Jar

New Member
Download Luận văn Biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (Bài Nguyễn Trãi)

Download miễn phí Luận văn Biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (Bài Nguyễn Trãi)





MỤC LỤC
Mục lục Trang
Phần một: Mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề . 3
3. Mục đích nghiên cứu . 7
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài . 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Giả thuyết khoa học 8
7. Cấu trúc luận văn 8
Phần hai: Nội dung . 9
Chương 1: Khảo sát chất lượng dạy và học bài học về tác gia
Nguyễn Trãi ở THPT- lớp 10, tập 2 . 9
1.1. Mục đích khảo sát . 9
1.1.1. Tìm hiểu thực trạng quá tải trong bài học về tác gia (Nguyễn Trãi) 9
1.1.2. Đánh giá ảnh hưởng của vấn đề quá tải đối với hiệu quả chung
trong dạy học bài học về tác gia (Nguyễn Trãi) . 9
1.2. Quá trình khảo sát . 10
1.2.1. Khảo sát khối lư ợng và mức đ ộ kiến thức đư ợc trình bày trong SGK với
t ươ ng quan thời gian mà phân phối ch ươ ng trình cho phép . . 10
1.2.2. Khảo sát giáo án và phương pháp dạy của giáo viên 13
1.2.3 Khảo sát phương pháp học tập và mức độ tiếp thu bài của học sinh . 19
1.2.4.Nhận định khái quát . 22
Chương 2: Nguyên tắc và biện pháp giảm tải 25
2.1. Vấn đề quá tải và thực trạng vấn đề quá tải kiến thức ở THPT . 25
2.1.1. Thực trạng quá tải kiến thức ở THPT . 25
2.1.2. Nguyên nhân của tình trạng quá tải . 26
2.1.3.Yêu cầu giảm tải 31
2.2. Quá tải bài học về tác gia văn học 32
2.2.1. Thực trạng quá tải trong dạy học bài học về tác gia văn học
(Tác gia Nguyễn Trãi) 32
2.2.2. Nguyên nhân của tình trạng quá tải trong dạy học bài học về tác gia 35
2.2.3. Yêu cầu giảm tải bài học về tác gia Nguyễn Trãi . 38
2.3. Những biện pháp giảm tải bài học về tác gia Nguyễn Trãi . 40
2.3.1. Đổi mới tư duy dạy học (quan niệm hiệu quả giờ học không
phải ở kiến thức mà là cách nắm kiến thức) . 40
2.3.2. Giáo viên phải biết lựa chọn kiến thức then chốt . 44
2.3.3. Phát huy khả năng tự tìm kiếm kiến thức của học sinh 50
2.3.4. Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học bài học về tác gia
văn học ở nhà trường phổ thông 62
Chương 3: Thiết kế thực nghiệm . 70
3.1. Mục đích thực nghiệm . 70
3.2. Đối tượng thực nghiệm 70
3.3. Cách thức tiến hành thực nghiệm 70
3.3.1. Lược thuật tóm tắt cách dạy phổ biến hiện nay 70
3.3.2. Thiết kế bài học về tác gia Nguyễn Trãi trong chương trình
Ngữ văn lớp 10 . 70
3.3.3. Tổ chức giảng dạy thực nghiệm 83
3.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm . 83
Phần ba: Kết luận . 86
Bảng chú giải . 88
Tài liệu tham khảo . 89
Phụ lục 92



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Hiện nay, trong bối cảnh chung của ngành giáo dục, vấn đề
giảm tải nội dung chương trình, sách giáo khoa các môn trong nhà trường phổ
thông đang trở thành một nội dung quan tâm hàng đầu. Nhiều nhà giáo dục,
nhà văn, nhà sư phạm có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đã vào cuộc,
nhưng chưa có ý kiến cụ thể nào bàn về việc giảm tải bài học về tác gia văn
học. Tác gia văn học vẫn còn bỏ ngỏ và vẫn chưa được quan tâm đúng mức
trong bộ môn Ngữ văn ở trung học phổ thông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Giảm tải bài học về tác gia là giảm cái gì cho đúng, cho hiệu quả. Có
quan niệm đơn giản cho rằng giảm tải là cắt bớt nội dung kiến thức. Trong bài
học về tác gia, những kiến thức về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách
nghệ thuật liên quan mật thiết với nhau không thể tách bỏ phần nào. Chúng
làm nên diện mạo đầy đủ của một tác gia văn học. Do vậy, để giảm tải bài học
về tác gia việc tăng gì, bớt gì không phải là việc đơn giản.
