ là một thầy giáo sạch đến chân tơ kẽ tóc.
Cũng giống với Nam Cao, trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới, Ma Văn Kháng
đã sử dụng rất hiệu quả giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng để bày tỏ tình cảm yêu
thương của mình với những nhân cách cao đẹp.
Chúng ta có thể thấy giữa Tự và Thứ trong Sống mòn của nhà văn Nam Cao
có những nét thật tương đồng. Cũng sống trong một cuộc sống quá cùng kiệt khổ như
Thứ, Tự quanh năm suốt tháng phải "trốn" lên gác xép để điềm nhiên "đánh cái
quần đùi vá rúm ró, mặc cái áo bộ đội sã vai..." để nghiền ngẫm văn chương. Cái
cùng kiệt cứ suốt ngày day dứt Tự. Sống trong hoàn cảnh như thế nhưng cả Thứ và Tự
cùng có tài, cùng có ước mơ làm việc có ích vì học trò của mình. Nếu như Thứ của
Nam Cao ôm mộng xây dựng ngôi trường của mình sao cho "trường sạch hơn, có
vẻ hơn, nhà trường phải có phòng giấy tiếp khách. Học sinh có tủ sách..." [5], thì Tự
của Ma Văn Kháng ngày đêm ngụp lặn trong bể kiến thức mêng mang để hết lòng
truyền thụ những kiến thức cho học sinh của mình, giúp học sinh của mình trở
thành những con người có ích cho xã hội. Không chỉ có thế, tâm hồn Tự còn luôn có
sự thăng hoa, cất cánh trước một bài thơ hay, một vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như
tình yêu của anh với lũ học trò ngây thơ đáng yêu - những mầm xanh cuả đất nước.
Khi viết về cái đẹp, ca ngợi cái đẹp trong cuộc sống Ma Văn Kháng đã dành
nhiều sự ưu ái của mình vào những trang văn bằng giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu
lắng. Trước một bài thơ hay Tự đã hoá thân thành thi sĩ, suốt đời đi theo một lý
tưởng đẹp. Bắt gặp một ý thơ hay, tâm hồn Tự như được bay bổng vào một cõi
mộng mơ, thơ mộng với những sắc màu lung linh huyền ảo. Có những lần đàm
thoại văn chương với Kha trên căn gác xép nhỏ, ta có cảm giác như Tự đang hoá
thân vào những gì tinh tuý nhất của câu thơ "Tự nâng cuốn sổ tay. Vẫn cơn say của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
một kẻ nhập cuộc hết mình, nhưng lúc này là một sức cảm thông thần diệu và một
trực giác cực khởi. Tự bỗng như run rẩy cả đến mỗi đầu ngón tay" [21,9]. Có thể
nói căn gác nhỏ như là nơi thanh lọc tâm hồn của thầy giáo nghèo. Ở đây Tự xa
lánh cái phồn tạp trần ai, tách ra khỏi đời sống đang bị tước dần những giá trị đích
thực, không giao tiếp với những câu chuyện tầm phào, thói sùng bái đồng tiền và sự
tráo trở thô bạo. Và cũng ở chính nơi đây từ sáng đến tối, Tự có thể dành hết tâm
huyết cho việc nghiên cứu, soạn bài, chấm bài và lặn ngụp thoả chí trong cái đại
dương mênh mông của nghề sư phạm và nghệ thuật ngôn từ. Thoả chí lặn ngụp
trong đại dương mênh mông đó, Tự còn mở rộng lòng mình để đón nhận những
điều tuyệt vời mà nhiên nhiên ban tặng cho cuộc sống con người "Đã có lúc Tự chợt
buông trang sách, nằm nghe gió mùa về đập cành cành quả me trên cành khô nơi
sân thượng, ngẩn ngơ một nuối tiếc hay phiêu diêu vào đám sương hồi ức hay
lãng đãng buồn lo về thực tại. Nằm một chỗ mà tâm hồn toả bốn phương. Còn thú
thẩm mỹ nào bằng! còn hạnh phúc nào hơn" [21,14]. Cho dù, đó chỉ là một cơn gió
mùa về nhưng với tâm hồn nhạy cảm yêu cái đẹp của Tự đã vẽ lên trước mắt người
đọc một bức tranh thiên nhiên vô cùng nên thơ. Thiên nhiên ấy đã đem đến cảm
giác nồng nàn say đắm cho con người. Điều đó cho thấy, Ma Văn Kháng không chỉ
có cái nhìn ở nhiều tầng, nhiều vỉa mà còn có khả năng quan sát tinh tế nhạy cảm
trước những biến động của thiên nhiên, của cuộc sống xung quanh chúng ta. Vì vậy
khi miêu tả dù là cuộc sống của Tự hay sự cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên của nhân
vật này thì tất cả đều được hiện lên thật lung linh, sôi động và nổi rõ cái thần của
đối tượng.
Trang văn của Ma Văn Kháng luôn đem đến cho người đọc những điều bất
ngờ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào ở Tự vẫn toả ra một tâm hồn nhạy cảm, biết cảm
nhận, say mê cái đẹp như một điều hiển nhiên. Niềm say mê đó được cất cánh ở mọi
lúc, mọi nơi kể cả khi anh thấy học trò của mình phấn khởi làm bài trong kỳ thi tốt
nghiệp, rồi ngay cả khi Tự đứng trên bục giảng. Lúc đó ở Tự dường như có sự
chuyển hoá bản thân, để bỏ lại tất cả những gì thô ráp của cuộc đời. "Trong những
giây phút như thế Tự giao tiếp với học trò ngắm mình qua mấy chục tấm gương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
phản chiếu. Khi ấy Tự thấy đẹp, hùng mạnh và cao quý biết bao, Tự thấy nghề giáo
đẹp xiết bao. Tâm hồn Tự toả sáng đẹp một cách lạ lùng" [21,42]
Ma Văn Kháng đã đưa người đọc đến với một thế giới hiện thực đầy cảm hứng
lãng mạn mộng mơ bằng giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng. Hiện thực đời
thường vốn đang ngổn ngang nhiều vấn đề bất cập của cuộc sống thời hậu chiến,
không áp đặt cái nhìn một chiều, Ma Văn Kháng luôn tôn trọng dòng chảy tự nhiên
của cuộc sống, trong đó vẫn tiềm tàng ẩn chứa những vẻ đẹp vĩnh hằng.
Giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng cho dù được tạo nên bởi chính bản thân
của đối tượng thẩm mỹ, nhưng trước hết n...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top