Download Tiểu luận Nêu và phân tích rõ thẩm quyền của thẩm phán trong thủ tục tố tụng phá sản theo quy định của Luật phá sản 2004

Download miễn phí Tiểu luận Nêu và phân tích rõ thẩm quyền của thẩm phán trong thủ tục tố tụng phá sản theo quy định của Luật phá sản 2004





Mục lục
Mục lục .1
A – LỜI MỞ ĐẦU .2
B – NỘI DUNG CHÍNH .2
I – Một số vấn đề phá sản và thủ tục phá sản .2
II – Thẩm quyền của thẩm phán trong tuyên bố phá sản .4
1) Thẩm quyền của thẩm phán trong giai đoạn mở thủ tục phá sản và hội nghị chủ nợ .4
2) Thẩm quyền của thẩm phán trong giai đoạn phục hồi hoạt động kinh doanh .8
3) Thẩm quyền của thầm phán trong giai đoạn thanh lí tài sản, các khoản nợ .10
4) Thẩm quyền của thẩm phán trong giai đoạn tuyên bố doanh nghiệp phá sản 12
C – KẾT LUẬN 13
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Mục lục
Mục lục ……………………………………………………………………..1
A – LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2
B – NỘI DUNG CHÍNH…………………………………………………….2
I – Một số vấn đề phá sản và thủ tục phá sản………………………………..2
II – Thẩm quyền của thẩm phán trong tuyên bố phá sản…………………….4
1) Thẩm quyền của thẩm phán trong giai đoạn mở thủ tục phá sản và hội
nghị chủ nợ…………………………………………………………………...4
2) Thẩm quyền của thẩm phán trong giai đoạn phục hồi hoạt động kinh
doanh………………………………………………………………………….8
3) Thẩm quyền của thầm phán trong giai đoạn thanh lí tài sản, các khoản
nợ…………………………………………………………………………...10
4) Thẩm quyền của thẩm phán trong giai đoạn tuyên bố doanh nghiệp phá
sản……………………………………………………………………………12
C – KẾT LUẬN……………………………………………………………13
A – LỜI MỞ ĐẦU
Sự hình thành của doanh nghiệp, hợp tác xã là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam hiện nay tồn tại các loại hình kinh tế và không thể không nhắc đến tầm quan trọng của doanh nghiệp, hợp tác xã. Nhưng hình thành, phát triển và diệt vong là quy luật của tất cả thực thể sinh tồn, mà doanh nghiệp, hợp tác xã cũng là một thực thể. Vì vậy mà vấn đề phá sản theo Luật phá sản là một vấn đề quan trọng và được tòa án quan tâm giải quyết nhằm hạn chế mức thấp nhất những hậu quả do phá sản gây ra. Trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản đó, thẩm phán (tổ thẩm phán) là người tham gia trực tiếp giải quyết nhiều công việc liên quan đến quá trình giải quyết thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Do đó nhóm em chọn đề tài: “Nêu và phân tích rõ thẩm quyền của thẩm phán trong thủ tục tố tụng phá sản theo quy định của Luật phá sản 2004” để có thêm những hiểu biết về quy định này.
B – NỘI DUNG CHÍNH
I – Một số vấn đề phá sản và thủ tục phá sản
Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng phá sản là hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan. Dù muốn hay không thì các doanh nghiệp cũng đều phải trải qua quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong, vấn đề chỉ là thời gian để có thể phù hợp với thực tế sinh tồn. Xuất hiện từ rất sớm, từ thời điểm mà chưa có nền kinh tế thị trường nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì phá sản luôn là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế. Nó là một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc, đào thải tự nhiên của nền kinh tế, bất kể là nền kinh tế phát triển mạnh của các nước tư bản lớn trên thề giới hay nước Việt Nam định hướng xã hội chủ nghĩa thì đều đi theo quy luật chung đó.
