Shan

New Member
Download Luận văn Lịch sử phát triển và phương hướng hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay

Download miễn phí Luận văn Lịch sử phát triển và phương hướng hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay





Xu hướng công vụ trong thế kỷ XXI có nhiều thay đổi để phù hợp với bối cảnh mới đó là việc chuyển từ nền công vụ cai trị sang nền công vụ phục vụ, cung cấp các dịch vụ công cho nên chúng ta học tập kinh nghiệm các nước trong vấn đề hoàn thiện cơ chế tuyển dụng thông qua thi cử công khai, minh bạch chọn được những nhân vật xứng đáng đứng vào hàng ngũ CBCC. Pháp luật phải tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội cạnh tranh như nhau thông qua cơ chế, chính sách thích hợp, đồng bộ để công tác tuyển dụng thật sự khoa học, nghiêm túc. Muốn làm tốt điều này pháp luật phải định lượng được các tiêu chuẩn cụ thể và lượng hoá được càng nhiều tiêu chuẩn càng tốt. Xác định các hình thức, nội dung thi tuyển thích hợp với đặc điểm, yêu cầu cụ thể của từng loại CBCC. Đối với CBCC ở các cơ quan tham mưu (cơ quan xây dựng và hoạch định chính sách) thì sử dụng phương pháp khác với CBCC ở các cơ quan tổ chức điều hành. CBCC làm công tác tham mưu là người có khả năng vạch ra đường lối chính sách, trong khi đó CBCC điều hành loại giỏi về khả năng tổ chức, quản lý. Phải xây dựng được các tiêu chuẩn chặt chẽ, rõ ràng cùng với thủ tục minh bạch trong công tác thi tuyển để nâng cao chất lượng người được tuyển dụng. Kinh nghiệm từ các nước có nền hành chính hiện đại công chức hành chính cũng áp dụng hình thức hợp đồng, ở ta có thể vận dụng kinh nghiệm này đối với một số trường hợp nhất định: "Sử dụng chế độ hợp đồng cho một số vị trí của công chức hành chính để có thể tuyển mộ những người có tài năng vào làm việc lâu dài hay một thời gian ở các bộ với tư cách là chuyên gia về một lĩnh vực" [20, tr.16].



