kura_ngo

New Member
Download Khóa luận Quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI

Download miễn phí Khóa luận Quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI





Việt Nam nhập khẩu từ Liên bang Nga các mặt hàng như: sắt, thép, phân bón, máy móc, thiết bị ô tô, xe ô tô tải, xăng dầu, linh kiện điện tử, hóa chất, máy vi tính
Trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, nhập khẩu hàng hóa từ Nga xếp thứ 14 trong 36 nước nhập khẩu chính của Việt Nam (2000) đã xếp vị trí 11 trong tổng số 41 nước (2003) [34 ; tr 66].
Trong đó, một số mặt hàng thiết yếu vẫn được nhập khẩu chủ yếu từ Nga như sắt, thép, ô tô, phân bón các loại , một số mặt hàng khác có tỷ trọng nhập khẩu thấp như xe máy, xăng dầu các loại. Từ năm 2006, các mặt hàng như phân bón, xăng dầu, thiết bị ô tô đã giảm dần do có sự cạnh tranh của những mặt hàng này từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhưng nhìn chung, hàng hóa nhập khẩu từ Nga đa phần vẫn đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng trong nước.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tế mà hai bên cùng quan tâm, tạo nên sự đồng thuận cao. Bên lề Hội nghị APEC tại Hàn Quốc (9/2005), Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã gặp lại Tổng thống V.Putin. Bên lề Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN lần 38, Bộ trưởng ngoại giao hai nước - Nguyễn Di Niên và X. Lavơrôp đã gặp nhau tại Lào (7/2005) và tại Malaixia (12/2005) [49; tr 64]. Bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 17, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Đ. Medvedev đã gặp nhau tại Singapo (11/2009) [73].
Nhìn chung trong thập niên đầu thế kỷ XXI, quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Liên bang Nga đã có bước phát triển mạnh mẽ đáp ứng mong muốn phát triển của hai nước và tình hình phát triển của thế giới. Đó sẽ là lực đẩy, là cơ sở để hai nước thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực bởi quan hệ chính trị ngoại giao giữ vai trò mở đường cho các lĩnh vực khác cũng như duy trì ổn định, hòa bình và phát triển của thế giới và khu vực.
2.2.2 Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga trên lĩnh vực kinh tế
Trước những thay đổi của tình hình thế giới và khu vực trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển kinh tế, lấy kinh tế làm trọng điểm. Kinh tế đã trở thành vấn đề ưu tiên trong quan hệ quốc tế. Trong cuộc đọ sức giữa các cường quốc, chạy đua vũ trang được thay thế bởi cạnh tranh bằng sức mạnh tổng hợp quốc gia. Kinh tế thị trường phát triển và lan rộng ra khắp thế giới do đó các nước dù lớn hay nhỏ muốn phát triển đất nước thì không còn lựa chọn nào khác ngoài con đường đẩy mạnh kinh tế thị trường [21; tr 23].
Kinh tế là một tiêu chí quan trọng để đánh giá vị thế của một đất nước trên trường quốc tế. Nước nào có nền kinh tế phát triển mạnh và vững chắc thì nước đó có vị thế cao và được các quốc gia khác coi trọng. Bởi vậy các quốc gia trên thế giới đều mở rộng quan hệ hợp tác nhằm tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến, phát huy các tiềm năng sẵn có tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển. Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga không nằm ngoài quỹ đạo đó.
Hơn nữa quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI đã tạo dựng được môi trường chính trị hòa bình, ổn định là cơ sở vững chắc để hai nước mở rộng và phát triển hợp tác trên các lĩnh vực khác nhất là về kinh tế. Những thành quả đạt được trong quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Liên bang Nga thời gian qua mở đường, tạo động lực thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa ngày càng phát triển.
2.2.2.1) Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại
a) Tình hình xuất nhập khẩu
Quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI đã không ngừng phát triển với phương châm “Đẩy mạnh xuất nhập khẩu coi xuất khẩu là hướng ưu tiên, trọng điểm trong kinh tế đối ngoại, ưu tiên nhập khẩu để phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu, điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập thị trường và hội nhập toàn cầu” [9; tr 25].