Trong quá trình phát triển của những điều luật quy định phá sản của nước ta, có thể thấy sự dần hoàn thiện các quy định để phản ánh đúng nhất về phá sản doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 và Luật công ti năm 1990 đã bước đầu đề cập tới khái niệm “doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản” nhưng chưa phản ánh được bản chất của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Nhận thấy hạn chế và khắc phục hạn chế của Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ti năm 1990, Luật phá sản doanh nghiệp đã quy định rõ hơn về doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản tại Điều 2 luật này. Theo đó, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hay bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Nhằm cụ thể hóa điều này, Chính phủ ban hành Nghị định 189/CP ngày 23/12/1994 hướng dẫn thi hành Luật phá sản và cụ thể hóa các dấu hiệu xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (Điều 3). Có thể nhận thấy rằng hai văn bản pháp luật trên đã có những quy định khá chặt chẽ về điều kiện xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nhưng vẫn có hạn chế là đã đi theo hướng thủ tục phá sản là áp dụng để xử lý tài sản của con nợ hơn là để phục hồi doanh nghiệp. Khắc phục tất cả các hạn chế trên, Luật phá sản năm 2004 đã xác định theo hướng đơn giản và hợp lý hơn về khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Theo Điều 3 Luật phá sản năm 2004 thì “Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu”. Dấu hiệu đặc trưng nhất của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là mất khả năng thanh toán nợ khi đến hạn, tuy nhiên doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản chưa chắc đã là phá sản mà chỉ khi tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản thì được coi là bị phá sản.
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đều có những quy định về việc phá sản của doanh nghiệp. Tuy không có sự đồng nhất về quy định nhưng hầu hết Luật phá sản giữa các nước đều có hàm chứa hai thủ tục cơ bản là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thủ tục thanh lý doanh nghiệp và thủ tục phục hồi doanh nghiệp thì đang được rất nước quan tâm. Phù hợp với xu hướng đó Luật phá sản năm 2004 của nước ta đã quy định thủ tục phá sản linh hoạt hơn mà tòa án có thể áp dụng khi giải quyết các đơn yêu cầu khi mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, theo đó thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm cac bước sau:
- Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
- Phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Thanh lí tài sản, các khoản nợ;
- Tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, căn cứ vào quy định cụ thể của Luật phá sản năm 2004, thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hay thanh lí tài sản, các khoản nợ hay quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hay tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản (Điều 5 Luật phá sản năm 2004). Thông qua đó có thể nhận thấy vai trò, thẩm quyền của thẩm phán trong thủ tục tố tụng phá sản theo quy định của Luật phá sản năm 2004 (quyền hạn của Thẩm phán được quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật phá sản).
II – Thẩm quyền của thẩm phán trong tuyên bố phá sản
1) Thẩm quyền của thẩm phán trong giai đoạn mở thủ tục phá sản và hội nghị chủ nợ
1.1 – Giai đoạn mở thủ tục phá sản
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thấy cần sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu thì Tòa án yêu cầu người nộp đơn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn là mười ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc danh mục doanh nghiệp đặc biệt (doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiêm, ... ) do Chính phủ qu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Tiểu luận: Nêu tiền đề ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 1
T Tiểu luận: : Phân tích và nêu ý kiến về trình tự, thủ tục đình công Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: Nêu chức năng của tổng đài nội hạt trong PSTN . Lấy ví dụ trong mạng PSTN của VNPT Khoa học kỹ thuật 0
L Tiểu luận: Nêu và phân tích ảnh hưởng của sự phát triển dân số đến kinh tế, xã hội ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Tiểu luận Tìm hiểu nguyên nhân của khủng hoảng tài chính năm 2008, nêu diễn biến và tác động tới thị Tài liệu chưa phân loại 0
C Tiểu luận Đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm Mũ Bảo Hiểm tại Việt Nam và nêu ra những giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
B Tiểu luận Nêu và lý giải những điểm khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Tài liệu chưa phân loại 0
S Tiểu luận Nêu quan điểm cá nhân về nguyên nhân dẫn đến những khiếm khuyết của văn bản pháp luật Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận Nêu những hiểu biết của mình về li thân và quan điểm của bản thân về Vấn đề li thân trong Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận Nêu ý kiến bình luận về vai trò của hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top