ngocthe_2005_cs

New Member
Download Khóa luận Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Luật hình sự Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Download miễn phí Khóa luận Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Luật hình sự Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 3
1.1. Khái niệm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 3
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp Việt Nam về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 5
1.3. Dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 7
1.4. Đường lối xử lý tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 20
1.5. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với một số tội khác trong BLHS 24
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH 31
2.1. Một số vấn đề lý luận 31
2.2. Một số vấn đề thực tiễn . 36
2.3. Kiến nghị 42
KẾT LUẬN 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ực TNHS, tức là khi thực hiện hành vi phạm tội họ có khả năng nhận thức được hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật ngăn cấm và họ có khả năng điều khiển, kiềm chế hành vi của mình để không thực hiện hành vi nguy hiểm đó nhưng họ vẫn thực hiện hành vi phạm tội.
Bên cạnh năng lực TNHS, chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng phải là người đạt tới độ tuổi nhất định. Điều 12 BLHS năm 1999 quy định về tuổi chịu TNHS như sau: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm; 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Đồng thời cũng theo quy định tại Khoản Điều 8 BLHS năm 1999 thì “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù”…
Căn cứ vào tại Điều 12, khoản 2, khoản 3 Điều 8 và Điều 95 BLHS thì chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Như vậy, những người chưa đạt đến độ tuổi này thực hiện hành vi được quy định tại Điều 95 BLHS gây ra hậu quả chết người thì cũng không phải chịu TNHS.
1.3.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi là dấu hiện bắt buộc thuộc mặt chủ quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng như trong mặt chủ quan của mọi cấu thành tội phạm.
Lỗi trong cấu thành tội phạm của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có thể là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp. Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 9 BLHS thì lỗi cố ý trực tiếp của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể hay tất yếu xảy ra và vì mong muốn hậu quả chết người nên đã thực hiện tội phạm. Lỗi cố ý gián tiếp của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì người phạm tội thực hiện tội phạm khi có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với họ hay người thân thích của họ làm tinh thần của họ bị kích động mạnh dẫn tới hành vi phạm tội. Người phạm tội không hề có sự chuẩn bị trước về tinh thần cũng như công cụ, phương tiện phạm tội. Do vậy, lỗi của người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dù là lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp đều có đặc điểm chung là lỗi cố ý đột xuất. Cố ý đột xuất là trường hợp người phạm tội vừa có ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó, chưa có sự cân nhắc kỹ. Thực tiễn xét xử đã xác nhận “nếu can phạm đã có ý nghĩ và có kế hoạch giết người từ trước, nhưng lúc hành động vì một duyên cớ nào đó có bị kích động hơn lúc bình thường và hành động một cách quyết liệt hơn thì đó cũng không phải là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”(() Toà án nhân dân tối cao, Hệ thống hóa luật lệ Hình sự Việt Nam, năm 1979, tập 1, tr346
). Ví dụ, trường hợp A và H là 2 vợ chồng đã có với nhau một con 4 tuổi thì giữa hai vợ chồng phát sinh mâu thuẫn nên A bỏ nhà đi làm thuê, còn H thì buôn bán chung với M và giữa họ phát sinh tình cảm. A đã nhiều lần can ngăn nhưng không được. Một hôm A thấy H vào nhà M đến tối chưa về nên A lấy con dao giấu trong người sang nhà M, thấy M đứng ở cổng, A hỏi: Có H trong nhà mày không?”. M đáp: “tao không biết”. A đứng ở cổng nhà M chửi. H không chịu được đi từ trong nhà M ra đừng sau lưng M vẻ thách thức. A lập tức rút dao đâm ngực M, làm M chết. Trường hợp này A đã có ý thức và chuẩn bị phạm tội từ trước, có sự chuẩn bị công cụ, có tính toán trước, A đã lấy dao giấu trong người và sang nhà M. Vì vậy, hành vi giết người của A trong trường hợp này không phải là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà A sẽ bị xử theo tội giết người theo Điều 93 BLHS.
Khi thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp thì lý trí của người phạm tội biểu hiện như sau: người phạm tội thấy rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó. Người phạm tội thấy trước tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình là sự nhận thức được tính chất gây thiệt hại cho xã hội của hành vi đang thực hiện trên cơ sở nhận thức được những tình tiết khách quan của nó. Người phạm tội thấy trước hậu quả của hành vi là sự dự kiến của người phạm tội về sự phát triển của hành vi đó.
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mặc dù người phạm tội bị hạn chế trong việc thấy trước hậu quả của hành vi giết người, vì khi thực hiện hành vi giết người họ đang trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh nhưng không phải vì thế mà người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì lúc đó họ chưa mất hẳn khả năng nhận thức và vẫn còn có thể lựa chọn xử sự khác chứ không phải là hành vi giết người. Khi thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp thì ý chí của người phạm tội được biểu hiện là mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Hậu quả chết người xảy ra phù hợp với mong muốn của người phạm tội.
Khi thực hiện tội phạm với lỗi với lỗi cố ý gián tiếp thì lý trí của người phạm tội biểu hiện như sau: người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và thấy trước hậu quả có thể xảy ra. Người phạm tội không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, ở đây người phạm tội có thể thấy trước hậu quả chết người nhưng nằm ngoài mục đích và sự quan tâm của họ, người phạm tội không hướng vào hậu quả chết người mà hướng vào mục đích khác, mục đích của hành vi. Bởi lẽ khi có hành vi giết người, người phạm tội đang ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có thể người phạm tội chỉ mong muốn trút bỏ được cơn thù tức do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với mình hay người thân thích của mình.
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, mục đích và động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm.
1.4. Đường lối xử lý tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Nghiên cứu đường lối xử lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chúng ta s
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top