luulytim4511

New Member
Download Tiểu luận Phân tích và bình luận về các chủ thể có quyền lãnh đạo đình công theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2006

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích và bình luận về các chủ thể có quyền lãnh đạo đình công theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2006





MỤC LỤC
ĐỀ BÀI 2
NỘI DUNG 4
1. Phân tích và bình luận về các chủ thể có quyền lãnh đạo đình công theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2006. 4
2. Giải quyết tình huống 9
a. Tranh chấp trên là tranh chấp lao động tập thể. 9
b. Hội đồng trọng tài lao động thành phố Hà Nội không nhận đơn và giải quyết vụ tranh chấp nói trên. 11
c. Việc chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty HT đối với những người lao động nói trên là sai. 13
d. Giải quyết quyền lợi của 70 người lao động nói trên. 15
Danh mục tài liệu tham khảo: 18
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nói trên là đúng hay sai? Tại sao?
d. Quyền lợi của 70 người lao động nói trên được giải quyết như thế nào?
NỘI DUNG
1. Phân tích và bình luận về các chủ thể có quyền lãnh đạo đình công theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2006.
Từ khi Bộ luật lao động (BLLĐ) năm 1994 ra đời, quyền đình công của người lao động đã chính thức được thừa nhận. Năm 2006, BLLĐ được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai, chủ yếu về vấn đề tranh chấp lao động và đình công để những quy định này hợp lý hơn, đáp ứng tốt hơn việc điều chỉnh quan hệ lao động trong giai đoạn hiện nay. Từ đó đến nay, đã có hàng ngàn vụ đình công diễn ra, nhưng điều đáng nói là tuy yêu sách của tập thể lao động trong hầu hết các cuộc đình công nói trên đều hợp pháp và chính đáng nhưng hầu như các cuộc đình công đều bị coi là đình công bất hợp pháp. Một trong những nguyên nhân là do chủ thể lãnh đạo đình công không phù hợp với quy định của pháp luật. Bài viết sau đây em xin đi sâu phân tích và bình luận về các chủ thể có quyền lãnh đạo đình công theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006.
Đình công là một quyền cơ bản của người lao động. Khoản 4 Điều 7 BLLĐ quy định: “Người lao động có quyền đình công theo quy định của pháp luật”. Điều 172 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006 quy định: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể”. Người lao động có quyền ngừng làm việc tập thể để gây áp lực với bên sử dụng lao động nhằm đạt được một số quyền và lợi ích nhất định khi tham gia quan hệ lao động. Song quyền đình công chỉ có thể thực hiện được khi nhiều người lao động trong một phạm vi nhất định cùng sử dụng nó.Vì vậy có thể cho rằng đình công còn là hành động của tập thể lao động. Mà đã là hành động của tập thể thì đòi hỏi phải có một chủ thể đứng ra tổ chức và lãnh đạo chung nhằm đảm bảo cho tính hợp lý và hợp pháp của việc đình công. Chính vì vậy kể từ khi ghi nhận quyền đình công của người lao động, vấn đề người lãnh đạo đình công luôn được luật lao động Việt Nam điều chỉnh.
BLLĐ năm 1994 không quy định rõ ràng về chủ thể có quyền lãnh đạo đình công mà chỉ nói chung chung “việc đình công do ban chấp hành cơ sở quyết định Điều 173 BLLĐ năm 1994.
”. Đến Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006 thì vấn đề này mới được quy định cụ thể: “Đình công phải do Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hay Ban Chấp hành công đoàn lâm thời (sau đây gọi chung là Ban Chấp hành công đoàn cơ sở) tổ chức và lãnh đạo. Đối với doanh nghiệp chưa có Ban Chấp hành công đoàn cơ sở thì việc tổ chức và lãnh đạo đình công phải do thay mặt được tập thể lao động cử và việc cử này đã được thông báo với công đoàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hay tương đương (sau đây goi chung là thay mặt tập thể lao động) Điều 172a Luật sửa đổi, bổ sung BLLĐ năm 2006.
