nhuquynh2003us

New Member
Download Luận án Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam

Download miễn phí Luận án Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam





MỤC LỤC
Mục Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. Tổng quan 9
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 9
1.2. Nhiệm vụ của luận án 19
Kết luận chương 1 20
Chương 2 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trong điểm 21
2.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm 21
2.2. Vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm 69
2.3. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, quản lý các vùng lãnh thổ của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam 75
Kết luận chương 2 82
Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam 84
3.1. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 84
3.2. Thực trạng xây dựng và ban hành pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài có liên quan đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 94
3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 116
3.4. Thực trạng giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 127
Kết luận chương 3 139
Chương 4. Quan điểm và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam hiện nay
140
4.1. Bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là yêu cầu cấp bách hiện nay 140
4.2. Quan điểm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 154
4.3. Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 162
Kết luận chương 4 193
KẾT LUẬN 194
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 197
TÀI LIỆU THAM KHẢO 198
PHỤ LỤC 207
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

t không yêu cầu Giám đốc hay người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì “ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề” [15]. Điều này là trái với Luật Doanh nghiệp. Mặt khác, cả Luật Đầu tư và Nghị định 139 không đưa ra danh mục những ngành nghề nào mà pháp luật đòi hỏi “Giám đốc phải có chứng chỉ hành nghề”.
Quy định về tỷ lệ cổ phần phổ thông khi thông qua biểu quyết tại khoản 2 Điều 52 và khoản 3 Điều 104 của Luật Doanh nghiệp cũng gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài. Khoản 2 Điều 52 quy định: “2. Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây: a) Được số phiếu thay mặt ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ Công ty quy định; b) Được số phiếu thay mặt ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hay lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty hay một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ Công ty và việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty, tổ chức lại, giải thể Công ty; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ Công ty quy định". Khoản 3 Điều 104 quy định: “3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được số cổ đông thay mặt ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ Công ty quy định; b) Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty; tổ chức lại, giải thể Công ty; đầu tư hay bán tài sản có giá trị bằng hay lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty nếu Điều lệ Công ty không có quy định khác thì phải được số cổ đông thay mặt ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ Công ty quy định”. Thế nhưng, trên thực tế ở một số lĩnh vực, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được góp vốn với tỷ lệ cao nhất là 49%. Như thế, nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thực hiện được những quy định trên.
Thứ tư, sự thiếu tách bạch về đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
Trong hoạt động quản lý, hai luật này luôn đi đôi với nhau để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, một số quy định trong hai luật này mâu thuẫn, chồng chéo lên nhau làm cho doanh nghiệp lúng túng trong quá trình hoạt động của mình. Có thể thấy phạm vi điều chỉnh của hai luật này chưa thật tách bạch. Ví dụ như liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, Luật Đầu tư thay vì chỉ cần điều chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhằm xác định những ưu đãi mà nhà đầu tư nước ngoài được hưởng, nhưng trên thực tế luật này đã quy định: Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy Luật Đầu tư đang đang lấn sân sang Luật Doanh nghiệp khi điều chỉnh cả việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo ra những vướng mắc khó giải quyết.
Thứ năm, sự chồng chéo và mâu thuẫn giữa những quy định về giấy phép.