Theo chúng tôi, để bài học về tác gia vừa sức với học sinh trước hết cần
phải tăng cường các kiến thức khái quát, kiến thức kĩ năng cho học sinh. Các
kiến thức cụ thể cần được lựa chọn sao cho phù hợp với kiến thức khái
quát. Không đưa quá nhiều kiến thức cụ thể để tránh sự trùng lặp, nặng nề cho
nội dung bài giảng. Cần tăng cường các kiến thức về kĩ năng, kiến thức
phương pháp giúp học sinh có khả năng tự học, tự nghiên cứu.
Mặt khác, để vấn đề giảm tải bài học về tác gia có được sự quan tâm
đúng mức thì cần thay đổi quan niệm về giờ học của giáo viên. Bên cạnh
đó, nâng cao ý thức học tập của học sinh đối với bài học về tác gia văn học
trong bộ môn Ngữ văn ở THPT. Người giáo viên phải sử dụng các tri thức về
tác gia để soi sáng các tác phẩm cụ thể, đưa nội dung bài học về tác gia vào đề
kiểm tra, thi tốt nghiệp cũng như đề thi đại học. Qua đó, ta mới thấy được bài
học về tác gia nặng phần nào để khi điều chỉnh có sự hợp lý nhất định, tránh
trường hợp non tải. Đồng thời học sinh có ý thức học bài học về tác gia hơn,
không thụ động chép bài để đấy hay học để đối phó.
Có thể nói, thực trạng dạy và học bài học về tác gia đang tạo ra sự quá
tải cho cả giáo viên lẫn học sinh. Điều đó khiến cho vấn đề giảm tải bài học
về tác gia văn học như một vấn đề thời sự bức xúc. Vì quyền lợi của học sinh,
vì sự phát triển toàn diện của giáo dục và đặc biệt để các em thực sự yêu thích
môn Ngữ văn, việc giảm tải phải được thực hiện đúng cách và triệt để. Từ đó,
nâng cao chất lượng dạy và học văn, đồng thời làm tăng thêm những hiểu biết
về văn hoá tinh thần cho xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
2.3. Những biện pháp giảm tải bài học về tác gia Nguyễn Trãi
2.3.1. Đổi mới tư duy dạy học. (Quan niệm hiệu quả giờ học không phải chỉ
ở kiến thức mà là cách nắm kiến thức)
2.3.1.1. Thay đổi tư duy, quan niệm dạy học của giáo viên trong giờ học văn
học sử
Phương pháp dạy học là cách thức giáo viên hướng dẫn học sinh tìm
tòi, chiếm lĩnh tri thức. Mỗi phương pháp có thế mạnh riêng, người giáo viên
giỏi là người biết lựa chọn phương pháp tối ưu nhất cho bài dạy của mình.
Trong dạy học văn hiện nay, đại bộ phận giáo viên có quan niệm chưa đúng,
chưa phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội cũng như xu thế phát
triển của giáo dục. Quan niệm dạy học cung cấp càng nhiều kiến thức cho học
sinh càng tốt, sách giáo khoa có bao nhiêu kiến thức truyền đạt hết, thậm chí
mở rộng thêm từ các sách tham khảo. Đó là kiểu dạy học cũ kĩ, lỗi thời. Kiểu
dạy học truyền thống, thày giảng trò ghi: học sinh chỉ là người tiếp thu thụ
động. Có người ví kiểu dạy học này như "rót nước vào bình". Học sinh là cái
bình, thày giáo cứ rót sao cho đầy, không quan tâm đến trò muốn gì; hay kiểu
dạy học "từ mồn đến tai"…Không thể phủ nhận mặt tích cực của phương
pháp truyền thống(thuyết giảng), tuy nhiên cũng cần nhìn nhận một cách
khách quan những hạn chế của nó. Phương pháp này xuất hiện cách đây hàng
thế kỉ và không còn phù hợp với xu thế phát triển hiện đại nữa. Trên thực tế,
không phải giáo viên không nhận ra điều đó, nhưng họ còn lúng túng và chưa
thực sự chuẩn bị tâm thế cho cuộc cách mạng về phương pháp dạy học mặc
dù nó đã bất đầu từ lâu.
