Download Tiểu luận Thực tiễn chuyển đổi công ty Nhà nước tại công ty Thông tin Viễn thông Điện lực

Download miễn phí Tiểu luận Thực tiễn chuyển đổi công ty Nhà nước tại công ty Thông tin Viễn thông Điện lực





MỤC LỤC
I. Khái quát về chuyển đổi công ty Nhà nước ở nước ta 1
a. Công ty Nhà nước 1
1. Khái niệm 1
2 Vai trò 1
3. Bất cập 2
b. Chuyển đổi công ty Nhà nước 2
1. Khái niệm 2
2. Mục tiêu 2
3. Thực tiễn 3
II. Thực tiễn chuyển đổi công ty Nhà nước tại công ty Thông tin Viễn thông Điện lực 4
a. Cổ phần hóa công ty EVNT 4
b. Khó khăn của EVNT 5
1. Khó khăn về tài chính 5
2. Khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư giải quyết vấn đề thay đổi quản trị doanh nghiệpsau Cổ phần hóa 6
c. Giải pháp cho EVNT 6
1. Giải pháp chung 7
2. Giải pháp riêng cho công ty EVNT 7
KẾT LUẬN 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

I. Khái quát về chuyển đổi công ty Nhà nước ở nước ta
a. Công ty Nhà nước
1. Khái niệm
Công ty Nhà nước là Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được Nhà nước thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệpNhà nước và các văn bản thi hành, có hai hình thức tồn tại, đó là Công ty Nhà nước độc lập và Tổng công ty Nhà nước .
Công ty Nhà nước là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi và phải đảm bảo có lãi để tồn tại và phát triển. Công ty Nhà nước có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đó về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
2 Vai trò
Công ty Nhà nước có vai trò chủ đạo: thông qua công ty Nhà nước, Nhà nước có thể điều tiết được nền kinh tế, định hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế khác.
- Vai trò kinh tế: Công ty Nhà nước khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường, đảm bảo đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có tính chiến lược đối với sự phát triển của kinh tế xã hội.
-Vai trò chính trị: Công ty Nhà nước nắm những ngành đặc biệt quan trọng, liên quan đến an ninh quốc gia, có vị trí thiết yếu, chủ động định hướng xã hội và làm đối trọng trong phát triển hội nhập quốc tế.
- Vai trò về xã hội: Đảm bảo cơ bản phát triển vùng miền, đảm nhận sản xuất các hàng hóa công cộng thiết yếu, là nơi giải quyết vấn đề lao động tốt nhất, nơi Người lao động thể hiện một số quyền chính trị.
3. Bất cập
Thứ nhất, công ty Nhà nước được hình thành do ý chí chủ quan của các cơ quan Nhà nước chứ không phải do yêu cầu khác quan của trình độ phát triển Lực lượng sản xuất dẫn đến hoạt động kém hiệu quả.
Thứ hai, quy mô chưa lớn, công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất lao động, hiệu quả lao động thấp, thiếu sức cạnh tranh.
Chính những tồn tại này đã đặt ra chủ trương chuyển đổi để phát triển công ty Nhà nước của Nhà nước , Chính phủ và đã đạt được những kết quả quan trọng.
b. Chuyển đổi công ty Nhà nước
1. Khái niệm
Chuyển đổi công ty Nhà nước là việc thay đổi hình thức sở hữu vốn, tài sản trong Doanh nghiệpvà thay đổi cơ cấu tổ chức, cách hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Nhà nước nhằm tạo ra một cơ chế hoạt ddoonhj hợp lý hơn, có hiệu quả kinh tế hơn.
Chuyển đổi công ty Nhà nước có nhiều hình thức khác nhau: Cổ phần hóa công ty Nhà nước , bán toàn bộ công ty Nhà nước , giao công ty Nhà nước cho tập thể Người lao động trong công ty, qua đó, công ty Nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty mẹ - công ty con.
2. Mục tiêu
Việc chuyển đổi công ty Nhà nước nhằm mục tiêu:
- Cơ cấu lại sở hữu của công ty Nhà nước , khắc phục sự can thiệp quá rộng vào tổ chức và hoạt động của Doanh nghiệp.
- Huy động thêm nguồn vốn đầu tư, tạo điều kiện cho chủ thể kinh tế phát huy tiềm năng, thế mạnh và lợi thế cạnh tranh.
- Đảm bảo bình đẳng các Doanh nghiệp, phát huy năng lực công ty Nhà nước .
- Tạo điều kiện cho Người lao động góp vốn thật sự làm chủ công ty và có việc làm, tăng thu nhập.