Theo quy định của Luật Đầu tư thì để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần có Giấy chứng nhận Đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy thế, sau khi có được giấy chứng nhận này, nhà đầu tư vẫn phải xin các loại giấy phép khác như: Giấy phép xây dựng, giấy phép của các cơ quan quản lý đất đai, giấy phép của cơ quan quản lý môi trường... Giấy chứng nhận đầu tư không thay thế được các giấy phép cần có. Bên cạnh đó, ở mức độ nào đó, Giấy chứng nhận đầu tư còn tạo cho các cơ quan chức năng có cảm giác an toàn một cách giả tạo là doanh nghiệp đã được đăng ký quản lý. Từ đó, dễ dẫn đến việc coi nhẹ công tác hậu kiểm (kiểm tra, quản lý sau cấp phép). Và như thế, rõ ràng là Giấy chứng nhận đầu tư không làm tăng hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài.
Việc quy định giấy phép hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tuy đã tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài (giảm thủ tục hành chính và các loại giấy phép), nhưng nó cũng cho thấy sự bất cập trong quản lý nhà nước với những quan hệ pháp lý mới phát sinh. Chẳng hạn việc đăng ký kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề; việc cấp phép lập chi nhánh của những doanh nghiệp đa ngành nghề này… sẽ phức tạp và lúng túng hơn.
Những vấn đề chưa rõ ràng trong luật Doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng nhiều địa phương lúng túng trong việc cấp phép và quản lý. Chẳng hạn, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt Nam hay góp vốn vào doanh nghiệp đang hoạt động để thực hiện dự án đầu tư, theo đúng quy định của pháp luật hiện hành thì hành vi này thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp vì nó không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, không xuất hiện dự án mới. Và nếu vậy, các thủ tục trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nghĩa là thủ tục rất đơn giản với việc nhà đầu tư nước ngoài đăng ký thay đổi thành viên với cơ quan đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. hay chỉ thực hiện việc đăng ký thay đổi kinh doanh nếu như việc mua bán đó có làm thay đổi các nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thế nhưng với quy định như trong luật doanh nghiệp dễ làm cho người ta hiểu đây là hành vi thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư. Nếu các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về đầu tư cũng hiểu như vậy thì họ sẽ áp dụng những thủ tục và quy trình phức tạp hơn nhiều cho nhà đầu tư nước ngoài.
Thủ tục các loại hồ sơ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài cũng còn có những mâu thuẫn hay khiếm khuyết. Chẳng hạn, Nghị định 108/2006 của Chính phủ quy định trong hồ sơ đăng ký hay đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư thì nhà đầu tư phải nộp kèm hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp. Thế nhưng theo Quyết định 1088/QĐ – BKH ngày 19/10/2006 về các hồ sơ kèm theo lại không có nội dung này. Theo quy định, nhà đầu tư nước ngoài phải có báo cáo năng lực tài chính (nhà đầu tư nước ngoài tự lập ra và tự chịu trách nhiệm) khi vào thực hiện hoạt động đầu tư, thế nhưng phía Việt Nam chưa có những quy định hướng dẫn về nội dung cụ thể của báo cáo này gồm những gì? Cơ chế nào có thể chứng minh năng lực tài chính ấy?
Thứ sáu, thiếu thống nhất trong quản lý nhà nước về Thuế.
Có thể nói một số hướng dẫn về thuế của Bộ Tài chính cho thấy rõ sự thiếu thống nhất trong quản lý nhà nước, trong đó công văn số 13721/BTC-TCT của B...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn :Luận Luận văn Kinh tế 0
E Mô hình quản lý trường trung học phổ thông chuyên đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện : Luận án TS. Luận văn Sư phạm 0
E Mô hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện trong giai đoạn hiện nay : Luận án TS. Luận văn Sư phạm 0
S Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học theo tiếp cận CDIO : Luận án TS Luận văn Sư phạm 0
S Quản lý đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay : Luận án TS. Giáo d Luận văn Sư phạm 0
C Quản lý đào tạo giảng viên Lý luận Chính trị đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới hiện nay : Luận án TS. Luận văn Sư phạm 0
N Quản lý chất lượng đào tạo đại học trong các học viện, trường công an nhân dân : Luận án TS. Giáo dụ Luận văn Sư phạm 0
U Tổ chức quản lý đào tạo liên thông của trường Cao đẳng Cộng đồng trong điều kiện Việt Nam : Luận án Luận văn Sư phạm 0
C Quản lý trường đại học đa phân hiệu ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế -xã hội hiện nay : Luận án TS. Luận văn Sư phạm 0
B Quản lý nhà trường tiểu học Việt Nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức : Luận án TS. Giáo dục học: 62 14 Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top