”.
Theo quy định của BLLĐ năm 1994 thì sự tham gia tổ chức và lãnh đạo đình công của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở là điều kiện bắt buộc để cuộc đình công được coi là hợp pháp. Song từ quy định này của pháp luật đã làm nảy sinh vấn đề bức xúc trên thực tế. Đó là ở các doanh nghiệp chưa thành lập được Ban Chấp hành công đoàn cơ sở thì người lao động sẽ thực hiện quyền đình công của mình như thế nào? Có một thực tế là còn tới 85% doanh nghiệp dân doanh và 65% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa có công đoàn cơ sở Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tháng 8/2006
. Nếu giữ nguyên quy định đình công tại doanh nghiêp không có tổ chức công đoàn là bất hợp pháp (theo quy định tại khoản 1 Điều 176 BLLĐ và Điều 80, 81 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động) sẽ dẫn đến cách hiểu là chỉ nhưng người lao động tại nơi đã có tổ chức công đoàn mới được đình công. Hơn nữa việc tham gia công đoàn hoàn toàn do ý chí tự nguyện của người lao động. Không phải mọi người lao động làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động đều là đoàn viên công đoàn cũng như không phải mọi doanh nghiệp đều bắt buộc phải thành lập tổ chức công đoàn. Quyền đình công là quyền của người lao động đã được pháp luật thừa nhận nên không thể hạn chế quyền đình công của những người lao động vì lý do không tham gia công đoàn hay làm việc ở những nơi chưa có tổ chức công đoàn. Vì vậy, nếu chỉ quy định Ban Chấp hành công đoàn cơ sở mới có quyền lãnh đạo đình công là không hợp lí, không đảm bảo được quyền đình công của người lao động và vô hình chung đẩy những người lao động đình công đòi hỏi quyền lợi hợp pháp của mình lại trở thành người vi phạm pháp luật. Mặt khác, ở các quốc gia trên thế giới có nhiều tổ chức công đoàn khác nhau, nếu công đoàn này không lãnh đạo đình công thì đã có tổ chức công đoàn khác, trong khi đó ở Việt Nam chỉ có một tổ chức công đoàn duy nhất trực thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, nên nếu chỉ quy định công đoàn là chủ thể duy nhất có quyền lãnh đạo đình công phải chăng là hơi cứng nhắc. Thực tế đình công xảy ra thời gian qua (100% cuộc đình công không do công đoàn khởi xướng là lãnh đạo) nhưng lại có sự khởi xướng, lãnh đạo từ phía người lao động và đều được tập thể người lao động ủng hộ.
Chính vì vậy Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006 đã kế thừa tinh thần của BLLĐ năm 1994 và mở rộng hơn nữa quyền lãnh đạo đình công. Cụ thể Luật quy định đối với những doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở thì việc tổ chức và lãnh đạo đình công do thay mặt được tập thể lao động cử và việc cử này phải được thông báo với công đoàn cấp huyện. Thủ tục cử ban thay mặt và thông báo với công đoàn cấp huyện không được quy định trong luật để đảm bảo quyền tự do của tập thể lao động và sự linh hoạt của vấn đề này trên thực tế. Như vậy, việc quy định về người lãnh đạo đình công đã tương đối hợp lý, đảm bảo quyền đình công của người lao động nói chung, không phân biệt họ có phải là thành viên của tổ chức công đoàn hay không. Nó cũng đáp ứng yêu cầu của người lao động khi thực tế, hầu hết các cuộc đình công không do công đoàn tổ chức và lãnh đạo. Quy định về cử thay mặt tập thể lao động đối với những doanh nghiệp chưa có Ban Chấp hành công đoàn cơ sở này nhằm tránh tình trạng những người lao động đã bị sa thải hay chấm dứt hợp đồng lao động đã kích động, lôi kéo những người lao động đang làm việc đình công hay những phần tử xấu ở ngoài doanh nghiệp kích động, lãnh đạo người lao động đình công vì những mục đích nằm ngoài quan hệ lao động. Thời hạn hoạt động của Ban thay mặt có thể chỉ có tính chất tạm thời và sẽ kết thúc khi chấm dứt đình công. Tuy nhiên không nên qu...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top