3. Thực tiễn
Năm 2007, ước tính chuyển đổi được trên 160 Doanh nghiệp, trong đó Cổ phần hóa trên 90 Doanh nghiệp.
Theo số liệu Bộ Tài chính, năm 2008, cả nước chỉ chuyển đổi được 74 Doanh nghiệpNhà nước , bằng 25% kế hoạch và chưa bằng 50% so với số tiến hành năm 2007.
Dự kiến cuối năm 2010, cả nước sẽ chỉ còn 554 Doanh nghiệp100% vốn Nhà nước , trong đó có 26 tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn, 178 Doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thiết yếu; 200 nông, lâm trường; 150 Doanh nghiệpthành viên các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước .
Nếu muốn hoàn thành kế hoạch, trong hai năm 2009, 2010, chúng ta sẽ phải Cổ phần hóa xong trên 800 trường hợp.
Tuy nhiên, việc Cổ phần hóa công ty Nhà nước vào năm 2010 khó hoàn thành mục tiêu.Tốc độ Cổ phần hóa tiến hành chậm so với kế hoạch do những thực tế: một số bộ phận lãnh đạo, Người lao động chưa nhận thức đúng đắn về công cuộc đổi mới, thực tế tình hình kinh tế khó khăn, một số bộ, ngành, địa phương, công ty chưa quán triệt đúng, chưa nghiêm chỉnh chấp hành Nghị quyết của Đảng, quy định của Nhà nước … cùng với những vướng mắc của công ty Nhà nước về tài chính, hành chính, quản trị Doanh nghiệp…
Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực là một đơn vị cụ thể về công ty Nhà nước độc lập được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương Cổ phần hóa , có quyết định cho phép Cổ phần hóa tiến hành công tác Cổ phần hóa từ cuối 2007.
II. Thực tiễn chuyển đổi công ty Nhà nước tại công ty Thông tin Viễn thông Điện lực
a. Cổ phần hóa công ty EVNT
Cổ phần hóa công ty Nhà nước là một chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Cổ phần hóa là việc chuyển công ty Nhà nước từ chỗ nó chỉ thuộc sở hữu của Nhà nước thành công ty cổ phần thuộc sở hữu của nhiều cổ đông. Cổ phần hóa thực chất là bán một phần hay toàn bộ Doanh nghiệpthông qua hình thức bán cổ phần của Nhà nước nhằm đa dạng hóa hình thức sở hữu công ty Nhà nước , tạo động lực cho người có vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh và Người lao động trong công ty tích cực tham gia lao động vì lợi ích chính đáng, đồng thời thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường.
Căn cứ quyết định 384/QĐ-TTg ngày 3/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch Cổ phần hóa các đơn vị thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam giai đoạn 2007 – 2008, Quyết định số 112/QĐ-EVN-HĐQT ngày 27/2/2008 của HĐQT tập đoàn Điện lực về việc Cổ phần hóa công ty Viễn thông Điện lực (EVNT), hiện tại, công ty Thông tin Viễn thông Điện lực đã thành lập tổ công tác Cổ phần hóa của công ty, đứng ra nghiên cứu, lập đề án chuyển đổi thành công ty cổ phần trình cơ quan có thẩm quyền. Công ty EVNT đã tiến hành thuê công ty tư vấn SSI định giá doanh nghiệp, quy định giá khởi điểm… và trình lên tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN (công ty mẹ EVNT) đề án chuyển đổi sang công ty cổ phần. Tháng 1/2009, EVNT đã phát hành hồ sơ chào giá đối với ba cổ đông chiến lược và thuê văn phòng luật sư tư vấn đàm phán, soạn thảo hoạt động với các đối tác chiến lược này.
Kế hoạch chuyển đổi công ty Thông tin Viễn thông Điện lực là sẽ Cổ phần hóa xong trong năm 2008, tuy nhiên, hiện tại, EVNT cũng mới chỉ đang thực hiện các bước tiến hành chuyển đổi thành công ty cổ phần bởi trong quá trình thực tế việc chuyển đổi, EVNT đã gặp không ít khó khăn.
b. Khó khăn của EVNT
1. Khó khăn về tài chính
Là một doanh nghiệpkinh doanh trong lĩnh vực viễn thông, cung cấp các dịch vụ điện thoại, internet, cho thuê kênh riêng, công ty cũng phải tiến hành xây dựng những công trình trạm thu – phát sóng, kéo cáp kết nối truyền kênh cho khách hàng, trong quá trình kinh doanh không tránh khỏi ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top