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

BCC một cách có hiệu quả, rèn luyện phẩm chất đạo đức, kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, giải quyết tốt chế độ chính sách đối với CBCC là những giải pháp sau khi chúng ta tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế giới.
Kết luận chương 1
Pháp luật CBCC là một hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về CBCC, hay nói cách khác nó là tổng hợp các QPPL để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hoạt động của CBCC như: tuyển dụng, sử dụng, quản lý CBCC; các điều kiện phát sinh thay đổi, chấm dứt các quan hệ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của CBCC; địa vị pháp lý của CBCC; các chế độ đãi ngộ, những bảo đảm về chức vụ; khen thưởng kỷ luật CBCC. Trên cơ sở khái niệm pháp luật CBCC, cũng như phân tích đặc điểm, vai trò của pháp luật CBCC cho thấy được pháp luật CBCC là phương tiện quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước, là hành lang pháp lý cho CBCC thực thi đúng chức trách, nhiệm vụ của mình trong hoạt động công vụ cũng như vai trò quan trọng của pháp luật CBCC trong việc bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Trên cơ sở các đặc điểm, vai trò của pháp luật CBCC tác giả nêu ra các tiêu chí để đánh giá hệ thống pháp luật CBCC qua các giai đoạn đồng thời cũng đánh giá, phân tích, nêu lên được hệ thống pháp luật về CBCC của một số nước thông qua đó để có thể rút kinh nghiệm cho chúng ta trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật CBCC hiện nay. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của BMNN nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng phụ thuộc chủ yếu vào phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBCC. Muốn có một đội ngũ CBCC có đủ đức đủ tài, vừa hồng vừa chuyên có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập đòi hỏi chúng ta phải đánh giá lại hệ thống pháp luật trong các thời kỳ trước và pháp luật hiện hành để có phương hướng và giải pháp hoàn thiện.
Chương 2
quá trình phát triển, thực trạng và phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật cán bộ công chức
ở Việt Nam
2.1. Quá trình phát triển của pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam
2.1.1. Pháp luật cán bộ, công chức thời kỳ 1945 - 1954
Cách mạng tháng 8 - 1945 thành công đã đập tan bộ máy thống trị của bọn thực dân, phong kiến, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam á. Lịch sử đất nước bước sang một trang mới, toàn thể dân tộc bắt tay vào xây dựng đất nước, xây dựng nhà nước dân chủ đầu tiên trong khu vực.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc ấy đã đề cao vai trò của công tác tổ chức nhân sự, Người cho rằng, điều hành bộ máy nhà nước phải có một đội ngũ CBCC vừa có tài vừa có đức, tận tuỵ với công việc của Chính phủ, biết làm những gì có lợi cho dân. Muốn làm được điều đó phải có quy định để định rõ nghĩa vụ, quyền lợi cho CBCC.
Ngày 29/5/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 188/SL về việc thiết lập một chế độ công chức mới và một thang lương chung cho các công chức Việt Nam: Gồm 28 bậc (trừ nhân viên quốc phòng, quân đội và dân quân tự vệ) theo một quy định riêng. Nội dung của Sắc lệnh 188/SL nhằm sửa đổi chế độ công chức hiện thời, đơn giản hoá chế độ công chức, cụ thể hoá và cải thiện đời sống cho công chức. Sắc lệnh đã chia công chức thành 5 nghạch: Ngạch tá sự: từ bậc 1 đến bậc 10; Ngạch cán sự: từ bậc 5 đến bậc 15; Ngạch tham sự: từ bậc 10 đến bậc 19; Ngạch kiểm sự: Từ bậc 12 đến bậc 22; Ngạch giám sự: Từ bậc 16 đến bậc 25
Sắc lệnh 188/SL gồm 16 điều bao gồm những nội dung sau: Quy chế thang lương chung, các khoản phụ cấp (phụ cấp gia đình, phụ cấp khu vực, phụ cấp gạo đắt); trọng dụng thành tích và tài năng, quy định đối với công chức là phụ nữ, đồng bào miền núi, công chức gia nhập quân đội; chế độ đối với công chức cũ trở lại làm việc hay được Chính phủ trưng tập; các quy định đối với công chức tạm thời và đối với công chức chính ngạch đang tại chức.
Có thể nói, Sắc lệnh 188/SL là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về chế độ công chức, tạo môi trường pháp lý cho chế độ công chức được thực hiện trên thực tế. Sắc lệnh đã chính thức bãi bỏ các bất công, đặc quyền đặc lợi của chế độ quan lại, thực dân phong kiến đặt nền móng cho việc xây dựng một chế độ công chức nhà nước mới, thể hiện rõ tính ưu việt của nhà nước cách mạng tiến bộ và góp phần từng bước xây dựng và ổn định đội ngũ CBCC.
Như vậy, ngay từ khi thành lập nước những nội dung căn bản nhất, cấp bách nhất về công chức nhà nước đã được điều chỉnh bằng pháp luật. Điều đó có tác dụng động viên mọi tầng lớp lao động, trí thức, nhân dân tham gia vào việc xây dựng bảo vệ chính quyền, kiến thiết một nhà nước kiểu mới, đồng thời tạo ra một đội ngũ công chức trung thành với tổ quốc, tận tâm với công vụ, phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến.
Sắc lệnh đã định ra được một hệ thống hạng, ngạch mới và một thang lương chung cho các ngạch, bậc đồng thời xây dựng chế độ ưu đãi đối với những công chức là đối tượng đặc biệt như phụ nữ, đồng bào miền núi, người có công trong công cuộc giải phóng dân tộc và những người có thành tích và tài năng.
Tuy nhiên Sắc lệnh 188/SL có những hạn chế nhất định đó là: Sắc lệnh chưa định ra được một hệ thống các chế định pháp lý đồng bộ về chế độ công chức làm cơ sở xây dựng BMNN vững mạnh; có đủ khả năng quản lý đất nước. Hơn nữa, BMNN trong kháng chiến dần dần đi vào ổn định và hoạt động có hiệu quả, tổ chức BMNN đã được chấn chỉnh, nhiệm vụ quản lý điều hành của BMNN ngày càng tăng, đặt ra nhu cầu tuyển dụng thêm công chức mới. Vì những lý do trên, Sắc lệnh 188 không còn đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn.
Ngày 22/05/1950 Hồ Chủ tịch với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ký Sắc lệnh số 76/SL ban hành bản quy chế công chức nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Nội dung và mục đích của bản quy chế công chức Việt Nam là nhằm xây dựng một đội ngũ công chức kiểu mới, vững mạnh để thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Quy chế bao gồm 7 chương, 92 điều quy định các nội dung sau: Đối tượng điều chỉnh; Nghĩa vụ, quyền lợi của công chức; Tuyển dụng; Các vấn đề về tập sự, bãi chức, chuyển ngạch; Khen thưởng, kỷ luật; Chế độ nghỉ ngơi của công chức
Quy chế công chức Việt Nam đã đưa ra được khái niệm công chức Việt Nam. Điều 1: "Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan của Chính phủ ở trong hay ngoài nước đều là công chức Việt Nam theo quy chế này trừ trường hợp riêng biệt cho Chính phủ quy định".
Đây là quan niệm đầu tiên về công chức ở nước ta thể hiện sự điều chỉnh của pháp luật đối với một đối tượng chuyên biệt gần với quan niệm về công cụ, công chức của các nước trên thế giới. Theo quy chế thì phạ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top