HD_05

New Member
Download Tiểu luận Phân tích sự khác nhau giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích sự khác nhau giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại





Bảo hiểm y tế bệnh viện từ chối thanh toán chi phí y tế vì cho rằng quỹ bảo hiểm không chi trả chi phí chữa bệnh lao là sai. Vì chi phí này nằm trong phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT theo quy định tại Điều 21 LBHYT :”1. Người tham gia BHYT được quỹ BHYT chi trả các chi phí sau đây: a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng ”. Do đó, BHYT có trách nhiệm chi trả tiền khám, chữa bệnh lao cho chị A.
Tuy nhiên, BHYT không phải chi trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh cho chị A. Vì bệnh lao là một bệnh xã hội. Cũng giống như HIV, thuốc chữa bệnh lao được Nhà nước cấp nên BHYT không cần chi trả khoản tiền này. Nhưng những khoản chi phí khác thì đều phải chi trả.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm nói chung đóng vào trò quan trọng trong cả kinh tế, chính trị, xã hội. Thực tế đã cho thấy một thị trường bảo hiểm mạnh là nền tảng cơ bản cho bất cứ nền kinh tế thành công nào. Trong cuốn “Các nguyên tắc bảo hiểm”, hai tác giả người Mỹ là Mehr và Commack đã viết: “Việc Anh quốc nổi lên như một cường quốc thương mại và đồng thời loại hình bảo hiểm hảo hạng phát triển trong cùng một thời kỳ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên”. Tác dụng của bảo hiểm được thể hiện rõ trên nhiều phương diện. Bên cạnh việc bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất, bảo hiểm còn sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn đề đầu tư vào các lĩnh vực khác. Cũng nhờ bảo hiểm mà ngân sách nhà nước hàng năm có nguồn đóng góp không nhỏ, mọi người có được tâm lý an tâm trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, công tác đề phòng và hạn chế tổn thất được tăng cường.
Bảo hiểm có thể được phân loại thành BHTM, BHXH và bảo hiểm y tế. Ở bài làm này, em xin đi vào phân tích những điểm khác nhau giữa BHXH và BHTM.
NỘI DUNG
A, PHÂN TÍCH SỰ KHÁC NHAU GIỮA BHXH VÀ BHTM
I, Khái quát chung
Hiện nay chưa có một khái niệm chung thống nhất về bảo hiểm. Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để cho mình hay để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản tiền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Tuy nhiên, có thể thấy, với bất kỳ định nghĩa nào thì bản chất của bảo hiểm cũng là việc phân chia tổn thất của một hay một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên quy luật số đông Theo www.webbaohiem.net Định nghĩa và nguyên tắc bảo hiểm 6/9/2010
.
Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 bổ sung, sửa đổi năm 2010 (sau đây xin gọi tắt là Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000) đã đưa ra khái niệm về kinh doanh bảo hiểm như sau: “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm trển cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hay bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” (khoản 1 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000).
1, Bảo hiểm xã hội
“BHXH là sự bảo đảm thay thế hay bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hay mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hay chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” (khoản 1 Điều 3 LBHXH 2001).
Dưới góc độ kinh tế: BHXH là phạm trù kinh tế tổng hợp, là sự đảm bảo thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi bị giảm hay mất khả năng lao động Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật an sinh xã hội, Nxb Tư pháp, Tr.105
Dưới góc độ pháp lý: chế độ BHXH là tổng hợp những quy định của Nhà nước, quy định các hình thức đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động và trong một số trường hợp là thành viên gia đình họ khi bị giảm hay mất khả năng lao động2.
2, Bảo hiểm thương mại
Trên góc độ kinh tế, BHTM là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Trên góc độ pháp lý, BHTM thực chất là một bản cam kết mà một bên đồng ý bồi thường cho bên kia khi gặp rủi ro nếu bên kia đóng phí bảo hiểm. Do đó, BHTM là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài chình thông qua sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
II, Sự khác nhau giữa BHXH và BHTM
1, Chủ thể
1.1, BHXH
Các chủ thể (bên, thành viên) tham gia quan hệ BHXH gồm có: Bên thực hiện BHXH, bên tham gia BHXH, bên được BHXH.
Cụ thể, bên thực hiện BHXH ở nước ta hiện nay do Nhà nước thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện (ở một số nước, chủ thể này có thể là tổ chức BHXH do Nhà nước thành lập hay có thể do các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và tư nhân lập ra theo quy định của pháp luật. Hoạt động của các tổ chức này được nhà nước kiểm tra, giám sát chặt chẽ). Hệ thống cơ quan BHXH được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. Trong đó, hệ thống BHXH ở địa phương, ở cơ sở mang ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời các khoản trợ cấp cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Các nhiệm vụ khác dù rất cần thiết nhưng đều phụ thuộc hay bổ sung cho nhiệm vụ này. Như vậy, bên thực hiện BHXH sẽ là bên chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc thực hiện BHXH đối với mọi người lao động theo quy định của pháp luật, đồng thời, chịu trách nhiệm vật chất và tài chính đối với bên được bảo hiểm khi họ có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Bên tham gia BHXH là người đóng phí BHXH nhằm mục đích bảo hiểm cho bản thân hay cho người khác được hưởng BHXH. Theo quy định của pháp luật, bên tham gia BHXH là người sử dụng lao động, người lao động và trong một chừng mực nào đó là Nhà nước (với một số đối tượng đặc biệt: lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, chức vụ dân vụ). Đối tượng này bắt buộc phải tham gia BHXH.
Bên được BHXH là người lao động hay thành viên gia đình họ khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện BHXH theo quy định của pháp luật Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật an sinh xã hội, Nxb.Tư pháp, Tr.106
.
1.2, BHTM
Các chủ thể tham gia quan hệ BHTM cũng bao gồm: Bên thực hiện BHTM, bên tham gia BHTM, bên được BHTM. Tuy nhiên, cụ thể từng đối tượng chủ thể của BHTM lại có những điểm khác biệt so với BHXH.
Bên thực hiện BHTM là các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm. “Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm” (khoản 5 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000). Nhà nước không thống nhất quản lý những chủ thể này như trong BHXH, mà theo Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Nhà nước chỉ thực hiện một số bảo đảm đối với kinh doanh bảo hiểm: “1. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các tổ chức kinh doanh bảo hiểm. 2. Nhà nước đầu tư vồn và các nguồn lực khác để doanh nghiệp nhà nước kinh doanh bảo hiểm phát triển, giữ vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm. 3. Nhà nước có chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, chính sách ưu đãi đối với các nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp”.
Bên tham gia bảo hiểm là bên mua bảo hi...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top