Download Tiểu luận So sánh và bình luận nội dung quy định tại Điều 75 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) và Điều 78 Luật ban Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008

Download miễn phí Tiểu luận So sánh và bình luận nội dung quy định tại Điều 75 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) và Điều 78 Luật ban Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008





Luật 1996 quy định mốc 15 ngày phổ biến đối với các văn bản. Đây là điểm thay đổi trong Luật 2008. Sở dĩ như vậy vì dựa trên cơ sở thực tế ban hành văn bản, để các cơ quan hữu quan có thể thực hiện cần một khoảng thời gian nhất định. Thời gian đó dùng để ban hành những văn bản hướng dẫn xuống các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện những quy định đó. 15 ngày là khoảng thời gian quá ngắn, nhất là đối với các quy định về những vấn đề phức tạp (thuế, lương, ). Khi luật mới 2008 được ban hành, con số 15 ngày được nâng lên thành 45 ngày. Điều này phù hợp với thực trạng các quan hệ xã hội ngày một đa dạng, cần có pháp luật để điều chỉnh, như vậy số lượng các văn bản tăng lên, đi kèm với nó thời gian để các cơ quan hữu quan tiến hành đưa luật vào thực tế đời sống phải dài hơn. Thêm nữa, khi trình độ dân trí ngày càng tăng, nhu cầu hiểu biết và cập nhật pháp luật cũng tăng cao, khoảng thời gian “giáp hạt” giữa luật cũ và luật mới dài hơn cũng nhằm mục đích những nội dung và quy định mới của luật được đi sâu hơn vào đời sống nhân dân. Một sơ sở nữa cho việc quy định mốc thời gian 45 ngày là để phù hợp với quy định tại Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kì mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tham gia kí kết.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU
Nhà nước khi đưa ra những chính sách để thực hiện công việc quản lí xã hội của mình cần đưa ra những quy định mang tính mệnh lệnh bắt buộc dưới hình thức văn bản pháp luật. Vậy những quy định có tính bắt buộc này có hiệu lực từ khi nào, đây là điểm cần bàn. Vì thời điểm có hiệu lực của văn bản pháp luật cũng là thời điểm các chủ thể được luật điều chỉnh phải thực hiện đúng quy định, chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định. Bài tập nhóm của nhóm 4 N.04 trình bày ý kiến về vấn đề “So sánh và bình luận nội dung quy định tại Điều 75 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) và Điều 78 Luật ban Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008”. Hai điều luật tại hai văn bản luật này quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.
NỘI DUNG
Trước tiên để so sánh, chúng ta cần nắm được nội dung của hai điều luật nói trên
Tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002), Điều 75 quy định như sau:
Điều 75. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
1.Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước kí lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.
2.Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.
3.Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản pháp luật liên tịch có hiệu lực sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng Công báo hay có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó. Đối với văn bản quy phạm pháp luật cùa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.
Tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, điều 78 quy định như sau:
Điều 78. Thời điểm có hiệu lực và việc đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật
1. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hay ký ban hành.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hay ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là Công báo) chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hay ký ban hành.
2. Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và các trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hay ký ban hành, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo.
Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật trên Công báo chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.
Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc.
Chính phủ quy định cụ thể về Công báo.
Hai điều luật tồn tại ở hai văn bản luật khác nhau, đều nhằm mục đích quy định việc có hiệu lực của văn bản pháp luật. Những quy định nằm trong hai điều này có những nét chung. Cụ thể:
- Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực sau một khoảng thời gian luật định kể từ ngày kí
- Việc đăng Công báo là cần thiết để đảm bảo tính có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Tức là tinh thần của hai điều luật này đều quy định VBQPPL khi đã được kí ban bành và đáp ứng một số yêu cầu khác (sau 15/45 ngày kể từ ngày kí ban hành, đăng Công báo…) thì sẽ có hiệu lực. Việc đăng Công báo đều nhằm mục đích công khai minh bạch đối với VBQPPL (trừ trường hợp là bí mật nhà nước)
Dựa trên nội dung chính là quy định những vấn đề về ngày có hiệu lực và đăng Công báo, điều 75 và điều 78 có những điểm khác biệt sẽ được làm rõ dưới đây.
1. Về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Luật 1996 quy định cụ thể đối với từng đối tượng, còn Luật 2008 quy định chung cho mọi đối tượng trừ một số trường hợp đặc biệt. Một điểm khác biệt lớn là về thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL sau khi văn bản đã được kí thông qua.
Luật 1996 quy định mốc 15 ngày phổ biến đối với các văn bản. Đây là điểm thay đổi trong Luật 2008. Sở dĩ như vậy vì dựa trên cơ sở thực tế ban hành văn bản, để các cơ quan hữu quan có thể thực hiện cần một khoảng thời gian nhất định. Thời gian đó dùng để ban hành những văn bản hướng dẫn xuống các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện những quy định đó. 15 ngày là khoảng thời gian quá ngắn, nhất là đối với các quy định về những vấn đề phức tạp (thuế, lương,…). Khi luật mới 2008 được ban hành, con số 15 ngày được nâng lên thành 45 ngày. Điều này phù hợp với thực trạng các quan hệ xã hội ngày một đa dạng, cần có pháp luật để điều chỉnh, như vậy số lượng các văn bản tăng lên, đi kèm với nó thời gian để các cơ quan hữu quan tiến hành đưa luật vào thực tế đời sống phải dài hơn. Thêm nữa, khi trình độ dân trí ngày càng tăng, nhu cầu hiểu biết và cập nhật pháp luật cũng tăng cao, khoảng thời gian “giáp hạt” giữa luật cũ và luật mới dài hơn cũng nhằm mục đích những nội dung và quy định mới của luật được đi sâu hơn vào đời sống nhân dân. Một sơ sở nữa cho việc quy định mốc thời gian 45 ngày là để phù hợp với quy định tại Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kì mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tham gia kí kết.
Một điểm đáng chú ý nữa trong quy định của hai điều luật này là về thời điểm có hiệu lực của văn bản trong tình trạng khẩn cấp. Luật 1996 quy luật năm định thời điểm có hiệu lực của văn bản được ban hành trong tình trạng khẩn cấp không rõ ràng như trong luật 2008. Nếu như luật 1996 quy định chung chung “Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.”, nhưng luật lại không quy định “sớm hơn” được hiểu như thế nào, điều này gây khó khăn cho các cơ quan chịu trách nhiệm thi hành. Trong khi đó, luật 2008 quy định khá cụ thể còn có trích ra những ví dụ để cơ quan áp dụng nhanh chóng, kịp thời, không lúng túng: “Trường hợp văn bản QPP...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top