Vấn đề ở đây là quan niệm về giờ học cần thay đổi. Giờ học hiệu
quả không phải là giờ học cung cấp thật nhiều kiến thức cho học sinh, truyền
đạt hết tri thức trong sách giáo khoa cho học sinh mà cần quan tâm, chú trọng
cung cấp cho học sinh một phương pháp học tập tích cực để chiếm lĩnh tri
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
thức. Nhiều giáo viên còn quá coi trọng số lượng kiến thức trong một giờ học,
chưa quan tâm nhiều đến việc cung cấp kiến thức phương pháp cho học sinh.
Thực tế cho thấy, trong giờ dạy học về tác gia giáo viên vẫn lạm dụng phương
pháp thuyết trình, giáo viên giảng và trò ghi một cách thụ động. Qua khảo sát
chúng tui nhận thấy: học sinh nắm được bài ở mức độ trung bình và dưới
trung bình chiếm quá nửa, mức độ khá giỏi chiếm một tỉ lệ khá thấp- trung
bình: 10,3%. Trong giáo dục hiện đại, các nhà giáo dục quan tâm tới là trong
giờ học phải cung cấp cho học sinh kiến thức siêu kiến thức, đó là chìa khoá
khám phá mọi vấn đề. Có như vậy, học sinh mới thật sự có một hành trang
chiếm lĩnh tri thức trong quá trình học tập của mình. Nhưng để làm được điều
đó, trước tiên phải "giải phóng" được sức ì tư duy của giáo viên, giáo viên cần
phải có suy nghĩ đúng hơn vai trò của học sinh trong giờ học. Và giáo viên-
người trực tiếp đứng trên bục giảng làm cầu nối giữa học sinh và tri thức đã
sẵn sàng "làm mới" phương pháp dạy học của mình hay chưa. Nếu làm được
điều đó thì giờ học sẽ trở nên nhẹ nhàng và có hiệu quả hơn, đồng thời làm
giảm được sức ép của giờ học.
2.3.1.2. Quan tâm, chú trọng cung cấp kiến thức phương pháp và kĩ năng cho
học sinh trong giờ học về tác gia văn học.
Thời đại chúng ta đang sống là thời đại của thông tin và công nghệ cao.
Ai cũng nghĩ cần trang bị cho mình một lượng kiến thức lớn đề phù hợp với
yêu cầu của thời đại. Điều này hoàn toàn đúng. Song bằng cách nào để có
được một khối lượng kiến thức không nhỏ như vậy thì chưa ai tìm ra con
đường hữu hiệu nhất. Ở nhà trường phổ thông, giáo viên thì nghĩ cung cấp
càng nhiều kiến thức càng tốt, học sinh thì miệt mài ghi nhớ, tiếp thu trong
khi khả năng ghi nhớ của con người có hạn. Tất cả đều bị cuốn vào vòng xoáy
kiến thức, con người phải chạy đua với lượng thông tin kiến thức ngày càng
nhiều mà không hiểu rằng: "không bao giờ nhà trường có thể bắt kịp tốc độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
phát triển thông tin hiện đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Biện pháp giảm giá dự thầu trong đấu thầu xây dựng Luận văn Kinh tế 0
A Khảo sát các biện pháp xử lý chống nấm mốc đến khả năng bảo quản sản phẩm bưởi da xanh chế biến giảm Khoa học Tự nhiên 0
B Thiết lập cấu trúc vốn và các biện pháp giảm thấp chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần cảng rau q Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá ô nhiễm nước sông Bần Vũ Xá - Tỉnh Hưng Yên và đề xuất các biện pháp giảm thiểu Khoa học Tự nhiên 2
P Một số biện pháp nhằm giảm thiểu tranh chấp trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phân bón ho Luận văn Kinh tế 0
B Chi phí lưu thông và những biện pháp giảm chi phí lưu thông Luận văn Kinh tế 0
R Một số biện pháp nhằm giảm giá thành các công trình xây dựng ở Công ty Xây dựng Sông Đà 12 - Trong g Luận văn Kinh tế 0
C Biện pháp thực hiện kế hoạch giảm giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Giầy Cẩm Bình Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát nhận thức và hiểu biết của nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân về đau và các biện pháp giảm Y dược 0
D ảnh hưởng của lũ lụt đến đời sống và 1 số biện pháp nhằm phòng tránh giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top