tu_anh889

New Member
Download Tiểu luận Nghiên cứu pháp luật Việt Nam về tập trung kinh tế và thực tiễn thực hiện

Download miễn phí Tiểu luận Nghiên cứu pháp luật Việt Nam về tập trung kinh tế và thực tiễn thực hiện





MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Nội dung 2
I. Khái quát chung về tập trung kinh tế. 2
II. Quy định của pháp luật Việt Nam về tập trung kinh tế. 2
2.1 Các hình thức tập trung kinh tế theo pháp luật hiện hành. 3
2. 2 Hậu quả pháp lý của tập trung kinh tế 5
III. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về tập trung kinh tế. 8
3.1 Thực tiễn thực hiện các quy định về hình thức tập trung kinh tế. 8
3.2 Thực tiễn thực hiện các quy định về thông báo tập trung kinh tế và xử lý vi phạm. 10
IV. Nhận xét 11
4.1. Những vấn đề bất cập khi áp dụng các quy phạm pháp luật về hiện tượng tập trung kinh tế. 11
4.2. Đề xuất, kiến nghị. 12
Kết bài 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

thiết kế mô hình kiểm soát tập trung kinh tế theo các dạng như các nước trên thế giới mà thiết kế theo các hình thức pháp lý của tập trung kinh tế nhằm tạo cơ sở cho các quy định có liên quan. Theo Điều 16 Luật cạnh tranh do quốc hội ban hành ngày 3/12/2004 thì: “Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: 1. Sáp nhập doanh nghiệp; 2. Hợp nhất doanh nghiệp; 3. Mua lại doanh nghiệp; 4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp; 5. Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.”
2.1 Các hình thức tập trung kinh tế theo pháp luật hiện hành.
Điều 17 Luật cạnh tranh đưa ra khái niệm pháp lý của các hình thức tập trung kinh tế. Các quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định các hình thức tập trung kinh tế theo luật định, phân biệt với các hình thức tích tụ vốn khác. Như vậy, theo quy định pháp luật bao gồm năm hình thức tập trung kinh tế.
2.1.1 Sát nhập doanh nghiệp.
“Sáp nhập doanh nghiệp là một hay một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”. (Điều 17 luật cạnh tranh).
Mô hình: A + B = B’
Như vậy, sau khi sáp nhập, doanh nghiệp bị sáp nhập không còn tồn tại và bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh. Công ty nhận sáp nhận sáp nhập được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp và chịu trách nhiệm về nghĩ vụ của công ty bị sáp nhập.
Định nghĩa về hành vi sáp nhập doanh nghiệp tại khoản 1 Điều 17 Luật cạnh tranh về cơ bản là phù hợp với quy định của Điều 94 của BLDS; Điều 152 Luật doanh nghiệp 2005. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2005 xác định cụ thể việc sáp nhập với tư cách là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp nên pháp luật quy định chủ yếu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp. Trong luật Cạnh tranh sáp nhập là một hình thức tập trung kinh tế nên bị kiểm soát nhằm ngăn ngừa khả năng hình thành doanh nghiệp có sức mạnh trên thị trường và có khả năng thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh.
Hợp nhất doanh nghiệp.
Khoản 2 Điều 17 Luật cạnh tranh quy định: “ hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hay nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.”
Mô hình: A + B = C
Sau khi hợp nhất doanh nghiệp, các doanh nghiệp bị hợp nhất chấm dứt sự tồn tại. Công ty hợp nhất được được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ khác.
Khái niệm này tương tư khái niệm hợp nhất theo Luật doanh nghiệp là cũng làm thay đổi cơ cấu của doanh nghiệp, hình thành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn các doanh nghiệp trước đó.
Mua lại doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 3 Luật cạnh tranh: “mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hay một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hay một ngành nghề củ liên doanh bị mua lại”.
Mua lại doanh nghiệp bao gồm hai trường hợp: mua lại toàn bộ hay một phần doanh nghiệp. Có một số ý kiến cho rằng mua lại doanh nghiệp về bản chất chính là hình thức sáp nhập doanh nghiệp. Bởi vì khi mua lại toàn bộ doanh nghiệp, người mua trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp. Tuy nhiên, ý kiến này vẫn còn là đề tài tranh luận. Mua lại một phần doanh nghiệp được thực hiện dưới hình thức mua tài sản, mua cổ phần của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hay một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Về bản chất pháp lý, mua lại doanh nghiệp là hình thức tập trung kinh tế bằng biện pháp thiết lập quan hệ sở hữu giữa doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại. Việc mua lại không phải là quá trình thống nhất về tổ chức giữa hai doanh nghiệp nói trên. Một số trường hợp mua lại doanh nghiệp khác không được coi là TTKT. Đó là trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng, mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là một năm không bị coi là TTKT nếu doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hay chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hay thực hiện quyền này chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại đó. Quy định này của pháp luật Việt Nam đã có sự tương đồng với pháp luật kiểm soát kinh tế quy định tại khoản 5a Điều 3 của quy chế 139/2004 của liên minh châu Âu.
Về quyền chi phối hay kiểm soát doanh nghiệp bị mua lại, pháp luật cạnh tranh quy định quyền kiểm soát hay chi phối được hiểu là trường hợp doanh nghiệp mua lại dành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị hay ở mức mà theo quy định của pháp luật hay điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp mua lại chi phối các chính sách tài chính. Luật doanh nghiệp năm 2005 không trực tiếp sử dụng thuật ngữ quyền chi phối hay kiểm soát doanh nghiệp khác mà sử dụng quan hệ mẹ - con giữa các công ty để thể hiện mối quan hệ sử hữu. Về ý nghĩa pháp lý, quy định trong hai văn bản luật Cạnh tranh và luật Doanh nghiệp là tương đồng, song về căn cứ xác định và giá trị ứng dụng lại có nhưng khác biệt đáng kể.
Liên doanh giữa các doanh nghiệp
Khoản 4 Điều 17 luật cạnh tranh: “Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hay nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghia vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.”
Liên doanh là dạng liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua việc cùng tham gia thành lập một doanh nghiệp mới. sự tồn tại của doanh nghiệp mới tạo ra mối liên kết giữa các doanh nghiệp tham gia. Xét về bản chất, hoạt động liên doanh đồng nghĩa với họt động góp vốn doanh nghiệp được quy định theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật các tổ chức tín dụng và Luật đầu tư. Do đó, ngoài các quy định của Luật cạnh tranh, hoạt động liên doanh còn chịu sự điều chỉnh bởi các quy định về đăng ký kinh doanh, về thủ tục đăng ký đầu tư hay thẩm tra đầu tư trong các văn bản nói trên.
Có thể nói, hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp và hợp nhất doanh nghiệp cùng nhằm mục đích tạo ra chủ thể pháp lý mới trên thị trường có sức mạnh kinh tế lớn hơn, song sự khác biệt cơ bản giữa hai hành vi được thể hiện ở chỗ: đối với hành vi hợp nhất doanh nghiệp, sau khi chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp để hình thành doanh nghiệp mới thì sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất chấm dứt về mặt pháp lý. Còn đối với hành vi liên doanh, các doanh nghiệp chỉ góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp để hình thành một doanh nghiệp mới, song các donh nghiệp góp vốn liên doanh vẫn tồn tại địa vị pháp lý của mình.
Các hành vi tập trung kinh tế khác.
Đây là cách xây dựng pháp luật phổ biến của Việt Nam khi sử dụng phương pháp liệt kê nhưng vẫn dự phòng một số điều khoản mở. Quy định dự phòng nhằm cho phép bổ sung khi cần th...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top