thuongbanana

New Member
Download Phân biệt hai loại hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản

Download miễn phí Phân biệt hai loại hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản





Chủ thể chủ yếu tham gia HĐMBHH là thương nhân. Cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 6 LTM 2005 thì chủ thể của HĐMBHH bao gồm: “tổ chức kinht ế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Tuy nhiên, những chủ thể không phải là thương nhân cũng có thể tham gia vào quan hệ HĐMBHH. Hoạt động của những chủ thể không phải là thương nhân và không vì mục đích lợi nhuận trong quan hệ này không phải tuân theo những quy định của LTM 2005 trừ khi chủ thể này lựa chọn áp dụng LTM 2005.
Trong khi đó, chủ thể trong HĐMBTS mở rộng hơn, bao gồm cả cá nhân và pháp nhân có năng lực hành vi dân sự.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Mục lục
Các tiêu chí phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa quy định tại Luật Thương mại 2005 và hợp đồng mua bán tài sản quy định tại Bộ luật dân sự gồm có:
Đối tượng của hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng
Mục đích của hợp đồng
Hình thức của hợp đồng
Nội dung của hợp đồng
Hợp đồng mua bán hàng hóa (HĐMBHH) được quy định của Luật Thương mại năm 2005, hợp đồng mua bán tài sản (HĐMBTS) được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005. Vì vậy, dựa trên những quy định tại Luật Thương mại 2005 và Bộ luật dân sự năm 2005 ta có thể phân biệt hai loại hợp đồng trên theo các tiêu chí sau:
Đối tượng hợp đồng
Đây là điểm khác biệt rõ nét nhất giữa hai loại hợp đồng trên. Đối tượng của HĐMBTS là tài sản. Căn cứ Điều 162 BLDS 2005 thì tài sản gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được phép giao dịch.
Đối tượng của HĐMBHH là hàng hóa. Theo quy định của tại Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa thì hàng hóa được định nghĩa là những loại tài sản có thể đưa vào lưu thông và có tính chất thương mại.( Căn cứ article 2, The United Nation Convention for the international sale of goods ( Vienna Convention)
) Tuy nhiên, LTM 2005 của Việt Nam lại liệt kê những tài sản được coi là hàng hóa tại khoản 2 Điều 3 LTM thì hàng hóa bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai.
Theo quy định trên có thể thấy, đất đai, giấy tờ có giá là tài sản nhưng không phải là hàng hóa. Như vậy đối tượng của HĐMBHH có phạm vi hẹp hơn HĐMBTS.
Chủ thể hợp đồng
Chủ thể chủ yếu tham gia HĐMBHH là thương nhân. Cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 6 LTM 2005 thì chủ thể của HĐMBHH bao gồm: “tổ chức kinht ế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Tuy nhiên, những chủ thể không phải là thương nhân cũng có thể tham gia vào quan hệ HĐMBHH. Hoạt động của những chủ thể không phải là thương nhân và không vì mục đích lợi nhuận trong quan hệ này không phải tuân theo những quy định của LTM 2005 trừ khi chủ thể này lựa chọn áp dụng LTM 2005.
Trong khi đó, chủ thể trong HĐMBTS mở rộng hơn, bao gồm cả cá nhân và pháp nhân có năng lực hành vi dân sự.
Mục đích hợp đồng
HĐMBHH có mục đích chủ yếu là lợi nhuận trực tiếp. Bởi vì như đã nói ở trên, chủ thể của HĐMBHH chủ yếu là thương nhân- người thực hiện hành vi thương mại nhằm mục đích lợi nhuận. Còn trong HĐMBTS mục đích trực tiếp của các bên khi giao kết loại hợp đồng này hướng tới là sự chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản đó từ bên bán sang cho bên mua. Mục đích của việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản để làm gì thì lại rất đa dạng và phụ thuộc vào ý chí của các bên.
Hình thức hợp đồng
So sánh quy định về hình thức của HĐMBHH quy định tại Điều 24 LTM 2005 và hình thức của HĐMBTS quy định tại Điều 401 BLDS thì không có sự khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế do tính chất của HĐMBHH thường có giá trị lớn nên để tránh rủi ro thì các chủ thể thường lựa chọn hình thức hợp đồng thay vì hai loại hình còn lại là lời nói và hành vi cụ thể.
Nội dung hợp đồng
Cả hai loại hợp đồng trên đều là hợp đồng song vụ. Vì vậy, nghĩa vụ của bên này là quyền của bên kia và ngược lại. Tuy nhiên, có thể thấy LTM 2005 đã quy định một cách rõ ràng, chi tiết quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐMBHH hơn BLDS quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐMBTS. Cụ thể như những nội dung về: giao hàng và chứng từ liên quan tới hàng hóa, địa điểm giao hàng, trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển, hàng hóa không phù hợp với hợp đồng….
Một điểm khác biệt khác là HĐMBHH không cần có thỏa thuận về giá vẫn có hiệu lực. ( Căn cứ Điều 52 Luật thương mại 2005)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ luật dân sự năm 2005;
Luật thương mại 2005;
Giáo trình luật thương mại tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXb: Công an nhân dân, trang 14- 23;
Bài viết đăng tải tại website: www.scribd.com/doc/14570028/Mi-lien-h-gia-hp-ng-mua-ban-hang-hoa-va-hp-ng-mua-ban-tai-sn
...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top