Cùng với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Liên bang Nga, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước không chỉ thoát khỏi tình trạng ngưng trệ giai đoạn trước mà còn được nâng cao. Buôn bán hai chiều Việt Nam - Liên bang Nga từ chỗ chỉ đạt 350 - 400 triệu USD (vào những năm 90 thế kỷ XX ) đã tăng lên 571 triệu USD (năm 2001). Những năm sau đó kim ngạch thương mại không ngừng tăng lên, đạt 700 triệu USD (2002). Năm 2003, kim ngạch buôn bán hai chiều đạt hơn 651 triệu USD (trong đó xuất khẩu đạt hơn 159 triệu USD). Năm 2004, con số này đã tăng lên 887 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 216 triệu USD, nhập khẩu đạt 671 triệu USD, tăng 36% so với năm 2003 [1; tr 359].
Năm 2005, kim ngạch buôn bán hai chiều vượt 1 tỷ USD và đạt gần 1.3 tỷ USD vào năm 2006 (trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 447 triệu USD) [31; tr 56].
Những kết quả trên đây cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Liên bang Nga có xu hướng tăng liên tục qua các năm, tuy nhiên mức độ tăng không đồng đều, cá biệt năm 2003 kim nhạch xuất nhập khẩu lại giảm so với năm trước.
So với giai đoạn trước(1996-2000) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 363.1 triệu USD thì ở giai đoạn này kim ngạch thương mại Việt Nam - Liên bang Nga có những cải thiện đáng kể. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, khối lượng lưu chuyển hàng hóa giữa hai nước có lức gia tăng lớn, tổng kim ngạch đạt 960 triệu USD tăng 229% so với cùng kỳ năm 2007 trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 307 triệu USD tăng 46% và xuất khẩu của Nga sang Việt Nam đạt 653 triệu USD tăng 314% so với cùng kỳ năm 2007 [55; tr 102].
Tính cả năm 2008, kim ngạch hai chiều đạt 1.641 tỷ USD (trong đó xuất khẩu 671 triệu, nhập khẩu 970 triệu USD và 10 tháng đầu năm 2009 đạt 1.59 tỷ USD, tăng 6.5% so với cùng kỳ năm 2008 [57]. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng lên là nhờ sự tăng nhanh của kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, trong khi kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng và có mức tăng trưởng đáng kể từ năm 2005 đến 2007 nhưng chua ổn định.
Tốc độ tăng bình quân của kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước giai đoạn từ 2000 đến 2008 là 21.44%/năm, cao hơn gấp hai lần so với giai đoạn trước (1992 – 1999; đạt 11.6%/năm). Như vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa song phương về giá trị tuyệt đối và tương đối đều tăng nhanh và cao hơn nhiều so với thời kỳ trước [34; tr 64].
Từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, kim ngạch trao đổi đã giảm 23.6% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nga giảm hơn 28% và nhập khẩu từ Nga giảm hơn 21%. Nguyên nhân là do từ ngày 20/12/2008 Nga áp dụng lệnh cấm nhập thủy – hải sản của Việt Nam, đồng thời nhập khẩu từ Nga giảm do lượng tồn kho phân bón và sắt thép trong nước quá cao [34; tr 64].
Từ tháng 2/2009 trở lại đây, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã có dấu hiệu khởi sắc. Tổng kim ngạch trao đổi hai chiều trong 3 tháng đầu năm 2009 đạt 331 triệu USD [47; tr 9].
Trong cơ cấu ngoại thương giữa hai nước, Việt Nam vẫn thiên về nhập khẩu hàng hóa. Tỷ trọng nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nga có xu hướng tăng từ 66% (2000) lên 73% (2002), tiếp tục tăng đến mức cao nhất là 76% liên tục trong các năm 2003, 2004 và 2005, trung bình cả giai đoạn là 69.2%. Từ năm 2006, tỷ lệ nhập siêu mới giảm đi đáng kể, xuống còn 53.63%, mức thấp nhất là vào năm 2007 với tỷ lệ 39.44%, tuy nhiên năm 2008 lại có xu hướng tăng gần 60% [34; tr 65].
Tuy kim ngạch buôn bán giữa hai nước tuy năm sau cao hơn năm trước nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch thương mại của mỗi nước, khoảng 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Liên bang Nga và khoảng 1,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam [67]. Việt Nam đang tiến tới cân bằng cán cân thương mại với Liên bang Nga.
Dự kiến tổng kim ngạch giao thương sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2010. Còn nếu nhìn vào triển vọng xa hơn thì đang có những tiền đề cần thiết để đưa kim ngạch thương mại lên tới 10 tỷ USD vào ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Quan hệ Đại Việt – Đông Nam Á thế kỷ X – XV Văn hóa, Xã hội 0
D Đề cương cao học quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Quan hệ ẤN ĐỘ - VIỆT NAM từ năm 1991 đến 2015 thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1945 - 1954 Văn hóa, Xã hội 1
A Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong xu thế hội nhập hiện nay Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top